Diễn biến vụ ‘táo kiện lê’: Dường như đã bước vào giai đoạn thương lượng
Apple và Prepear gần đây đã tiến hành các cuộc đàm phán để dàn xếp về vấn đề logo hình quả lê gây tranh cãi của ứng dụng lập kế hoạch bữa ăn, một thiết kế mà gã khổng lồ công nghệ cho rằng nó quá giống với nhãn hiệu quả táo mang tính biểu tượng của chính họ.
Vào tháng 8 vừa qua, nhà sản xuất iPhone đã tỏ ra khó chịu khi chính thức lên tiếng phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu từ công ty lập kế hoạch bữa ăn Super Healthy Kids, sau khi công ty này đệ trình một hình minh họa là quả lê tối giản đi cùng với ứng dụng có tên Prepear. Theo Apple, logo quả lê quá giống với “Logo Apple nổi tiếng” và “tạo ra ấn tượng thương mại tương tự”.
Đáp trả, Prepear cáo buộc Apple đã sử dụng chiến thuật “bắt nạt” khiến công ty tiêu tốn “hàng nghìn USD” và dẫn đến việc sa thải ít nhất một nhân viên. Người đồng sáng lập Prepear và COO Russell Monson đã đưa ra một bản kiến nghị để “cứu quả lê” và “chấm dứt sự phản đối quyết liệt của Apple đối với các doanh nghiệp có logo trái cây”.
“Apple đã phản đối các doanh nghiệp nhỏ có logo liên quan đến trái cây bằng cách bắt đầu hành động pháp lý tốn kém ngay cả khi những logo đó trông không giống logo của Apple hoặc không cùng ngành nghề kinh doanh với Apple” , đơn kiến nghị viết.
Cho đến nay, lời kêu gọi trực tuyến này đã thu hút được gần 270.000 chữ ký.
Tuy nhiên, câu chuyện có thể sớm kết thúc khi Hội đồng xét xử và khiếu nại về nhãn hiệu của Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ vào tuần trước thông báo Apple và Prepear đã đàm phán để giải quyết vấn đề.
Mặc dù bị đình chỉ 30 ngày nhưng một trong hai bên có thể tiếp tục vụ kiện bất cứ lúc nào. Nếu không có tin tức gì thêm từ cả hai bên, vụ kiện sẽ tự động tiếp tục vào ngày 23/1/2021.
Video đang HOT
Nếu không thể đạt được quyết định phân xử cuối cùng, tranh chấp dường như sẽ bị trì hoãn trong một khoảng thời gian. Việc tiết lộ sơ bộ trước khi xét xử sẽ bắt đầu vào tháng 3 năm tới, phán quyết sẽ bắt đầu vào tháng 10 và hai bên có thể được yêu cầu điều trần vào tháng 12/2021.
Microsoft gây phẫn nộ khi 'bắt nạt' thanh niên 17 tuổi vì dùng tên 'Mikerowesoft', bồi thường 'hẳn' 10 USD để dừng hoạt động
Trò chơi chữ của Mike Rowe suýt nữa đem về cho anh chàng 10.000 USD từ Microsoft.
Năm 2003, Mike Rowe là một cậu sinh viên Canada 17 tuổi bình thường. Giống như các bạn cùng trang lứa, vì muốn có thêm thu nhập, Mike mở dịch vụ thiết kế đồ họa. Khi đó, Internet đang bùng nổ và anh nhận ra rằng đây là nơi tốt nhất để trưng bày tác phẩm. Anh lập một trang web nhỏ và đăng tải toàn bộ thiết kế của mình.
Vốn là người có tính hài hước, Mike muốn tên của trang web sáng tạo hơn để thu hút người xem. Một lần, anh phát hiện rằng khi "Mike Rowe" được đọc nhanh, nó nghe như từ "micro". Vì vậy, anh mua tên miền "mikerowesoft.com" vào tháng 8/2003.
Anh chàng sinh viên Mike Rowe.
Cái tên này nghe giống như gã khổng lồ phần mềm Microsoft, chỉ khác về các ký tự. Mike đã chơi chữ để đặt một cái tên thú vị cho đứa con tinh thần của mình. Mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ, nhưng 3 tháng sau, Mike nhận được một lá thư từ Smart & Biggar, bộ phận pháp lý của Microsoft, nói rằng anh nên dừng hoạt động trang web trên vì vi phạm nhãn hiệu. Đổi lại, công ty sẽ bồi thường cho anh số tiền 10 USD.
