Điện ảnh Trung Quốc chật vật, không thể hoạt động vì dịch bệnh từ virut Corona
Sau khi đại dịch Corona bùng phát, tâm bão là Trung Quốc đã cho đóng cửa hơn 70.000 rạp chiếu phim, khiến doanh thu điện ảnh toàn cầu có thể giảm mạnh đến 1 tỷ đô la. Đến nay, thị trường lớn thứ 2 thế giới này vẫn đang là nỗi lo lắng cho nhiều nhà làm phim khắp mọi nơi.
Sau khi bùng phát đại dịch do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) gây nên, chính phủ Trung Quốc lập tức ngừng chiếu các phim Tết, chính thức đóng cửa 70.000 rạp chiếu phim trên toàn quốc để hạn chế người dân. Các chuỗi rạp hàng đầu như Wanda, CGV, Bona, Lumiere Pavilions, đều thông báo ngưng hoạt động. Đồng thời, các hệ thống nhận đặt vé online cũng tiến hành huỷ vé, hoàn tiền cho người mua.
Xô đổ doanh thu 1 tỷ đô trong dịp Tết Nguyên Đán
Được biết, mỗi năm vào dịp này doanh thu đến từ điện ảnh Trung Quốc sẽ tăng đến cực khủng, nhiều năm vượt hơn 1 tỷ USD. Trước khi đại dịch bùng phát, con số đặt trước của năm nay cũng lên đến 67,5 triệu USD. Kéo theo sự mất mát lớn này là việc hàng loạt phim điện ảnh đình đám không đánh mà chạy, tự động rút lui khỏi toàn bộ hệ thống.
Các nhà làm phim đau đầu, chịu lỗ nặng vì dự án đóng băng hàng loạt
Việc bùng phát đại dịch khiến hàng loạt phim đang trong quá trình quay cũng bị đóng băng theo, thậm chí có nhiều máy móc, thiết bị đã bỏ công, tốn phí lắp đặt nhưng cũng đành ngậm ngùi mang về ngâm kho.
Một trong các bom tấn đang chịu lỗ nặng, các nhà đầu tư kêu trời là Giải Cứu Thực Địa do Chân Tử Đan đóng. Đối mặt với việc hoãn lịch quay phim, đoàn chịu lỗ cho hơn 500 nhân lực, chưa kể các máy móc thiết bị cũng đã lên đến con số hơn 1 triệu USD.
Điện ảnh toàn cầu cũng lung lay
Do Trung Quốc là thị trường điện ảnh lớn thứ 2 trên toàn cầu, lại là dịp Tết Nguyên Đán bội thu nên đại dịch lần này ảnh hưởng không chỉ doanh thu của điện ảnh trong nước mà cả ngoài nước đều rúng động theo.
Tính đến hiện nay, các phim công chiếu vào tháng 2 tại Trung Quốc đều lần lượt rút lui khỏi rạp. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan, không thể kiểm soát thì nguy cơ các phim tháng 3, 4 đều huỷ chiếu là rất lớn. Như vậy sẽ ảnh hưởng cực khủng đến doanh thu trong quý đầu năm 2020. Đặc biệt, các phim bên ngoài công chiếu tại Trung Quốc cũng là những cái tên ngậm đắng nuốt cay vì sự kiện này.
Có thể nói, nếu không kiểm soát được dịch bệnh, không chỉ điện ảnh trong mà ngoài nước Trung Quốc cũng hứng đòn nặng nề, thua lỗ trầm trọng.
Theo yeah1
Giữa 'tâm bão' Corona, xem ngay những bộ phim này để hiểu hơn về thảm họa dịch bệnh
Muốn biết Corona và những đại dịch nguy hiểm đến mức nào, hãy xem ngay những bộ phim này.
Những ngày qua, bóng đen u ám của dịch bệnh do chủng virus Corona mới (2019-nCoV) đã bao phủ khắp toàn cầu, đặc biệt sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức báo động lên tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.
Trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, nhiều người đã tích cực tìm các biện pháp để bảo vệ mình và người thân trong bối cảnh đại dịch. Những bộ phim về thảm họa dịch bệnh bất ngờ cũng hot trở lại.
Video đang HOT
Liệu chúng ta có thể học hỏi được gì từ phim ảnh để đối phó với dịch bệnh?
