Diễn đàn Bình tĩnh trước dịch bệnh: Sẽ có những thay đổi sau dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 với tác nhân là vi rút SARS-CoV-2 lan rộng, gây thiệt hại trên phạm vi toàn thế giới, trở thành một thảm họa lớn nhất của nhân loại kể từ chiến tranh thế giới thứ 2.
Lương y Đinh Công Bảy đang viết sách về y học cổ truyền – Ảnh: Dương Dũng Xuân
Ngày 11.3, WHO ra tuyên bố chính thức gọi Covid-19 là “Đại dịch toàn cầu”. Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, viêm gan mãn, tiểu đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì, ung thư…) dễ mắc và bệnh thường nặng hơn.
Trong một thời gian ngắn, các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đã tìm ra cách phát triển các kit chẩn đoán phát hiện nhanh vi rút, nhằm ngăn chặn và khống chế dịch bệnh lây lan. Theo các dữ liệu khoa học, các chủng vi rút Corona nói chung nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, dung môi hòa tan lipid như ete hay chloroform; độ pH thấp, tia cực tím (UV).
Làm việc tại nhà vì Covid-19 có thể khiến các tòa nhà văn phòng chịu cảnh ế ẩm
Ngoài ra, vi rút gây bệnh nói chung và SARS-CoV-2 nói riêng không thể tự sinh sản hay nhân lên mà không có tế bào vật chủ. Chúng cũng không thể tồn tại ngoài môi trường mà không có lớp dung dịch bảo vệ như dịch tiết hầu họng, môi trường nuôi cấy vi rút… Nhiều chương trình nghiên cứu hiện được triển khai khẩn trương trên thế giới, giúp y học hiểu được cách thức mà SARS-CoV-2 hoạt động và bị phá hủy trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Vì vậy, chúng ta tin tưởng rằng SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể được ngăn chặn và tiêu diệt, nếu các biện pháp mà cơ quan y tế của các chính phủ khuyến cáo được mọi người nghiêm túc chấp hành, thực thi đồng bộ và triệt để.
Quan sát và theo dõi tình hình đối phó và phòng chống dịch bệnh của các quốc gia trên toàn cầu, chúng ta ghi nhận rằng: Qua cơn nguy khốn của đại dịch này, phong cách sống của nhân loại (tình nghĩa tương thân tương ái, đơn giản hóa nhu cầu sống, sống thư thả, cách ăn uống, giao tiếp, vệ sinh cơ thể, rèn luyện thể lực, chăm sóc sức khỏe, học tập…) cũng như nhiều lĩnh vực cộng đồng như phát triển kinh tế, phát triển y học dự phòng, chiến lược sản xuất trang thiết bị y tế, phát triển du lịch, quy hoạch kiến trúc xây dựng, phương pháp giáo dục, phương pháp làm việc tại công sở, các công ty, đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ… sẽ có những thay đổi lớn theo hướng tích cực.
Tổng hợp tin dịch bệnh virus corona tối 20.4: Diễn biến Covid-19 ở Việt Nam và thế giới
Trong thời gian tuân thủ các biện pháp vệ sinh, cách ly và giãn cách xã hội, đọc lại những trang sách của các bậc tiền nhân, mới thấy thấm thía ý nghĩa cuộc nhân sinh.
Có lần Khổng Tử đứng trên bờ sông nói rằng: “Cũng như dòng nước này trôi chảy, vạn vật đều đi qua, ngày đêm không ngừng nghỉ” (dịch lại từ Luận Ngữ – Tử Hãn). Còn Lão Tử thì cho rằng gốc của vạn vật là Đạo, là sự biến hóa vô cùng của thiên địa: “Vậy, Đạo lớn, Trời lớn. Đất lớn, Người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn. Mà người là một. Người bắt chước Đất. Đất bắt chước Trời. Trời bắt chước Đạo. Đạo bắt chước Tự nhiên” (Đạo Đức kinh XXV). Trang Tử thì cho rằng thiên địa vạn vật đồng nhất thể và đối đãi nhau: “Trời đất sinh ra cùng một lúc với ta. Vạn vật cùng với ta là một” (Nam Hoa kinh – Tề vật luận).
