Điểm yếu nguy hiểm trong lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đang thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng do tỷ lệ sinh giảm, nhiều người không muốn nhập ngũ. Họ đang mở rộng tuyển dụng phụ nữ.
Trong tháng 10, nhóm nghị sĩ quốc phòng đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi bổ sung 2 tàu khu trục Aegis cho lực lượng phòng vệ biển (JMSDF). Tuy nhiên, đó là một yêu cầu khó đối với lực lượng phòng vệ (SDF) đang ở vào giai đoạn thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng, Nikkei Asia cho biết.
Nhóm nghị sĩ, trong đó có Seishiro Eto, cựu Giám đốc Cơ quan Quốc phòng Nhật Bản (đã giải thể), biết những khó khăn mà Bộ trưởng Kishi đang đối mặt. Các nghị sĩ đã trấn an ông Kishi rằng họ đang tìm kiếm đề xuất tăng thêm quân số và ngân sách cho SDF, cho phép Nhật Bản đối phó tốt hơn các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Họ đã trao quyền cho Bộ trưởng Kishi trong việc mở rộng tuyển dụng tân binh để đáp ứng nhu cầu tăng quân số.
Chỉ tiêu tuyển dụng thấp kỷ lục
Ba chi nhánh của SDF đều gặp khó khăn về nhân lực do ảnh hưởng từ tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Nhật Bản. Trong 6 năm liên tiếp, SDF không đạt chỉ tiêu tuyển dụng cần thiết.
JMSDF chỉ đạt 60% chỉ tiêu tuyển dụng năm 2018, trong khi khối lượng công việc tăng mạnh do áp lực từ Trung Quốc. Ảnh: Nikkei.
Các tân binh gia nhập SDF, phần lớn là người đã tốt nghiệp trung học, sẽ thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 2-3 năm. Khoảng 60% trong đó chọn con đường binh nghiệp sau khi hết nghĩa vụ. Một báo cáo năm 2019 cho biết lực lượng phòng vệ biển và trên không thiếu khoảng 10% chỉ tiêu tuyển dụng căn bản.
Trong năm 2018, SDF chỉ đạt 70% chỉ tiêu tuyển dụng. Trong khi các quân nhân chuyên nghiệp sẽ phục vụ trong quân ngũ cho đến khi họ nghỉ hưu ở tuổi 50. Các lính nghĩa vụ có thể tùy chọn tiếp tục theo con đường binh nghiệp hoặc không.
Vì vậy SDF phải cạnh tranh với các công ty tư nhân để duy trì quân số quân nhân chuyên nghiệp.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có hơn 50 cơ sở tuyển dụng trên khắp cả nước, nhưng số lượng học sinh nộp đơn ngày một ít, một phần do tỷ lệ sinh giảm mạnh ở Nhật.
Một quan chức tuyển dụng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết khó khăn của họ là vừa phải đảm bảo chỉ tiêu tuyển dụng, nhưng không thể hạ thấp tiêu chí tuyển sinh. Số lượng người nộp đơn vào quân đội vẫn cao hơn chỉ tiêu của SDF, nhưng không phải tất cả họ đều đạt yêu cầu.
Video đang HOT
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Xã hội và An sinh Quốc gia Nhật Bản, năm 2019, nhóm dân số trong độ tuổi 18-26 là 11,3 triệu người, giảm 30% so với thời điểm 1994, khi có 17,4 triệu người trong độ tuổi đó.
Chỉ khoảng 80.000 người nộp đơn vào các trường quân đội trong năm 2019. Đó là lý do tại sao SDF buộc phải mở rộng độ tuổi nhập ngũ, từ 18-26 lên 18-32 vào năm 2018. Tuy nhiên, việc mở rộng độ tuổi nhập ngũ chỉ đơn thuần là một biện pháp hỗ trợ, vì số lượng trẻ em ở Nhật vẫn đang tiếp tục giảm.
Quân số ít nhưng công việc tăng
Với quân số ngày một ít đi, nhưng SDF vẫn phải duy trì an ninh trên khu vực lãnh thổ rộng lớn. Điều đó khiến khối lượng công việc của SDF tăng lên.
JMSDF đang gặp khó khăn trong việc mở rộng hạm đội tàu chiến vì thiếu nhân lực. Ảnh: Getty.