The Flu (Đại dịch cúm, 2013)
Đại dịch cúm nói về một trận dịch bệnh kinh hoàng do một chủng H5N1 đột biến lây lan khắp vùng Bundang, ngoại ô Seoul, Hàn Quốc. Đại dịch này bắt nguồn từ một nhóm người nhập cư trái phép vào Hàn Quốc. Với tỉ lệ 2000 ca nhiễm mỗi giờ và tỉ lệ tử vong trong 36 tiếng sau khi mắc bệnh, đại dịch này đã khiến cả thành phố rơi vào tình trạng hoang mang tột độ.
Dịch bệnh gây ám ảnh toàn thành phố.
Để đối phó với dịch bệnh, ngăn chặn lây lan, chính phủ đã đưa ra quyết định tiêu hủy thành phố nửa triệu dân, cách thủ đô Seoul 19km. Một số biện pháp được đưa ra là chôn sống, hỏa thiêu những người bị bệnh.
Trong bối cảnh đó, bác sĩ chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Kim In Hae (Soo Ae) và nhân viên cứu nạn Kang Ji Goo (Jang Hyuk) đã phải vào khu vực cách ly để tìm huyết thanh phát triển vác xin ngăn ngừa bệnh, cứu người thân mình và những người trong thành phố trước khi họ bị thiêu sống.
Bác sĩ In Hae buộc phải tìm ra vác xin chữa bệnh trong thời gian gấp rút để cứu sống chính con gái mình và hàng nghìn người bệnh.
Phim đã khắc họa rõ rệt về mức độ nguy hiểm của các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là mức độ lây lan nhanh của những bệnh về hô hấp. Khán giả xem phim cũng học hỏi được một số biện pháp đề phòng và ứng phó với dịch bệnh như đeo khẩu trang, hạn chế đến những nơi công cộng, tụ tập đông người, ăn uống đủ chất dinh dưỡng... để tăng sức đề kháng và phải đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu ủ bệnh dù nhỏ nhất.
Phim cũng cung cấp nhiều kiến thức có ích.
Vào thời điểm mới ra mắt, phim bị chỉ trích vì tính bất hợp lý. Tuy nhiên khi dịch MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông) và đặc biệt là dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do virus Corona gây ra, nhiều người đã phải gật gù đồng ý rằng phim 'vô lý y như ngoài đời'. Thực tế các đại dịch như SARS, Ebola, Zika và hiện tại là dịch bệnh do virus Corona gây ra đã cho thấy thế giới luôn tiềm ẩn nguy cơ về những dịch bệnh nguy hiểm.
Đây là một trong những bộ phim được săn lùng nhiều nhất trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại.
Pandemic: How to Prevent an Outbreak? (2020)
Ngay giữa thời điểm cả thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh do virus Corona gây ra thì Netflix đã tung ngay series phim tài liệu Pandemic: How to Prevent an Outbreak? (Đại dịch: Làm sao để ngăn chặn bùng phát?).
Nếu bạn cảm thấy những bộ phim điện ảnh về dịch bệnh quá hư cấu thì có thể xem series phim tài liệu này để tăng tính thực tế.
Netflix đã nhanh chóng tung ra series phim tài liệu rất hợp tình hợp cảnh.
Series gồm 6 tập, đề cập đến những trận đại dịch trong quá khứ và cách con người khống chế, đẩy lùi dịch bệnh. Khán giả sẽ được thấy nơi chôn cất tử thi của những nạn nhân dịch cúm năm 1918 khiến 100 triệu người chết trên toàn thế giới.
Bộ phim cũng thể hiện chân thực hình ảnh những bác sĩ không ngại nguy hiểm, sẵn sàng tiên phong ở tâm dịch để cứu sống người bệnh.
Series cung cấp nhiều tư liệu quý giá về những dịch bệnh từng hoành hành trên thế giới.
Series phim tài liệu này chắc chắn sẽ cung cấp nhiều thông tin và kiến thức có giá trị cho người xem trong tình hình hiện tại.
Contagion (Bệnh truyền nhiễm, 2011)
Bộ phim dựa trên những sự kiện có thật, trong đó MEV-1 - loại virus xuất hiện trong phim có nhiều đặc điểm giống với virus SARS hay cúm gà từng hoành hành trước đây.
Dịch bệnh bắt đầu sau khi Beth Emhoff, một nữ doanh nhân trở về Mỹ sau chuyến công tác tại Hongkong đã đột ngột qua đời vì căn bệnh lạ. Chỉ vài ngày sau, căn bệnh đã bùng phát thành dịch trên toàn thế giới, gây ra cái chết của 26 triệu người.
Bộ phim đã miêu tả chân thực nỗi sợ hãi bao trùm cả thế giới khi dịch SARS bùng phát.
