Điểm yếu trên chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ chính là vũ khí trang bị
Không quân Mỹ đang sở hữu một số tiêm kích và máy bay ném bom tốt nhất đồng thời ấp ủ các dự án phức tạp hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, phi đội hùng mạnh của lực lượng này đang đối mặt với rào cản khó ngờ: vũ khí được trang bị.
Chiến đấu cơ F-15 Eagle của Mỹ phóng tên lửa AIM-7 Sparrow. Ảnh: Business Insider
Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết Không quân nước này đã đầu tư mạnh tay vào chiến đấu cơ tiên tiến nhưng các tên lửa không đối không đang tụt hậu về nhiều mặt. Lo ngại chính là phạm vi hoạt động hạt chế của những vũ khí đã lỗi thời có thể khiến các chiến đấu cơ Mỹ trở thành mục tiêu để các đối thủ triệt hạ với tên lửa tầm xa và hệ thống phòng không tinh vi.
Tướng Mark Kelly, người đứng đầu Bộ chỉ huy tác chiến không quân (ACC) Mỹ phát biểu trong tháng 10: “Chúng ta cần vũ khí thế hệ thứ năm cho Lực lượng Không quân thế hệ thứ năm”.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown Jr. trong tháng 9 nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không khiến mối quan hệ với ngành công nghiệp đúng đường thì sẽ xảy ra viễn cảnh chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sử dụng vũ khí thế hệ thứ 4 để chiến đấu với các mối đe dọa thế hệ thứ 6″.
Video đang HOT
Nhận thấy mối nguy hiểm của việc tụt hậu so với Nga và Trung Quốc, Mỹ đang tập trung vào một số tên lửa mới để duy trì ưu thế trong không chiến.
Boeing gần đây đã hé lộ về tên lửa không đối không tầm xa sẽ sở hữu cấu hình động cơ tên lửa hai giai đoạn với tốc độ và phạm vi hoạt động sẽ cao hơn tên lửa không đối không AIM-120D.
Tên lửa chiến thuật tiên tiến liên hợp AIM-260 của Lockheed Martin là vũ khí không đối không ưu tiên cao nhất của Không quân Mỹ và được phát triển trong bí mật. Tên lửa này có thể mang tầm hoạt động gấp đôi AIM-120D và dự kiến sẽ được trang bị cho các chiến đấu cơ F-22, F-35, F-15EX và F/A-18 của Hải quân Mỹ.
Không quân Mỹ còn dự định phiên chế thêm máy bay ném bom tầm xa để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Không quân Mỹ cũng đang thử nghiệm bom GBU-53/B StormBreaker mới, một loại bom thông minh nặng 90 kg sử dụng radar sóng milimet, hình ảnh hồng ngoại và laser để tiếp cận các mục tiêu cách xa 72 km.
Một số dự án sẽ cần nhiều năm để phát triển nhưng nỗ lực này cho thấy sự tập trung của Không quân Mỹ vào hợp tác với tư nhân để phát triển vũ khí mới.
Mỹ thừa nhận đang chạy đua với Trung Quốc về vũ khí siêu vượt âm
Mỹ thừa nhận đang có một cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc để phát triển vũ khí siêu vượt âm mạnh nhất.
Một vụ thử tên lửa siêu vượt âm của Mỹ diễn ra hồi tháng 10 (Ảnh: Reuters).
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 30/11 nhận định, Mỹ và Trung Quốc đang trong một cuộc chạy đua về vũ khí siêu vượt âm, trong bối cảnh cả Washington và Bắc Kinh gần đây đều gia tăng hoạt động xây dựng và thử nghiệm loại khí tài tốc độ cao thế hệ kế tiếp.
"Có một cuộc chạy đua vũ trang, nhưng không phải để tăng số lượng mà là để tăng chất lượng vũ khí. Đó là một cuộc chạy đua đã diễn ra được một khoảng thời gian. Trung Quốc đã và đang rất quyết liệt trong cuộc đua này", ông Kendall cảnh báo.
Một vũ khí được xếp vào loại siêu vượt âm nếu nó bay nhanh hơn 5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 6.200 km/h).
Ông Kendall thừa nhận rằng, quân đội Mỹ trước đó từng tập trung ngân sách vào các chiến dịch quân sự ở Iraq và Afghanistan và không tập trung đủ vào lĩnh vực vũ khí siêu vượt âm.
"Không phải là chúng ta không làm được gì, nhưng chúng ta chưa làm đủ", ông Kendall nhận định.
Trong bối cảnh Lầu Năm Góc sắp bước vào giai đoạn lên kế hoạch ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa mới, ông Kendall hy vọng quân đội Mỹ có thể gia tăng ngân sách cho các chương trình vũ khí mới - ví dụ vũ khí siêu vượt âm - bằng cách cắt giảm các hệ thống cũ hoặc vận hành quá đắt đỏ.
"Tôi thích (máy bay chiến đấu) A-10. (Máy bay vận tải) C-130 là phi cơ tuyệt vời, có uy lực và hiệu quả trong nhiều nhiệm vụ. (Máy bay không người lái) MQ-9 rất hiệu quả trong việc chống khủng bố. Chúng vẫn còn hữu dụng, nhưng chúng có thể không làm Trung Quốc e ngại", ông Kendall nói.
Các nhà thầu quốc phòng Mỹ đang kỳ vọng quân đội nước này không chỉ chế tạo vũ khí siêu vượt âm, mà sẽ mở rộng thêm khí tài có nhiệm vụ phát hiện và các cơ chế để đánh bại loại khí tài này. Mỹ muốn đẩy nhanh việc phát triển vũ khí uy lực này, nhưng họ cũng muốn các nhà thầu cắt bớt chi phí của vũ khí siêu vượt âm vì tên lửa mà các nhà thầu đang phát triển hiện có giá 10 triệu USD/quả.
Trước đó, nhiều quan chức Mỹ thừa nhận họ đang chậm chân hơn đối thủ Nga và Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm.
Tên lửa siêu vượt âm "sát thủ tàu sân bay" của Nga đánh trúng mục tiêu Nga tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm Zircon, vũ khí có thể bay với tốc độ 10.000 km/h và có khả năng tiêu diệt nhóm tác chiến tàu sân bay. Tên lửa Zircon rời khỏi bệ phóng (Ảnh chụp màn hình: RT). Thông báo ngày 29/11 của Bộ Quốc phòng Nga cho biết, nước này đã thử nghiệm...