“Điện Biên Phủ trên không”: Con người đã thắng vũ khí!
Nhắc lại những ngày tháng oanh liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ năm 1972 để ghi nhớ từng thời khắc mất mát đau thương, mà khi đó dân tộc đã mạnh mẽ vượt qua bằng bản lĩnh Việt Nam.
Chiến dịch Linebacker II cuối năm 1972 của đế quốc Mỹ đã để lại cho Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên những vết thương lớn. Cả phố Khâm Thiên dài 1.170 m gần như bị san phẳng. Ngôi nhà số 51 có gia đình 7 người không còn ai sống sót trong đợt ném bom rải thảm tàn khốc đêm 26/12/1972 trong chiến dịch kéo dài 12 ngày đêm.
Nhưng, cả Hà Nội trở thành pháo đài, quân và dân đã chiến đấu anh dũng, đế quốc Mỹ phải lùi bước. Chiến thắng này một lần nữa thể hiện khí phách quật cường dân tộc, trở thành một “Điện Biên Phủ trên không” vang dội thế giới. Điều đó khẳng định, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù, và “con người đã thắng vũ khí; chí nhân đã thắng tàn bạo; chính nghĩa đã thắng phi nghĩa” như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói.
Những người từng một thời trải qua trận bom khốc liệt năm 1972 đang xem lại các hiện vật của trận chiến tại Bảo tàng chiến thắng B-52.
Xác một chiếc máy bay ném bom chiến lược B 52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. Trong đợt ném bom mang tính hủy diệt kéo dài 12 ngày đêm, từ 18 đến 30/12/1972 đã có 34 chiếc B-52 bị bắn hạ.
Thương binh Nguyễn Hoàng Giác loại 1/4 đang hồi tưởng lại những chiến công của đồng đội qua những hiện vật tại Bảo tàng chiến thắng B 52.
Video đang HOT
Hình ảnh mô tả sở chỉ huy phòng không nhân dân thành phố Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không.
Xác 1 trong 5 chiếc máy bay cường kích F111 “cánh cụp cánh xòe” mà không quân Mỹ cho là không thể bị bắn hạ. Tổng số các loại máy bay bị bắn rơi trong trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm năm 1972 là 81 chiếc.
Khẩu súng máy phòng không 14,5mm của liên đội tự vệ Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng sử dụng tham gia chiến đấu bắn hạ 1 máy bay F111 đêm 22/12/1972.
Gia đình bà Đoàn Thị Mão ở ngõ Khâm Đức, ngõ Chợ Khâm Thiên bị trúng bom B-52 vào đêm 26/12/1972, khi đó cả gia đình bà gồm 9 người đang nằm trong hầm trú ẩn ở trong nhà nhưng may mắn thoát nạn, vì nắp hầm được gia cố bằng các tấm phản gỗ, chăn bông và bao trấu.
Di ảnh những liệt sĩ đã hi sinh tại phố Khâm Thiên đêm 26/12/1972. Trong trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 26/12/1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà bị san phẳng.
Xác những quả bom Mỹ tại Bảo tàng chiến thắng B 52. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ năm 1969 đến năm 1971, và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh.
Tượng đài Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ được dựng lên sau trận bom rải thảm đêm 26/12/1972 tại phố Khâm Thiên. Nơi đây đã chứng kiến một gia đình 7 người không còn ai sống sót.
Bà con dân phố thắp nhang tưởng nhớ đến những nạn nhân trong đêm 26/12/1972 trong tượng đài.
Nhà 201 phố Trương Định (quận Hoàng Mai – Hà Nội) là nơi 1 chiếc B 52 bị bắn rơi lúc 22h32′ ngày 26/12/1972 bởi Tiểu đoàn 76, Trung đoàn tên lửa 257 (Đoàn Cờ Đỏ), Sư đoàn phòng không 361, Quân chủng phòng không – Không quân ở trận địa Dưỡng Tế (Lĩnh Nam – Hà Nội).
Còn đây là xác máy bay B-52 bị bắn rơi trên hồ Hữu Tiệp làng Ngọc Hà – Hà Nội đã trở thành di tích lịch sử.
Làng Ngọc Hà tuy không phải trọng tâm của đợt ném bom rải thảm khốc liệt, nhưng đã chứng kiến một trong những “pháo đài bay” tối tân của không quân Mỹ phải trả giá.
Theo dantri
Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" đã trở thành thành ngữ tự hào của dân tộc sau trận chiến trên bầu trời Hà Nội do đế quốc Mỹ phát động với âm mưu muốn "Hà Nội phải quỳ gối". Lùi lại 40 năm, việc nhìn nhận cuộc chiến lịch sử này liệu có gì thay đổi? Liệu có bí mật gì mà bây giờ mới được nhắc tới?
Lưới lửa của Đại đội 2, Đơn vị quyết thắng pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô bắn rơi máy bay Mỹ. Ảnh: T.L
Nếu các nhân chứng lịch sử bây giờ mà không hé lộ, thì càng về sau sẽ càng khó, bởi sự khắc nghiệt của thời gian, họ sẽ lần lượt ra đi. Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời phần nào đó cho một số câu hỏi được đặt ra.