Bộ phim lấy cảm hứng từ thảm họa dịch SARS và cúm gia cầm.
Contagion được đánh giá cao vì miêu tả một cách chân thực nỗi sợ hãi và hoảng loạn của cả thế giới như những gì đã từng xảy ra khi dịch SARS hay cúm gà bùng phát.
Train to Busan (2016)
Train to Busannói về một dịch bệnh khủng khiếp do một loại virus bí ẩn gây ra đã tấn công toàn bộ Hàn Quốc. Những người mắc bệnh trở thành những xác sống khát máu, tiếp tục tấn công những người khỏe mạnh và khiến dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
Bối cảnh chính của bộ phim diễn ra trên một con tàu từ Seoul đến Busan. Có mặt trên tàu là một người cha cùng cô con gái nhỏ, hai vợ chồng cùng đón đứa con đầu lòng và một số cô cậu học sinh cấp 3.
Khi đại dịch bùng phát, chuyến tàu đi qua vùng dịch bỗng trở thành chuyến đi sinh tử, nơi mà người ta buộc phải chiến đấu với zombie để giành giật sự sống.
Train to Busan có sự tham gia của dàn sao Gong Yoo, Ma Dong Seok, Choi Woo Sik, Ahn So Hee.
Busan thành chuyến tàu sinh tử.
Deranged (Ký sinh trùng, 2012)
Phim nói về một dịch bệnh lạ khủng khiếp đang lan nhanh khắp cả nước với số người chết ngày càng tăng. Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì không tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Jae Hyuk (Kim Myung Min), một nhân viên bán hàng vật tư y tế đã nghi ngờ gia đình mình bị nhiễm bệnh. Trong quá trình chạy đua với thời gian để giành giật mạng sống cho người thân, Jae Hyuk cùng anh trai, thanh tra Jae Pil (Kim Dong Won) đã phát hiện ra một sự thật khủng khiếp.
Blindness (2008)
Bộ phim nói về dịch bệnh có tên gọi 'Blindness' (mù trắng) khiến những người mắc bệnh đều bị mù, mắt trở thành màu trắng. Xã hội mù lòa đã khiến tội phạm trỗi dậy, kẻ mạnh bắt nạt người yếu thế, gây ra những tội ác khủng khiếp.
Trong xã hội bệnh tật đó, có một người phụ nữ không mắc bệnh nhưng vẫn theo người chồng vào khu cách ly để chăm sóc. Tại đây, cô đã âm thầm hướng dẫn những người đồng cảnh ngộ khác những sinh hoạt thường ngày.
Căn bệnh lạ khiến cả thành phố bị mù.
Happening (2008)
Happening nói về một dịch bệnh kỳ quái, không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào có thể quan sát được. Những người bị lây nhiễm và mắc bệnh sẽ tìm mọi cách để tự sát. Tồi tệ hơn là không có cách nào để ngăn chặn đại dịch này. Có vẻ như bộ phim muốn đề cập đến những chứng bệnh tâm lý đã trở thành thứ bệnh dịch nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới.
Thảm họa tự sát cũng đáng sợ không kém dịch bệnh nào.
Outbreak (1995)
Bộ phim lấy cảm hứng từ dịch bệnh Ebola.
Outbreak là một trong những phim kinh điển về đề tài dịch bệnh, dựa trên thảm họa do virus Ebola từng gây ra cho nhân loại vào những năm 1990. Ebola là virus có khả năng tấn công và lây nhiễm nhanh chóng. Chúng gây ra hiện tượng chảy máu bên trong và những tổn thương dẫn đến nguy cơ tử vong cao cho người bệnh. Dịch bệnh Ebola từng bùng phát ở châu Phi vào năm 1976, 1995, 2014, 2018.
Trong phim, virus Ebola được gọi là Motaba. Chúng bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang Mỹ và khắp thế giới.
Theo tiin
CGV giữ im lặng, NSX đáp trả "drama" tố cắt vai của Dustin Nguyễn với loạt bằng chứng: Lời tố cáo là hoàn toàn vô căn cứ! NSX đã chính thức lên tiếng sau hàng loạt lời công kích gay gắt của Dustin Nguyễn và vợ tại buổi họp báo về vấn đề cắt vai của nam diễn viên khỏi phim của đạo diễn Lê Văn Kiệt. Vụ việc nam diễn viên Dustin Nguyễn vô cớ bị cắt vai khỏi dự án mới nhất của đạo diễn Lê Văn Kiệt,...