Diễn biến mới nhất vụ bé Hạo Nam
Sau 7 ngày đợi chờ mòn mỏi, vụ giải cứu bé Hạo Nam ở Đồng Tháp rơi xuống trụ bê tông hi vọng có thể kết thúc, khi các chuyên gia tại hiện trường tìm ra phương án cứu hộ mới được cho là khả thi.
Sáng 7/1, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức cuộc họp với sự tham gia của các đơn vị Bộ, Sở ngành địa phương và các chuyên gia. Tại cuộc họp đã thống nhất, hoàn thiện phương án và thành lập Tổ Điều hành cứu nạn, cứu hộ công trình cầu Kênh Rọc Sen để điều hành thi công phương án cứu hộ, cứu nạn sự cố, tai nạn tại công trình.
Theo ghi nhận của PV vào chiều 7/1 tại hiện trường, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, an ninh vẫn tiếp tục khẩn trương làm việc để đưa thi thể bé Hạo Nam về với gia đình.
Các công nhân đang tiến hành đóng cọc ván thép có chiều dài 18 m xung quanh trụ bê tông. Mặt khác, Tổ Điều hành đang huy động, bổ sung nhân lực và thiết bị đến hiện trường. Hoạt động cứu nạn, cứu hộ vẫn diễn ra khẩn trương, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Tổ Điều hành đang khẩn trương huy động, bổ sung nhân lực và thiết bị đến hiện trường (Ảnh: Bang Lang Nguyen).
Trước đó, trong ngày hôm qua (6/1), lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và các ngành chuyên môn liên tục đến hiện trường để nắm tình hình và chỉ đạo công tác cứu hộ.
Video đang HOT
Sau khi đánh giá, thảo luận, các chuyên gia tại hiện trường đã đề xuất một số phương án khả thi để nhấc trụ bê tông lên mặt đất. Phương án dự kiến được các chuyên gia đồng thuận nhất là sử dụng kết hợp giữa cọc ván thép và ống vách thép trong quá trình làm sạch đất xung quanh trụ bê tông.
Theo phương án kết hợp này, cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành một bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi là tầng 1). Từ đáy tầng 1, dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông (tạm gọi là tầng 2). Tiếp theo sau đó đất xung quanh trụ sẽ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Đến khi tiếp cận được với đáy trụ, sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhắc trụ bê tông có bé Hạo Nam lên.
Thông tin với báo chí, ông Đoàn Tấn Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, lực lượng chức năng đã tính đến phương án cuối cùng để cứu hộ, giải cứu bé Hạo Nam là mở rộng miệng hố hàng chục m để nhổ trụ bê tông lên. Việc này có thể sẽ phải lấp dòng kênh bên cạnh do phương án này đòi hỏi phải có mặt bằng rất lớn, ước tính khoảng 60 m.
“Dù có khó khăn, tốn kém cỡ nào, chúng tôi cũng sẽ làm tới cùng chứ không phải khó khăn rồi bỏ cuộc”, ông Bửu nhấn mạnh.
Địa phương vẫn duy trì tất cả các lực lượng túc trực, an ninh, hậu cần để hỗ trợ tối đa cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã làm việc xuyên đêm nhiều ngày (Ảnh: Bang Lang Nguyen).
Tuy nhiên, do địa chất nơi công trình có tầng đất sét cứng, cọc đóng sâu 35m; đồng thời hiện trường nằm sâu trong đồng ruộng nên việc di chuyển thiết bị máy móc cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Công nhân Hoàng Anh Việt là người tham gia đóng trụ bê tông mố cầu Rọc Sen cho biết: “Địa chất tại khu vực này rất cứng, khi đóng trụ bê tông từ độ sâu 10m trở xuống sẽ gặp tầng đất sét cứng. So với các công trình ở nơi khác thì địa chất ở đây cứng hơn”.
Chuyên gia tại hiện trường chốt phương án đưa thi thể bé trai 10 tuổi lên
Ngày 6/1, tại công trình cầu Rọc Sen, các chuyên gia ở hiện trường đã thống nhất phương án khả thi để đưa thi thể bé trai 10 tuổi rơi xuống ống cọc bê tông lên mặt đất.
Ngày 6/1, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn, an ninh vẫn làm việc khẩn trương. Sau khi đánh giá, thảo luận, các chuyên gia tại hiện trường đề xuất một số phương án khả thi để nhấc trụ bê tông lên mặt đất.
Phương án dự kiến được các chuyên gia trong nước đồng thuận nhất là sử dụng kết hợp giữa cọc ván thép và ống vách thép trong quá trình làm sạch đất xung quanh trụ bê tông.
Các lực lượng chức năng thực hiện phương án cứu nạn cháu bé
Có thể tóm tắt như sau: Cọc ván thép sẽ được đóng xung quanh trụ bê tông tạo thành một bộ khung 4,8m x 4,8m, đất xung quanh trụ được lấy lên bằng gàu xúc (tạm gọi là tầng 1).
Từ đáy tầng 1, dùng ống vách thép đường kính 1,6m đóng xuống đến khi đạt độ sâu của đáy trụ bê tông (tạm gọi là tầng 2) và sau đó đất xung quanh trụ được lấy lên bằng khoan guồng xoắn. Sau khi tiếp cận đáy trụ sẽ dùng hệ thống cáp và cần cẩu nhấc trụ bê tông lên.
UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong chiều và tối nay, lãnh đạo tỉnh và các ngành chuyên môn liên tục xuống hiện trường để nắm tình hình và chỉ đạo triển khai các công việc tiếp theo. Địa phương vẫn duy trì các lực lượng túc trực, an ninh, hậu cần để hỗ trợ tối đa cho lực lượng tại hiện trường.
Phương án trên cũng được quyết định để thực hiện đưa thị thể bé Hạo Nam lên mặt đất.
Như đã thông tin, trưa 31/12/2022, bé Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng 3 người bạn vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp), để nhặt phế liệu. Tại đây, bé Nam không may rơi xuống ống trụ bê tông đường kính 25cm đã đóng xuống đất sâu khoảng 35m.
Từ đó, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn liên tục tìm mọi cách để giải cứu cháu Nam, nhưng gặp quá nhiều khó khăn. Đến chiều tối 4/1, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thông tin, các cơ quan chức năng tại hiện trường xác định bé trai Thái Lý Hạo Nam đã tử vong.
Vì vậy, hiện nay cơ quan chức năng đang tìm mọi cách đưa thi thể bé lên mặt đất để gia đình lo hậu sự.
Ngoài ra, chiều 5/1, tổ chuyên gia Nhật Bản gồm 8 người đến hiện trường tìm hiểu kỹ càng, tính toán chọn giải pháp tốt nhất để triển khai các công việc tiếp theo.
Bé trai 10 tuổi lọt xuống trụ bê tông sâu 35m: Hội ý chuyên gia quốc tế Đơn vị cứu hộ có buổi hội ý với các chuyên gia trong và ngoài nước để tìm giải pháp rút trụ bê tông nơi bé trai 10 tuổi bị lọt xuống. Liên quan vụ bé trai lọt xuống trụ bê tông sâu 35m, ngày 5/1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, do trở ngại địa...