Trung Quốc đang tăng thêm gánh nặng cho SDF khi các tàu chiến, tàu hải cảnh và tàu cá của họ liên tục xâm nhập khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa hai nước.
SDF cũng phải để mắt đến Triều Tiên. Các vụ phóng tên lửa, vận chuyển dầu thô và than ra nước ngoài đang đi ngược với lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Năm 2020, Nhật Bản còn phải điều tàu khu trục đến Trung Đông để hộ tống cho các tàu chở dầu nước này trên tuyến vận tải biển quan trọng nhất thế giới.
Yêu cầu thêm 2 tàu khu trục Aegis là một trong những ví dụ về khó khăn nhân lực mà SDF đang phải đối mặt. Mỗi tàu khu trục Aegis cần thủy thủ đoàn khoảng 300 người, với yêu cầu trình độ rất cao để vận hành các thiết bị phức tạp trên tàu.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục trong năm tài chính 2020, đạt mức 5.313 tỷ yen (khoảng 51 tỷ USD), đưa Tokyo trở thành quốc gia có ngân sách quốc phòng đứng thứ 9 thế giới. Nhưng khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự khiến các nhà lập pháp lo lắng.
Quy mô SDF khoảng 220.000 người. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc có quân số khoảng hơn 2 triệu người, Triều Tiên 1,28 triệu người và Hàn Quốc 625.000 người. Nhật Bản phải tự vệ với quân số ít hơn rất nhiều so với các nước láng giềng, bù lại họ có đồng minh mạnh mẽ là Mỹ.
Mở rộng tuyển dụng phụ nữ
Bên cạnh số lượng tân binh giảm do tỷ lệ sinh thấp, môi trường làm việc của SDF được cho là quá khắc nghiệt nên không thu hút được sự quan tâm của những người trẻ tuổi. Các tiền đồn ở những khu vực xa xôi thường xuyên ở trong tình trạng thiếu nhân sự nghiêm trọng.
Trung úy Misa Matsushima, nữ phi công chiến đấu đầu tiên của Nhật Bản được cấp chứng nhận vào năm 2018. Ảnh: JASDF.
Để đối phó với tình trạng thiếu nhân sự, SDF đang mở rộng tuyển dụng phụ nữ, điều mà Bộ trưởng Kishi mô tả là “giúp các nữ thành viên SDF thể hiện năng lực của họ”.
Nam giới chiếm 80% số người nộp đơn vào SDF, nếu có nhiều nữ sinh quan tâm đến công việc tại SDF, cơ sở tuyển dụng sẽ mở rộng đáng kể. Phụ nữ đang đảm nhận nhiều vai trò hơn trong SDF.
Trong tháng 3, lực lượng phòng vệ mặt đất đã chấp nhận người phụ nữ đầu tiên vào đơn vị lính dù. Đầu năm, JMSDF cũng tuyển dụng 5 phụ nữ đầu tiên trở thành thủy thủ tàu ngầm.
Trong yêu cầu tài chính năm 2021, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã phân bổ 5 tỷ yen (khoảng 48 triệu USD) để cải thiện môi trường làm việc cho phụ nữ trong SDF. Số tiền này sẽ được sử dụng xây nhà vệ sinh, phòng tắm và tạo ra không gian riêng cho phụ nữ trên tàu chiến.
Tính đến tháng 3/2019, tỷ lệ phụ nữ trong SDF chiếm khoảng 6,9%, cao hơn 2% so với 10 năm trước, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với một số quốc gia khác.
Trong 5 thập kỷ qua, Mỹ đã mở rộng tỷ lệ thành viên nữ từ 2% lên 16%. Năm 2015, Lầu Năm Góc đã mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí chiến đấu và cho phép thăng chức nhanh hơn.
Một số quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết nước này đang nghiên cứu các giải pháp của Mỹ, để mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong nỗ lực cải thiện nhân sự cho SDF.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản trao hợp đồng sản xuất máy bay chiến đấu cho Mitsubishi
Sau khi Bộ Quốc phòng Nhật Bản chính thức trao hợp đồng sản xuất chính máy bay chiến đấu cho Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries, các nhà chức trách Nhật Bản cũng xác nhận có một đối tác nước ngoài sẽ tham gia vào dự án này.
