Điện ảnh Việt – Để thoát khỏi định kiến ‘web drama’
Dường như trong tâm tưởng của rất nhiều khán giả hiện nay, việc lo ngại ra rạp xem phim Việt không khác nào xem web drama màn ảnh rộng vẫn đang hiện hữu. Nhiều bộ phim điện ảnh được làm ra với công sức vất vả, nhưng tại sao, khán giả vẫn nghĩ rằng là đang xem web drama?
Xu hướng web drama
Web drama trong thời đại này đã trở nên quá phổ biến, khi đó là thể loại phim phát trên mạng, thường có nhiều tập trở lên, với nội dung đơn giản, thường mang tính chất bình dân, phục vụ cho những khán giả không muốn tới rạp xem phim, hoặc không có điều kiện thưởng thức phim ở rạp, có thể xem trên mạng qua các thiết bị thông minh.
Có thể nói, web drama ra đời như một xu hướng tất yếu của cách thức giải trí “nhanh” qua thiết bị thông minh, nhất là smartphone. Để bắt kịp xu thế và chiều lòng khán giả, các nhà làm phim, các nghệ sĩ cũng đã đầu tư làm web drama ở các kênh trên mạng phổ biến hiện nay như Youtube hay Tiktok.
Có thể nói so với phim điện ảnh, mức đầu tư của web drama ít hơn nhưng không phải không đắt đỏ. Năm 2022, nam diễn viên Quách Ngọc Tuyên khi đầu tư web drama Ba chú Út, anh chia sẻ tốn mất 500 triệu đồng cho 7 ngày quay và tổng chi phí khi hoàn thành bộ phim là 1 tỷ đồng. Diễn viên Hồ Bích Trâm cũng từng chia sẻ trong tâm thế dù có phải bán nhà, bán xe, cũng không bao giờ từ bỏ đam mê cháy bỏng là làm phim, cô từng thành công với một loạt web drama, trong đó nổi bật là cú đúp tại giải thưởng Ngôi sao xanh dành cho Về nhà ăn Tết.
Các diễn viên như Quách Ngọc Tuyên đầu tư rất mạnh vào web drama
Chủ yếu đề tài web drama là về cuộc sống của người dân lao động, những câu chuyện làng xóm với nội dung dễ thấm, dễ hiểu. Những năm trở lại đây, web drama có đề tài đa dạng hơn, khai thác cả các mảng tâm lý, tình cảm hay hành động.
Tại sao nhiều phim chiếu rạp hay bị hiểu lầm là web drama “trên màn ảnh rộng”?
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng khi làm phim Con Nhót mót chồng (2023) từng bày tỏ trước áp lực nhiều người nghĩ anh đang làm web drama “chiếu rạp” mà không phải phim điện ảnh, cũng bởi đây là phiên bản điện ảnh của web drama từng rất thành công của cặp đôi Thu Trang – Tiến Luật:
“Với tôi, Con Nhót mót chồng có chất ‘điện ảnh’ nhất trong những phim tôi từng làm. Trong bối cảnh nhỏ là xóm lao động, chúng tôi tự đặt ra tiêu chí từ cảnh quay, góc máy thật chỉn chu, đa dạng bởi nếu làm không khéo, rất dễ “biến” phim trở thành web drama thường bị giới hạn về cảnh quay. Một bộ phim có bối cảnh nhỏ như Con Nhót mót chồng nhưng qua cảnh quay có chất điện ảnh trong đó, tầm vóc của phim sẽ ‘lớn’ hơn”.
Con Nhót mót chồng từng bị nghi ngại là web drama chiếu rạp
Tuy vậy, không phải khán giả nào cũng sẽ hiểu hết về kỹ thuật trong điện ảnh mà hầu hết họ chỉ bày tỏ nhận định về nội dung. Trấn Thành hồi mới “chất ướt chât ráo” vào nghề đạo diễn với bộ phim Bố già, anh cũng vướng rất nhiều ý kiến trái chiều từ khán giá, cho rằng bộ phim vẫn chưa thoát khỏi hình hài của web drama, khi lời thoại quá nhiều, tiếng chửi bới vô số, mặc cho ê-kíp của Bố già từng tiết lộ rằng, mất cả tỷ bạc cho cảnh quay oneshot ở đầu phim để cho ra chất điện ảnh.
Thế nên các phim sau, điển hình như phim Mai, Trấn Thành thu về nhiều ý kiến cho rằng đã có sự tiết chế hơn, thể hiện dụng ý nhiều trong các cảnh quay, mang đúng tinh thần điện ảnh mà không dựa vào quá nhiều lời thoại như các phim trước là Bố già hay Nhà Bà Nữ. Tuy vậy, những nỗ lực của Trấn Thành vẫn chưa thể xoa dịu định kiến xem phim Việt chiếu rạp là xem web drama màn ảnh rộng của một bộ phận khán giả.
Phim Bố già
Làm sao để điện ảnh Việt thoát khỏi định kiến “web drama”
Cốt lõi của điện ảnh vẫn là “show, don’t tell”, câu chuyện và nhân vật được thấu cảm qua những chi tiết và hành động, hay cảnh quay gợi cảm xúc thay vì chỉ thể hiện suông bằng lời thoại. Lời thoại quá nhiều chắc chắn sẽ “giết chết” tinh thần điện ảnh – như đạo diễn Denis Villeneuve của tác phẩm Dune đã từng nói.
Tuy vậy, có lẽ nhiều đạo diễn hay nhà sản xuất vẫn còn có gì đó “mông lung”, bởi đầu tư một phim chiếu rạp mất mấy chục tỷ, nếu không xây dựng nên những tình tiết dễ hiểu, phù hợp với đại chúng, chỉ tập trung xây dựng những dụng ý qua cảnh quay, cũng dẫn đến không ít những rủi ro.
