Điện Biên: Trồng rau mùa nào thức nấy-bí quyết có tiền quanh năm
Gắn bó hơn 30 năm với nghề trồng các loại rau, mùa nào thức nấy, chị Lê Thị Thọ, đội 19 ( xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho cả gia đình.
Chỉ với 1,3 ha đất mà chị Thọ trồng đủ thứ rau xanh mơn mởn, như: Rau cải ngọt, cải ngồng, rau xà lách, cà pháo, hành lá và các loại rau thơm. Mùa nào rau đó, mùa nào thức nấy, chị không để đất nghỉ lấy 1 ngày.
Vườn rau của chị Thọ có vị trí cao, dốc thoai thoải, mùa mưa không ngập úng, mùa khô đất vẫn tơi ẩm. Chính vì địa hình, chất đất với nguồn nước giếng khoan sẵn có mà vườn rau của chị luôn cho sản lượng cũng như chất lượng rất tốt.
Vườn rau xanh mơn mởn, đủ các loại rau của gia đình chị Thọ.
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau, chị Thọ nói: “Trồng rau là công việc không nặng nhọc gì chỉ có cái mất nhiều thời gian ngoài vườn. Trồng rau, ngoài yêu cầu phải hiểu về các loại rau thì cứ mùa nào trồng rau ấy. Khi rau đến thời gian thu hoạch thì thu hết 1 lượt cả luống, sau đó xới cải tạo lại đất, bón phân chuồng ủ hoai, phủ rơm rạ lên cho đất không bị khô. Sau 2 đến 5 ngày thì bắt đầu gieo trồng lượt rau mới”.
Mùa nào rau đó, chị Thọ trồng rau quanh năm qua các mùa. Tiếp tục chia chia sẻ về kinh nghiệm trồng rau, chị Thọ cho hay: “Thời vụ trồng rau thuận lợi nhất khoảng từ tháng 6 đến tháng 3 âm lịch. Vì lúc đó thời tiết mát mẻ, độ ẩm đất thuận lợi để rau phát triển cho năng suất cao, giá cả ổn định…”.
Theo chị Thọ, rau chị trồng chủ yếu tưới phân chuồng ủ hoai nên không mấy khi sâu bệnh, trong quá trình trồng nếu xuất hiện sâu bệnh nhiều trên diện rộng thì chị sử dụng các sản phẩm sinh học chuyên dùng cho rau của những công ty uy tín để phun xử lý cho rau. Một năm sử dụng vôi bột 2 đến 3 lần để đất không bị chai sạn bạc màu…
Trồng hành lá thời gian ngắn, cho năng xuất cao mà lại mất ít thời gian chăm sóc. Mỗi ngày 2 lần, chị Thọ chỉ cần tưới nước giếng khoan là hành phát triển tốt xanh rì.
Video đang HOT
Giống cà pháo siêu quả, cây trồng 1 tháng đã bắt đầu ra hoa và cho quả liên tục từ 9 đến 10 tháng. Giá cà pháo dao động từ 7.000-10.000 đồng/kg.
Theo chị Thọ, rau mồng tơi là một trong những loại rau chị lựa chọn trồng trên diện tích lớn. Vì nhu cầu sử dụng cao của người tiêu dùng cũng như bán được giá.
Hàng ngày chị Thọ chỉ thu hoạch rau sau đó để gọn lại rồi xuất bán thẳng cho các thương lái trong địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và các huyện lân cận. Mỗi ngày chị xuất bán khoảng 50kg đến 1 tạ rau, củ, quả thực phẩm các loại với giá từ 7.000-12.000 đồng/kg tùy loại.
Với thâm niên hơn 30 năm trồng rau, chị Thọ đã được nhiều người biết đến với mô hình trồng rau sạch, an toàn, và chị là một trong những nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” của xã Thanh Hưng, Huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên).
Theo Danviet
Yên Bái: Trồng rau an toàn ăn tại chỗ, lại thu chục triệu mỗi tháng
Nhận thấy người dùng ngày càng quan tâm và ưu tiên lựa chọn rau an toàn, anh Đinh Xuân Trung (xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã mạnh dạn đầu tư trên 700 triệu đồng dựng nhà lưới, trồng rau an toàn. Từ quyết định này, hiện anh thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng từ mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới.
PV Dân Việt có dịp đến khu nhà lưới trồng rau an toàn của anh Đinh Xuân Trung tại xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vào một ngày đầu tháng 2. Trong khu nhà lưới với diện tích hơn 1.500m2 là đủ các loại rau, quả an toàn theo mùa, trái mùa được anh Trung trồng.
Anh Đinh Xuân Trung kiểm tra rau giống trước khi đưa vào trồng.