Sách Hoàng Đế nội kinh, một y thư kinh điển của đông y có viết: “Cho nên người trí khi dưỡng sinh tốt là phải biết cách thuận với tứ thời để thích ứng với nóng lạnh, hòa với sự giận – mừng để ở được yên ổn, tiết chế âm dương để điều hòa được cương – nhu. Như vậy thì tà khí (bệnh tật) không thể xâm phạm, có thể được sống lâu dài”. Trong quyển Vận khí bí điển (Hải Thượng y tông tâm lĩnh), danh y nước ta – Lê Hữu Trác – viết: “Con người khôn hơn muôn vật, làm nên những bậc thông minh thánh trí, cũng đều bẩm thụ bởi tư chất của tạo hóa, chung một khối thống nhất với đất trời”.
Chiều 20/4: Thêm 12 bệnh nhân nhiễm virus corona khỏi bệnh, hơn 4 ngày không có bệnh nhân Covid-19
Ở Tây phương, cách đây gần 2.000 năm, nhà y học Hippocrates cũng đã từng quan niệm: “Người nào muốn thực sự và hoàn toàn được công nhận trong nghệ thuật chữa bệnh, trước hết phải chú ý đến đặc điểm của các mùa. Không những vì các mùa không giống nhau mà còn vì mỗi mùa có thể gây ra các hậu quả rất khác nhau. Rất nhiều điều tùy thuộc vào các hiện tượng trong khí quyển, và tình trạng cơ thể cũng thay đổi tùy theo sự luân phiên của các mùa” (Pizzorno J. – Encyclopedia of Natural Medicine).
Như vậy, dẫn ra đôi chút để hiểu thêm những sự dịch chuyển, biến hóa của đất trời, theo quan niệm người xưa, có cách sống thích hợp, ôn hòa và phòng bệnh là phương thức tốt nhất để tránh được những hệ lụy có thể do thiên nhiên mang lại. Làm được điều này, sẽ yên ổn hơn không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà cả nhân loại!
Lương y ĐINH CÔNG BẢY
(Tổng thư ký Hiệp hội Dược liệu TP.HCM)
Quảng Ninh: Độc đáo cách "bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi" trong dịch COVID -19
Là tỉnh địa đầu Đông Bắc của Tổ Quốc có đường biên giới dài với Trung Quốc, vì thế trong giai đoạn đầu công tác phòng chống dịch COVID -19, tỉnh Quảng Ninh được xác định là trọng điểm và luôn trong tình trạng "nóng". Cả hệ thống chính trị của địa phương này đã vào cuộc tích cực, hiệu quả và tạo ra những "điểm nhấn" riêng.
Trong những điều này, chủ trương 100% người dân Quảng Ninh được thăm khám, sàng lọc dịch bệnh, lập hồ sơ điện tử theo dõi sức khỏe để phòng chống dịch bệnh COVID -19 đã đưa Quảng Ninh là tỉnh đi đầu cả nước trong việc tạo "lá chắn" bảo vệ sức khoẻ người dân.
Theo báo cáo của ngành Y tế Quảng Ninh, đến nay các địa phương của tỉnh đã cơ bản thực hiện thăm khám, sàng lọc, thực hiện kê khai tờ khai y tế để phòng dịch bệnh cho người dân trên địa bàn với tỷ lệ đạt 98%. Đáng lưu ý, trong số các địa phương này, Móng Cái là địa phương đi đầu khi thực hiện kiểm tra và sàng lọc sức khoẻ người dân trong một thời gian kỷ lục - 7 ngày cho 17 xã, phường, kể cả xã vùng biên.
Cán bộ y tế TP. Móng Cái đến từng hộ gia đình thực hiện khám sức khoẻ, đo thật nhiệt và kê khai hồ sơ sức khoẻ
Bác Vũ Văn Thuý, 82 tuổi ở số nhà 27 phố Chu Văn An, Tp. Móng Cái cho biết, qua đài báo chúng tôi cũng được biết bệnh COVID -19 nguy hiểm với người già, người mắc các bệnh nền như Tăng huyết áp, tiểu đường...Việc được cán bộ y tế đến tận nhà thăm khám sức khoẻ và đo thân nhiệt như thế này tôi thấy rất tốt. Vừa quản lý được sức khoẻ cho người già lại vừa giải đáp những thắc mắc về bệnh COVID -19 nếu người dân hỏi. Theo tôi, đây là chủ trương rất đúng đắn hợp tình, hợp lý.
Bác Vũ Văn Thuý rất hài lòng với chủ trương của tỉnh và thành phố
Bà Nguyễn Thu Hương, Phó chủ tịch UBND thành phố Móng Cái cho biết: ngay từ đầu mùa dịch COVID -19, toàn bộ hệ thống chính trị của Móng Cái đã vào cuộc quyết liệt, đồng tâm. Đặc biệt, TP đã triển khai đồng loạt khám sức khoẻ toàn dân và hoàn thành trong vòng đúng 7 ngày.