Bài 1: Đòn cân não của Mỹ
Ngày 14.12.1972, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Nixon khẳng định: "Sẽ sử dụng B.52 rải thảm bom vào Hà Nội để vừa hủy diệt vừa uy hiếp và bắt Hà Nội phải quỳ gối xin ký hiệp định do ta đưa ra". Nhưng cuối cùng, thay vì "Hà Nội phải quỳ gối...", chính đế quốc Mỹ đã phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản mà chúng ta đưa ra.
Nhận định thiên tài của Bác Hồ
Cuối tháng 11.1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - khẳng định: Âm mưu của đế quốc Mỹ cho B.52 đánh thủ đô Hà Nội là hành động gây sức ép cuối cùng để buộc chúng ta phải nhân nhượng. Vì vậy, chúng ta phải cương quyết đánh thắng chúng trên bầu trời thủ đô.
Điều đặc biệt là, không phải đến những tháng cuối năm 1972 nóng bỏng ở trên chiến trường cũng như ở Hội nghị Paris, mà ngay từ đầu xuân 1968, Bác Hồ đã có những nhận định thiên tài. Lúc triệu tập đồng chí Phùng Thế Tài - Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN và đồng chí Đặng Tính - Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân chủng PKKQ - đến báo cáo tình hình, Bác đã nhận định: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước tình huống này càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị... Ở Việt Nam, Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội".
Nixon: Thế giới nghĩ tôi là người điên rồ cũng được
Lật lọng sau khi tái đắc cử, ngày 14.12.1972, Tổng thống Nixon đã phê chuẩn kế hoạch ném bom Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác của Bắc Việt Nam do Bộ Quốc phòng Mỹ đệ trình.
Nixon đặt tên cho chiến dịch ném bom lần này là Linebacker II. Làm việc với các phụ tá, ông ta cũng giải thích tại sao vẫn đặt tên là Linebacker: "Nếu Linebacker I chỉ sử dụng máy bay chiến thuật để dằn mặt Hà Nội, thì Linebacker II sẽ sử dụng B.52 rải thảm bom vào Hà Nội để vừa hủy diệt, vừa uy hiếp và bắt Hà Nội phải quỳ gối xin ký hiệp định do ta đưa ra".
Tối ngày 18.12, sau khi ra lệnh thực hiện chiến dịch Linebacker II, Nixon đã mời một số phụ tá thân cận lên phòng làm việc ở tầng 2 của Nhà Trắng để giải thích tại sao lại cho B.52 đánh Hà Nội và Hải Phòng. Đồng thời ông ta cũng nói thẳng: Tôi không quan tâm nếu thế giới nghĩ tôi là người điên rồ khi cho ném bom và thả bom mìn trở lại. Nếu họ nghĩ như vậy thì càng tốt. Người Nga và người Trung Quốc có thể nghĩ rằng họ đang bắt tay với người điên. Điều này sẽ tác động lớn đến Hà Nội. Họ phải khuyên bảo đồng minh của họ ở Hà Nội. Nếu không muốn Hà Nội của họ bị hủy diệt bởi các trận mưa bom, thì phải chịu nhượng bộ với người điên.
Chính vì là "người điên", tại phòng bầu dục, sau khi xem bản thảo bức công hàm "tối hậu thư" gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng do Henry Kissinger soạn thảo, Nixon ghi thêm một câu nối tiếp vào cuối bản thảo: "Đây là cơ hội cuối cùng dành cho Hà Nội để được hưởng hòa bình".
14h (giờ Paris) ngày 18.12, Đại sứ Võ Văn Sung tại Cộng hòa Pháp nhận được công hàm này. Đây thực chất là một tối hậu thư với lời lẽ rất ngạo mạn và đe dọa. Phía Mỹ hẹn cố vấn Lê Đức Thọ phải quay lại Paris để ký hiệp định do Mỹ soạn thảo lại. Chúng ta đã không trả lời và chấp nhận sự thách thức của Mỹ trên mặt trận quân sự.
12h ngày 18.12 (giờ Hà Nội), Tổng thống Mỹ Nixon với tư cách là tổng tư lệnh quân đội đã ấn nút đỏ, chiến dịch Linebacker II bắt đầu. Ngay sau đó, máy bay B.52 cùng các máy bay tiêm kích từ các ngả bắt đầu hướng về Hà Nội. Cuộc chiến 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội bắt đầu.
* Tham khảo tài liệu của Ban Tuyên giáo và cuốn "Vòng cung lửa trên bầu trời Hà Nội".
Đầu tháng 10.1972, ta đưa ra dự thảo hiệp định "Về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" và phía Mỹ chấp thuận bản dự thảo này. Nhưng ngay sau khi tái cử, Nixon đã trắng trợn lật lọng, đòi ta phải sửa chữa 126 điểm mà trước đó phía Mỹ đã hoàn toàn nhất trí. Kissinger tuyên bố ngừng đàm phán vô thời hạn. Ngày 17.12, Tổng thống Nixon ra lệnh tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào miền Bắc với tên gọi "Chiến dịch Linebacker II".
Theo LD
Hà Nội đánh "quái vật" B52 như thế nào? 40 năm đã qua đi nhưng ký ức về chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không" vẫn còn nguyên vẹn và nóng hổi trong trái tim những nhân chứng- những anh hùng của 12 ngày đêm ấy. Sáng nay, 10/12, buổi tọa đàm trực tuyến kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không" (12/1972...