Theo anh Đinh Xuân Trung, năm 2018, anh mạnh dạn đầu tư trên 700 triệu đồng để xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn. Anh Trung cho biết: "Tuy trồng rau an toàn trong nhà lưới cần vốn đầu tư ban đầu cao, nhưng hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm và ưu tiên lựa chọn những loại rau an toàn, bởi vậy tôi vẫn quyết định đầu tư và thực hiện...".
Theo anh Trung, do đây là mô hình nhà lưới đầu tiên ở địa phương nên khi bắt tay vào thực hiện, anh cũng gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt về kỹ thuật trồng rau cũng như kinh nghiệm trồng rau. Do đó anh đã đi tham quan, học tập tại kinh nghiệm trồng rau an toàn ở tỉnh Phú Thọ, TP Hà Nội để về áp dụng cho mô hình nhà lưới của mình...
Nhiệt độ trong nhà lưới luôn cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 2 đến 4 độ C, do đó anh Trung có thể trồng rau, quả trái mùa, rau trái vụ để bán được giá cao, tránh dội chợ, giúp tăng thu nhập.
Anh Trung cho biết, ngay cả đất để trồng rau, anh cũng cho máy xúc bóc hết lớp đất mặt do lo ngại bị nhiễm hóa chất, rồi chuyển đất bùn ao và đất phù sa từ nơi khác đến. Nhiệt độ trong nhà lưới cũng luôn cao hơn nhiệt độ trung bình ngoài trời khoảng 2 đến 4 độ C, do đó anh có thể trồng các loại rau, quả trái vụ. Từ đó, các sản phẩm rau, quả trái vụ dễ tiêu thụ và thu nhập cũng cao hơn.
"Tất cả quá trình trồng, chăm sóc, đến khi thu hoạch rau đều được chúng tôi ghi chép đầy đủ, qua đó quản lý được lượng phân bón, thuốc BVTV nhằm đảm bảo rau có chất lượng tốt nhất", anh Trung cho biết.
Vừa trực tiếp ngắt quả dưa chuột trên giàn, cắn ngon lành, anh Trung vừa chia sẻ: "Các loại phân bón, thuốc dùng tại đây đều là sản phẩm sinh học, không hề có hóa chất, chúng tôi đảm bảo rau, quả đến tay người tiêu dùng luôn an toàn".
Anh Trung trực tiếp hái và ăn dưa chuột ngay tại vườn.
Cũng theo anh Trung, nhờ áp dụng công nghệ cao, các loại rau, củ, quả trong nhà lưới không bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên năng suất, chất lượng cao, sâu bệnh giảm, hiệu quả kinh tế tăng gấp nhiều lần so với cách canh tác truyền thống. Bình quân mỗi tháng, anh thu lợi nhuận trên 20 triệu đồng từ mô hình trồng rau trong nhà lưới này.
Ngoài ra, hiện nay, vườn rau trong nhà lưới của anh chủ yếu cung cấp rau, quả cho các cửa hàng thực phẩm an toàn tại huyện Văn Yên, các trường học, nhà máy trên địa bàn xã.
Công việc không quá nặng nhọc nhưng bà Ý-lao động trồng rau tại trang trại rau an toàn của nhà anh Trung vẫn có thu nhập 5 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế gia đình, mô hình sản xuất nông nghiệp của anh Trung còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động và một số lao động thời vụ, đóng góp vào công tác xóa đói giảm nghèo cho bà con địa phương.
Bà Trương Thị Ý (xã Yên Hợp) cho biết: "Chúng tôi được thuê làm ở đây, công việc cũng như những việc nhà nông thường ngày, nhưng có phần còn nhẹ nhàng hơn vì đã được tự động, như việc tưới cây, tôi chỉ việc mở van nước, ấn công tắc là sẽ tự phun tưới cho cả khu vườn. Tuy công việc không quá nặng nhọc nhưng chúng tôi cũng được trả lương bình quân 5 triệu đồng/tháng".
Hệ thống tưới tự động của vườn rau.
Các sản phẩm rau, quả từ vườn nhà lưới của anh Trung luôn nhận được sự tin tưởng từ người tiêu dùng.
"Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình trồng rau an toàn địa canh và đầu tư thêm hệ thống trồng rau thủy canh để tận dụng tối đa không gian của nhà lưới, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích. Tôi cũng rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam,. Từ những đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân này đã giúp chúng tôi giải quyết một phần khó khăn về vốn đầu tư ban đầu của gia đình", anh Trung cho biết thêm.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Cao Văn Chỉ, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục cho hội viên, nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa phương bạn, tiếp cận các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm của nông dân. Đồng thời vận động nông dân sản xuất hàng hóa theo mô hình tập trung, thành lập các HTX tạo liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm".
Theo Danviet
Hội góp công tạo sức bật cho nông thôn mới Đồng Nai Mười năm qua, việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được các cấp Hội ND tỉnh Đồng Nai thực hiện đồng bộ với nhiều hình thức, nội dung phù hợp, đạt được những kết quả quan trọng. Đồng Nai là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM vào năm 2019;...