Chia sẻ rõ hơn về điều này, BS. Hoàng Thị Xuyến, Trưởng phòng Y tế Tp. Móng Cái cho hay, từ năm 2017 tỉnh Quảng Ninh đã triển khai mô hình khám sức khoẻ toàn dân và chúng tôi đã cập nhật cơ sở dữ liệu sẵn có. Trên cơ sở đó, ngay sau khi có yêu cầu từ cấp trên, Móng Cái đã huy động tổng lực khám sàng lọc cho người dân của 17 xã, phường trên địa bàn. Đội ngũ y tế được huy động toàn bộ và huy động thêm đội ngũ y tế trường học, y tế các tổ, thôn với khoảng 160 người "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để khám sàng lọc và đưa vào diện quản lý sức khoẻ.
Kết quả, toàn thành phố đã khám và phát hiện trên địa bàn có 1855 người bị THA; 565 người bị Đái tháo đường, số bệnh nhân ung thư là 220, Hen phế quản và viêm phổi là 111 người...
Trong số những người bị các bệnh mãn tính, bệnh nền nói trên, đội ngũ y tế cũng đã sàng lọc được các đối tượng bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên mắc các bệnh mãn tính, bệnh lý nền, cụ thể là : 357 người THA, 160 người ĐTĐ, Hen phế quản 21 người, ung thư 131 người.
Nhân viên y tế đến tận nhà khám sàng lọc đưa vào hồ sơ theo dõi sức khoẻ điện tử để quản lý và phòng chống bệnh COVID -19
Theo BS. Xuyến, các đối tượng người cao tuổi lại mắc các bệnh lý mãn tính theo khuyến cáo của Bộ Y tế là những đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, đặc biệt là trong đợt dịch COVID -19. Vì thế, qua công tác khám sàng lọc cán bộ y tế tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính hạn chế ra khỏi nhà. Nếu có vấn đề sức khoẻ liên lạc ngay với cơ quan y tế. Cơ quan y tế sẽ cử người đến khám tại nhà, nếu bệnh diễn tiến nặng có thể đưa đến trạm y tế xã, trường hợp quá nặng và thực sự cần thiết mới chuyển đến Trung tâm y tế.
"Một trong những điểm thuận lợi của Móng Cái đó là thành phố đã thực hiện quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử từ năm 2017 nên bây giờ chỉ cập nhật bổ sung phần "sàng lọc sức khoẻ phòng, chống COVID". Do vậy, chúng tôi làm cũng rất nhanh. Ngoài những nỗ lực của anh em trong ngành y tế, các đội phòng chống dịch ở xã, phường, để thực hiện được công việc này nhanh nhất chúng tôi có sự chung tay góp sức của tất cả các ban ngành của thành phố. Đặc biệt là các giáo viên trong thời gian nghỉ dậy đã tham gia giúp cán bộ y tế nhập số liệu vào hồ sơ điện tử. Chống dịch như chống giặc chưa bao giờ tôi thấy mọi công việc dù nhiều, dù bận rộn vất vả nhưng lại làm nhanh đến thế. Chỉ cần nhận lệnh qua điện thoại là cả đội ngũ lập tức lên đường thực hiện nhiệm vụ toả đi các hướng, bất kể thời gian", BS Xuyến tâm sự.
Nhờ việc quản lý sức khoẻ toàn dân và thực hiện khai tờ khai y tế, Quảng Ninh đã chủ động, kịp thời trong công tác phòng chống dịch. Điều quan trọng là với mô hình này, sức khỏe của những người cao tuổi có bệnh lý nền nói riêng được "bảo vệ" và sức khoẻ của từng người dân cũng được đảm bảo. Đây chính là "lá chắn" ngăn chặn các loại virus mà Quảng Ninh đang thực hiện cho thấy hiệu quả rõ rệt.
H.Nguyên
Sơn Lôi trước ngày hết cách ly phòng dịch Covid -19 Đúng 0 giờ ngày 4/3, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bắt đầu những ngày tháng trở lại cuộc sống thường nhật, hết thời hạn 20 ngày khoanh vùng, cách ly phòng chống, ngăn chặn dịch Covid -19. Cuộc sống những ngày xã bị phong tỏa cho đến trước giờ G - thời điểm trở lại mọi sinh hoạt...