Điểm yếu nhất của iPhone trong 8 năm qua
Kể từ thời chiếc iPhone đầu tiên cho đến nay, thời lượng pin trung bình ở chế độ standby của máy chỉ ở mức 250 tiếng.
Nhiều tính năng trên iPhone đã được cải thiện từ khi sản phẩm đầu tiên ra mắt năm 2007. iPhone mỏng hơn, nhẹ hơn, nhanh hơn và hữu dụng hơn trước nhiều lần. Tuy nhiên, có vẻ như Apple đã quên mất thời lượng pin của máy.
Theo thống kê từ Dadaviz, thời lượng pin của iPhone gần như không đổi sau gần 10 thế hệ, tính từ năm 2007 đến nay.
iPhone có thời lượng pin trung bình khoảng 250 tiếng ở chế độ standby. Khi được hỏi, chắc chắn nhiều người khẳng định thời lượng pin của máy sẽ giảm thê thảm nếu họ bật lên và sử dụng thông thường. Để so sánh, chiếc Galaxy S5 của Samsung có thời lượng pin lên đến 480 tiếng ở chế độ standby.
Trong số những chiếc iPhone từ trước đến nay, chỉ có iPhone 6 Plus có thời lượng pin được xem là ấn tượng. Tuy nhiên, điều này có được là do máy có kích thước lớn hơn hẳn các model còn lại, cho phép dùng pin dung lượng lớn hơn.
Trong khảo sát mới đây của tạp chí Fortune với 1.000 người dân Mỹ, 33% số người được hỏi cho biết yếu tố quan trọng nhất họ kỳ vọng sẽ được cải thiện trên smartphone hiện nay là thời lượng pin.
Vấn đề nằm ở chỗ, để có một chiếc điện thoại pin khỏe, Apple sẽ phải hy sinh độ mỏng nhẹ của sản phẩm, vốn là những yếu tố cực quan trọng trong các chiến dịch marketing.
Do đó, đừng sớm kỳ vọng thời lượng pin trên iPhone sẽ tốt hơn, cho đến khi các nhà sản xuất pin tìm ra giải pháp nào đó đột phá so với công nghệ hiện tại.
Đức Nam
Video đang HOT
Theo Zing
Ba điểm yếu nghiêm trọng của quân đội Trung Quốc
Sự phân bố không đồng đều giữa các quân chủng, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và tham nhũng nghiêm trọng là những điểm yếu lớn của quân đội Trung Quốc hiện nay, các nhà quan sát nhận định.
Giới phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn tồn tại các điểm yếu lớn, hạn chế khả năng chiến đấu trong thời kỳ mới. Ảnh minh họa: Reuters
Trong những năm gần đây, tốc độ hiện đại hóa vũ khí và sự tăng trưởng của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đặc biệt thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, giới quan sát phương Tây cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn còn tồn tại những điểm yếu lớn, chủ yếu tập trung trên các phương diện là sự áp đảo của lực lượng lục quân, thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai các hoạt động phối hợp và vấn nạn tham nhũng nghiêm trọng.
"Những thiếu sót trên các phương diện liên quan đến con người, chứ không phải là vũ khí là trở ngại để Quân Giải phóng Trung Quốc (PLA) đạt được những mục tiêu mong muốn", tổ chức nghiên cứu quân sự RAND của Mỹ nhận định trong một báo cáo gần đây.
Sự áp đảo của lục quân
Lục quân chiếm thế áp đapr trong cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo của quân đội Trung Quốc. Ảnh minh họa: Sina
Đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đề ra nhiệm vụ xây dựng cường quốc biển. Theo đó, Bắc Kinh mong muốn nâng cao năng lực của quân đội để đảm bảo phủ trùm lực lượng lên toàn khu vực Thái Bình Dương. "Để đạt được mục tiêu này, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn tăng cường lực lượng hải quân và không quân", bình luận viên Chris Buckley của New York Times cho biết.
Tuy nhiên, lực lượng lục quân hiện vẫn chiếm thế áp đảo trong cơ cấu tổ chức và ban lãnh đạo của PLA. Theo số liệu mới nhất do chính phủ Trung Quốc công bố, lục quân chiếm tới 72% quân số trong hơn hai triệu quân nhân của nước này, trong khi hải quân và không quân chỉ ở mức 10% và 17%.
Tính đến thời điểm giữa năm 2014, lục quân có 24 thượng tướng, cấp quân hàm cao nhất được phong hiện nay tại Trung Quốc. Hải quân chỉ có ba đô đốc, tương đương với quân hàm thượng tướng và không quân chỉ có năm thượng tướng. Hơn một nửa thành viên của Quân ủy Trung ương, cơ quan chỉ huy quân sự tối cao của quân đội Trung Quốc, là các tướng lĩnh lục quân.
"Trung Quốc cũng nhận ra xu hướng các nguy cơ trên biển gia tăng và các chiến dịch trong tương lai sẽ tăng cường sự hiện diện của lực lượng hải, không quân, nhưng họ chưa thay đổi được cơ cấu chỉ huy hiện nay để ứng phó với tình hình thực tế", chuyên gia quân sự Blasko nhận định.