Hiện nay, các công ty hàng không vũ trụ ở Mỹ và Anh đang chạy đua để được tham gia vào dự án sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Nhật Bản, theo trang tin The Drive.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã ra thông báo chính thức ngày 30-10 rằng Mitsubishi Heavy Industries (MHI) sẽ chịu trách nhiệm tổng thể trong dự án sản xuất máy bay chiến đấu. Ngoài cuộc thảo luận về hợp tác nước ngoài trong việc thiết kế máy bay, Bộ Quốc phòng cũng xác nhận công việc chế tạo động cơ máy bay sẽ có hợp đồng phụ cho một công ty khác mà hiện nay vẫn chưa được công bố..
Máy bay F-15J của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản. Ảnh: Lực lượng không quân Mỹ
Chính phủ Nhật Bản dự kiến chương trình sản xuất máy bay chiến đấu này trị giá khoảng 40 tỉ USD và sẵn sàng phục vụ vào năm 2035. Dự án nhằm mục đích cung cấp máy bay chiến đấu đời mới thay thế cho hệ thống máy bay Mitsubishi F-2 hiện có của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Máy bay chiến đấu tương lai được gọi không chính thức là FX nhưng dự kiến sẽ được chỉ định là F-3 vào thời điểm nó đi vào hoạt động.
Mô hình minh họa cấu tạo máy bay chiến đấu F-3. Ảnh: Bộ Quốc Phòng Nhật Bản
Trước thông báo ngày 30-10, các chuyên gia quân sự cho rằng Nhật Bản sẽ đi theo một trong ba con đường để chế tạo máy bay chiến đấu mới: Phát triển máy bay hoàn toàn trong nước, liên doanh với sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài hoặc mua máy bay chiến đấu của nước ngoài. Cuối cùng, Nhật đã lựa chọn phương án sản xuất máy bay chiến đấu mới trong nước hoặc ít nhất là do người bản địa dẫn đầu. Tập đoàn MHI được chọn lãnh đạo dự án với tư cách là công ty hàng không duy nhất ở Nhật Bản có kinh nghiệm về máy bay chiến đấu.
MHI đã chế tạo chiếc F-2 có nguồn gốc từ F-16, bản thân nó là sự kế thừa của máy bay chiến đấu siêu thanh F-1 của cùng công ty, một chương trình phát triển trước đó bắt đầu từ những năm 1960. Tập đoàn cũng đã tiến hành sản xuất F-4EJ Phantom II và các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không F-15J Eagle tiếp theo cho dịch vụ của JASDF.
Đối với F-2, MHI đã hợp tác với Tập đoàn Lockheed Martin để sản xuất một máy bay chiến đấu đa chức năng dựa trên F-16 , với tỷ lệ 60/40 trong sản xuất giữa Nhật Bản và Mỹ. Một hình thức liên doanh tương tự với một công ty nước ngoài hiện đã được lựa chọn cho máy bay chiến đấu tương lai.
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, quyết định về đối tác nước ngoài cho dự án máy bay chiến đấu sẽ được đưa ra trước cuối năm 2020. Các ứng cử viên có thể bao gồm Lockheed Martin ở Mỹ và BAE Systems ở Vương quốc Anh, cũng như các công ty khác của Mỹ như Boeing và Northrop Grumman.
Dự án máy bay chiến đấu tàng hình mới này chỉ là một phần trong quá trình củng cố vững chắc năng lực quân sự của Nhật Bản nhằm đối phó với các mối đe dọa và thách thức an ninh quốc gia ngày càng tăng, đặc biệt là từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Yêu cầu ngân sách quốc phòng của nước này cho năm tài chính 2021 là mức cao nhất được ghi nhận, vào khoảng 55 tỉ USD, đánh dấu mức tăng năm thứ 9 liên tiếp. Nó bao gồm khoảng 556 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu trong tương lai, cộng với 114 triệu USD cho việc tích hợp các hệ thống con của nó bao gồm radar và hệ thống nhiệm vụ.
TQ chưa thu hồi bằng vũ lực, Đài Loan có thể đã "tự thua" vì nguyên nhân này Ngay trong lòng Đài Loan đang xuất hiện nguy cơ còn đáng lo ngại hơn cả việc quân đội Trung Quốc mở cuộc tấn công, thu hồi hòn đảo bằng vũ lực, theo SCMP. Năm nay, Đài Loan sẽ lần đầu tiên chứng kiến dân số giảm (ảnh: SCMP) Nửa đầu năm 2020, Đài Loan ghi nhận 88.555 ca tử vong và 79.760...