Nhưng dĩ nhiên, không phải không có cách để tìm lấy sự cân bằng. Câu chuyện của tác phẩm Parsite ( Ký sinh trùng) của điện ảnh Hàn vẫn còn đó và đã nhắc mãi, khi bộ phim của đạo diễn Bong Joon Ho chiến thắng vang dội cả hai phương diện doanh thu và giải thưởng.
Ở điện ảnh Việt hiện tại, chúng ta được chứng kiến một Trấn Thành hoàn thiện mình ra sao trong phim Mai - bộ phim thu về hơn 540 tỷ với nhiều cảnh quay đậm chất điện ảnh hơn Nhà bà Nữ rất nhiều.
Trấn Thành có những thay đổi đáng kể trong phim điện ảnh Mai
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên – người từng thành công với tác phẩm độc lập Tro tàn rực rỡ, cũng đang chuẩn bị làm ra dự án phim điện ảnh Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, lấy cảm hứng từ những câu chuyện hào hùng của các chiến sĩ từng chiến đấu ở địa đạo Củ Chi. Đây là một phim thương mại và dĩ nhiên, khi đã chọn đề tài lich sử, Bùi Thạc Chuyên vẫn phải cố gắng đi tìm nhiều chất liệu thực tế để xây dựng kịch bản chỉn chu.
Khán giả Việt có thể mang định kiến phim điện ảnh Việt giống web drama “chiếu rạp”, nhưng để quay lưng với phim Việt thì chưa bao giờ. Bằng chứng là vẫn có rất nhiều bộ phim doanh thu trăm tỷ. Chỉ là để dòng chảy đó vẫn còn mãi và niềm tin khán giả không bị đánh mất, các nhà làm phim cần phải cố gắng nhiều hơn để tìm kiếm sự cân bằng.
6 phim Việt được trình chiếu tại Liên hoan phim Thế giới châu Á
6 tác phẩm: 'Nhà bà Nữ', 'Con Nhót mót chồng', 'Tro tàn rực rỡ'... được công chiếu với bạn bè quốc tế trong khuôn khổ LHP Thế giới châu Á.
Liên hoan phim (LHP) Thế giới châu Á - Asian world film festival lần thứ 9 có sự góp mặt của 4 phim điện ảnh là Tro tàn rực rỡ (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên), Nhà bà nữ (đạo diễn Trấn Thành), Con Nhót mót chồng (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng), Đóa hoa mong manh (đạo diễn Mai Thu Huyền) và 2 phim ngắn là Vinh quang của võ sĩ - (đạo diễn Tân DS), Lặng gió (đạo diễn Lê Châu).
Lần đầu tiên LHP Thế giới châu Á có 'Ngày phim Việt Nam'.
Đây là lần đầu tiên LHP Thế giới châu Á có "Ngày phim Việt Nam" để trình chiếu các bộ phim Việt Nam. Đặc biệt, phim điện ảnh Đóa hoa mong manh được ra mắt khán giả với những trích đoạn nổi bật trước khi chính thức phát hành vào đầu năm 2024 tại Mỹ, Ấn Độ và Việt Nam.
Trong 100 bộ phim đến từ 50 quốc gia châu Á, Tro tàn rực rỡ và Lặng gió là hai bộ phim Việt Nam chính thức được tranh giải tại LHP theo thứ tự hạng mục phim dài và phim ngắn.
'Tro tàn rực rỡ' là niềm tự hào của điện ảnh Việt trong năm qua.
Đây được xem là tín hiệu đáng mừng trên hành trình quảng bá và kết nối điện ảnh Việt Nam đến gần hơn với nền công nghiệp điện ảnh châu Á và thế giới.
Đặc biệt, đạo diễn Mai Thu Huyền tiếp tục được ban tổ chức AWFF mời tham gia Ban giám khảo hạng mục phim ngắn.
Trong vai trò là thành viên Ban chấp hành Hội điện ảnh Việt Nam, Mai Thu Huyền chia sẻ mong muốn kết nối phim Việt với các nhà làm phim thế giới.
Mai Thu Huyền gặp gỡ các thành viên ban giám khảo phim ngắn của AWFF.
Những năm qua, cô cũng đã có nhiều nỗ lực đóng góp cho việc thúc đẩy, tạo cầu nối để phim Việt có thêm cơ hội tiếp cận với điện ảnh và khán giả thế giới bằng cách đưa những bộ phim ấn tượng đến với các liên hoan phim, giải thưởng điện ảnh trong khu vực và quốc tế.
"Tôi hy vọng rằng, không chỉ tại AWFF mà điện ảnh Việt Nam sẽ còn xuất hiện ở nhiều sự kiện phim quốc tế khác trong thời gian tới và để lại dấu ấn tốt đẹp trong mắt khán giả cũng như nhận đánh giá cao từ các nhà chuyên môn", Mai Thu Huyền chia sẻ.
Liên hoan phim Thế giới châu Á - Asian world film festival (AWFF) là một liên hoan phim thường niên có trụ sở tại Los Angeles, California. Năm nay, sự kiện này diễn ra từ ngày 8-17/11 (theo giờ địa phương).
Thiếu phim chất lượng ở các giải thưởng điện ảnh Việt Ngày càng nhiều các liên hoan phim, giải thưởng điện ảnh trong nước được tổ chức, dù số lượng phim ít ỏi, thiếu vắng phim hay và thị trường đang ở giai đoạn trầm lắng. Dồn dập các liên hoan phim, giải thưởng điện ảnh Hội Điện ảnh VN vừa công bố giải thưởng Cánh diều 2023 sẽ diễn ra từ 6 -...