Diễn đàn ASEAN – Hàn Quốc 2023: Cần mở rộng phạm vi và chiều sâu hợp tác
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, “ Diễn đàn ASEAN – Hàn Quốc 2023″ đã được tổ chức tại Đại học Sogang ở Seoul với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng, quan chức chính phủ Hàn Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN.
Các đại biểu, khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn.
Với chủ đề “Nâng cao quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi”, diễn đàn do Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Đông Á đồng tổ chức đã tập trung thảo luận về các vấn đề quan trọng của khu vực và hoạt động kỷ niệm 35 năm quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN – Hàn Quốc.
Phát biểu khai mạc, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc Kim Hae-yong nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Hàn Quốc với các quốc gia ASEAN và tầm quan trọng của Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc – ASEAN. Ông Kim cho rằng những bất ổn và phức tạp ngày càng tăng trong các vấn đề toàn cầu đã khiến các nước khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn xích lại gần nhau hơn. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Chiến lược vì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng. Nhận thức được tầm quan trọng của ASEAN trong khu vực rộng lớn này, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc – ASEAN (KASI), đồng thời cam kết tăng gấp đôi đóng góp của nước này cho Quỹ hợp tác ASEAN – Hàn Quốc vào năm 2027.
Tổng thư ký Kim nhấn mạnh kỳ vọng ASEAN và Hàn Quốc sẽ mở rộng phạm vi và chiều sâu hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại và đầu tư, văn hóa và du lịch cũng như giao lưu nhân dân.
Video đang HOT
Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN (KASI) là chính sách khu vực được thiết kế riêng cho đối tác cốt lõi ASEAN trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hàn Quốc. Các diễn giả tham gia “Diễn đàn ASEAN – Hàn Quốc 2023″ tập trung thảo luận nhằm tìm giải pháp nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Hàn Quốc, giải quyết các quan điểm đa dạng về mối quan hệ quan trọng này. Diễn đàn bao gồm các phiên thảo luận về quan điểm chính sách, những thách thức mới nổi và cách thức duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược ASEAN – Hàn Quốc.
Ông Hassan Wirajuda, cựu Ngoại trưởng Indonesia và hiện là Trưởng khoa Luật và Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Prasetiya Mulya nêu rõ ASEAN, hiện là nền kinh tế lớn thứ năm toàn cầu, đang trên đà vươn lên vị trí thứ tư vào năm 2030; đồng thời ông cũng nêu bật quan hệ tương tác đa chiều giữa ASEAN và Hàn Quốc.
Quang cảnh Diễn đàn ASEAN – Hàn Quốc 2023.
Cũng tại diễn đàn lần này, Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc đã tiến hành lễ trao giải “Cuộc thi tiểu luận học thuật ASEAN – Hàn Quốc 2023″. Theo đó, những người chiến thắng trình bày bài luận của mình và chia sẻ quan điểm của giới trẻ về quan hệ đối tác ASEAN – Hàn Quốc với tư cách là những nhân tố tương lai trong quan hệ ASEAN – Hàn Quốc.
Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 35 năm thiết lập Quan hệ đối tác đối thoại ASEAN – Hàn Quốc và cả hai bên nhất trí nâng tầm quan hệ đối tác lên Đối tác chiến lược toàn diện trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 24.
ASEAN và Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối tác đối thoại theo lĩnh vực vào năm 1989, chính thức nâng cấp thành đối tác đối thoại đầy đủ vào năm 1991. Năm 2004, hai bên nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới khi ký Tuyên bố chung về Hợp tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc. Đến năm 2010, mối quan hệ lại được nâng lên thành đối tác chiến lược và thông qua Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Chiến lược vì Hòa bình và Thịnh vượng.
Trung Quốc đáp trả gay gắt chỉ trích của NATO
Bắc Kinh đáp trả các cáo buộc mới nhất của NATO rằng Trung Quốc thách thức lợi ích và an ninh của nhóm.
Theo Reuters, phía Trung Quốc khẳng định sẽ bảo vệ các lợi ích của mình, đồng thời phản đối bất kỳ nỗ lực nào của NATO nhằm mở rộng sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tuyên bố này nhằm đáp trả thông cáo với ngôn từ mạnh mẽ được NATO đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Lithuania hôm 11-7.
Một lá cờ Trung Quốc tung bay ở Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS
NATO cáo buộc Trung Quốc đã thách thức các lợi ích, an ninh và giá trị của tổ chức này bằng "các tham vọng và chính sách cưỡng chế".
NATO cho rằng Trung Quốc đang sử dụng một loạt công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường dấu ấn toàn cầu và sức mạnh của kế hoạch, trong khi vẫn không minh bạch về chiến lược, ý định và việc xây dựng quân đội của mình
Liên minh cũng cáo buộc Trung Quốc đưa thông tin sai lệch trên không gian mạng, nhắm vào thành viên NATO và gây tổn hại cho liên minh.
Theo South China Morning Post, đây là lời chỉ trích mạnh mẽ nhất mà NATO từng đưa ra với Trung Quốc. Bản thông cáo cũng nhắm vào "quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc" của Trung Quốc và Nga.
Reuters dẫn lời tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên tại hội nghị thượng đỉnh rằng mặc dù Trung Quốc không phải "đối thủ" của NATO nhưng nước này đang "thách thức các trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", với các hành động mà NATO liệt kê là không lên án Nga trong xung đột tại Ukraine, đe dọa Đài Loan (Trung Quốc)...
ASEAN cam kết hợp tác cùng có lợi với Australia Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, nước Chủ tịch ASEAN 2023 Indonesia nhấn mạnh cam kết của ASEAN tiếp tục xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với Australia. Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia lần thứ 3. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN - Australia lần thứ 3 diễn ra...