Giới quan sát cũng cho rằng quá trình cải cách để phá vỡ thế lũng đoạn của lục quân có thể sẽ mất nhiều năm và tiềm ẩn nguy cơ mâu thuẫn nội bộ khi lực lượng trên bị tước bớt quyền lực.
"Điều này không hề dễ chút nào. Tham vọng cải cách PLA của ông Tập Cận Bình sẽ vấp phải sự phản ứng của lực lượng lục quân, vốn có nền tảng quyền lực lớn", ông Buckley cho biết. "Đồng thời, ông ấy cũng vẫn phải đảm bảo sự trung thành của quân đội".
Thiếu kinh nghiệm thực tiễn
Mặc dù, các lãnh đạo của PLA nhiều lần nhấn mạnh tính cấp thiết của việc cải thiện khả năng tiến hành các hoạt động quân sự phối hợp đa quân chủng, giới phân tích vẫn cho rằng, rất nhiều sĩ quan chỉ huy nước này thiếu kinh nghiệm và chưa được chuẩn bị đầy đủ trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên.
Theo báo cáo của RAND, chỉ có hai năm trở lại đây, hải quân và không quân Trung Quốc mới tiến hành các cuộc tập trận chung. Cuối năm 2014, PLA mới công bố chương trình lựa chọn, đào tạo đánh giá, bổ nhiệm các sĩ quan chỉ huy cho hoạt động quân sự chung. Tuy nhiên, quá trình đào tạo này sẽ mất nhiều thời gian và phải được tiến hành theo hệ thống tại từng cấp.
Mặt khác, giới phân tích cũng cho biết sự khác biệt quan trọng giữa quân đội Trung Quốc với Mỹ, là thiếu kinh nghiệm tham chiến trong thời gian dài. "Việc PLA tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, hỗ trợ thiên tai và hộ tống hàng hải là rất hữu ích, nhưng không thể thay thế cho kinh nghiệm chiến đấu", chuyên gia quân sự Roy Kamphausen thuộc Cục nghiên cứu châu Á của Mỹ cho biết.
Giới quân sự Trung Quốc cũng nhận thức rất rõ về những thiếu sót trên. Thượng tướng Lưu Á Châu, chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng cho rằng quân đội nước này đang tồn tại hai khiếm khuyết lớn, mà nếu không thay đổi sẽ bị đào thải. "Các mâu thuẫn chủ yếu là sự không thích ứng giữa trình độ hiện đại hóa và yêu cầu đánh thắng chiến tranh thông tin cục bộ, là sự không thích ứng giữa năng lực quân sự và yêu cầu thực hiện sứ mệnh lịch sử trong thế kỷ mới, giai đoạn mới", tướng Lưu viết trong một bài bình luận đăng trên Xinhua.
Vấn nạn tham nhũng
Vấn nạn tham nhũng được cho là đang ăn mòn tinh thần của quân đội Trung Quốc. Trong ảnh là cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, người đang bị điều tra bởi các cáo buộc tham nhũng. Ảnh: Reuters
Quân đội hiện nay là một trong những mục tiêu trọng điểm trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Tập được cho là muốn chấn chỉnh quân đội Trung Quốc từ một tập đoàn lợi ích, nơi nạn tham nhũng hoành hành trong nhiều năm qua, trở thành một đội quân tinh nhuệ có thể thực hiện các mục tiêu quân sự ngoài nước và đảm bảo ổn định chính trị trong nước.
"Ông Tập biết rất rõ tính hình khu vực ngày càng diễn biến phức tạp, vì vậy sự lệ thuộc vào PLA ngày càng cao", Giáo sư Châu Phong thuộc Đại học Bắc Kinh bình luận. "Chi phí quân sự của Trung Quốc rất lớn, nhưng vấn đề là làm sao để giám sát được chi tiêu".
Ngay sau khi cầm quyền, Chủ tịch Tập đã thể hiện rõ quyết tâm chấn chỉnh quân đội, khi phát biểu rằng một trong những nguyên nhân khiến Liên Xô sụp đổ là bởi Mikhail Gorbachev không có khả năng kiểm soát quân đội.
Trong năm 2014, 16 tướng lĩnh PLA bị điều tra, trong đó có cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu. Giới quan sát nhận định rằng, chuỗi động thái trên cho thấy chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong năm 2015.
"Đây là một phần kết quả của chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội năm qua, và là khởi đầu mới cho năm 2015", bình luận viên Trần Bảo Thành của tờ Caixin cho biết.
Đức Dương
Theo VNE
Được và mất của các hãng di động lớn trong năm 2014 Năm 2014 chứng kiến sự đi xuống của Samsung, trong khi Apple đã có một năm làm cách mạng với các sản phẩm di động của mình. 2014 có thể coi là một năm không thành công của các hãng di động, khi họ không cho ra mắt được những sản phẩm mang tính đột phá tới tay người dùng. 2014 cũng là...