Đây là chi phí mà Mike bỏ ra để mua tên miền đó, không hơn không kém. Trong lá thư đáp trả, cậu sinh viên đã phản đối và yêu cầu thêm 3 số 0 vào sau con số 10 USD mà Microsoft đưa ra nếu họ muốn anh đóng cửa "mikerowesoft.com". Mike nói rằng anh đã làm việc rất chăm chỉ với trang web này nhưng có thể từ bỏ nó với 10.000 USD.
Smart & Biggar đã trả lời bằng một bức thư dài 25 trang, yêu cầu Mike nhận tội "lừa đảo qua mạng và bắt Microsoft phải trả thêm tiền". Về phần mình, Mike khá bối rối vì anh chỉ có 1.000 USD để thuê luật sư trong khi Microsoft có hàng tỷ USD.
Sự việc nhanh chóng được truyền thông chú ý. Mọi người đều ủng hộ cậu thanh niên 17 tuổi đang cố gắng kiếm tiền bằng công việc làm thêm của mình. Mike trở thành tâm điểm chú ý chỉ sau một đêm. Trang web của anh nhận được rất nhiều lượt truy cập từ khắp nơi trên thế giới.
Các trang báo lớn đồng loạt "giật tít" với hàm ý Microsoft đang "bắt nạt" một cậu sinh viên 17 tuổi:
"Cậu sinh viên chiến đấu để giữ tên miền MikeRowesoft.com" - CNN.
"Gã khổng lồ phần mềm đe dọa Mikerowesoft.com" - ZDNet.
"Microsoft không 'soft' (nhẹ tay) với Mike Rowe" - Cbsnews.
Microsoft hứng chịu chỉ trích vì "bắt nạt" một cậu sinh viên.
Ngay khi câu chuyện trở nên viral, mọi người đều đứng về phía Mike và chỉ trích Microsoft vì đã "ra tay" quá dữ dội với một cậu sinh viên 17 tuổi. Chỉ trong 12 giờ, trang web của Mike có hơn 250.000 lượt xem, gây ra sự cố máy chủ.
Khi đó, một công ty lưu trữ đã hỗ trợ Mike đưa trang web lên máy chủ của họ miễn phí. Thậm chí còn có người quyên góp tiền để Mike có thêm tiền thuê luật sư bào chữa. Chưa dừng lại ở đó, rất nhiều công ty luật đã nhận bào chữa miễn phí cho cậu sinh viên này.
Trong khi đó, Microsoft vẫn tiếp tục cáo buộc Mike "cố gắng duy trì trang web để đòi số tiền lớn hơn". Nhưng họ lại càng bị chỉ trích dữ dội. Mike đáp trả: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tên miền của mình gây ra rắc rối như vậy, Tôi chỉ nghĩ đó là một cái tên thú vị cho công việc kinh doanh bán thời gian nhỏ bé của mình".
Sau một thời gian "lời qua tiếng lại", Mike đã chấp nhận đề nghị dàn xếp của Microsoft: Bỏ tên miền của mình để đổi lấy một bộ máy chơi game Xbox.
Jim Desler, phát ngôn viên của Microsoft chia sẻ: "Chúng tôi tin rằng cậu ấy là một chàng trai trẻ sáng giá và có tiềm năng lớn. Mike sẽ chọn một cái tên mới và chúng tôi sẽ giúp chuyển hướng bất kỳ lưu lượng truy cập nào đến trang web mới của cậu ấy để đảm bảo không bỏ lỡ các cơ hội làm ăn". Ngoài ra, Microsft còn mời Mike và cha mẹ anh đến tham quan trụ sở của công ty ở Washington.
Mike không bình luận gì thêm về thỏa thuận trên. Anh chỉ viết trên trang web: "Tôi xin lỗi vì gần đây không đăng tải nhiều tin tức. Tôi đang khá bận rộn với trường học, các kỳ thi, trang web mới và giải quyết nốt vấn đề với Microsoft".
Để bào chữa cho sự "bắt nạt" của mình, Microsoft nói: "Chúng tôi rất coi trọng nhạn hiệu của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có lẽ chúng tôi đã hơi quá khắt khe".
Pokemon Go đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc dù bị cấm Nintendo đã đăng ký hai nhãn hiệu bằng tiếng Trung liên quan đến game Pokemon Go, dù game này không được phép hoạt động tại Trung Quốc. Đơn xin đăng ký thương hiệu được Nintendo gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc vào tháng trước. Cục này cũng ghi nhận, công ty game Nhật Bản đã gửi hàng chục...