Điểm yếu của phi đội chiến đấu cơ ‘Chim ăn thịt’ Mỹ
Phi đội chiến đấu cơ hiện đại F-22 “Chim ăn thịt” của Mỹ không được đánh giá cao trong thực chiến bởi số lượng quá ít, không đảm bảo khả năng phối hợp tác chiến.
Chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Không quân Mỹ hiện sở hữu 186 máy bay tàng hình Lockheed Martin F-22 Raptor. Trong số này, 123 chiếc có thể sẵn sàng chiến đấu, 23 chiếc đóng vai trò là máy bay dự bị, còn lại 40 chiếc dùng cho các hoạt động thử nghiệm, huấn luyện, theo National Interest.
Nhưng có ít nhất hai trong số 186 chiếc của đội bay F-22 hiện không thể cất cánh. Một chiếc F-22 dùng cho công tác thử nghiệm, đóng tại căn cứ không quân Edward, California, thường xuyên phải “đắp chiếu” vì sở hữu hệ thống điện tử quá lạc hậu. Một chiếc khác với số hiệu 02-4037 thì bị hư hỏng nặng sau một lần hạ cánh bằng bụng và phải mất tới 4 năm cùng khoảng 98 triệu USD để khắc phục. Ngoài ra, không quân Mỹ hiện cũng gặp khó khăn trong việc duy tu, sửa chữa chiến đấu cơ F-22 do sự rối loạn trong khâu bảo quản, lưu trữ thiết bị.
Quan trọng hơn cả, không quân Mỹ đang không có đủ 381 chiếc Raptor cần thiết. Vì thế, dù F-22 được xem là chiến đấu cơ có sức mạnh vượt trội, nó lại không thể hiện diện ở khắp mọi nơi trong cùng một thời điểm. Washington hiện chỉ có 6 phi đội tác chiến F-22 Raptor, tất cả đều bị đánh giá là không đầy đủ bằng những phi đội chiến đấu cơ thông thường. Một đơn vị chiến đấu cơ F-15 hay F-16 thường biên chế khoảng 24 máy bay chính cùng hai máy bay dự bị. Theo giới quan chức không quân, đây là cách vận hành phi đội hiệu quả nhất.
Thế nhưng, 5 trong 6 phi đội Raptor của Mỹ hiện chỉ biên chế 21 máy bay chính cùng hai máy bay dự bị. Phi đội Raptor duy nhất của lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia đóng tại căn cứ Hickam, Hawaii, chỉ có 20 chiếc F-22, bao gồm cả máy bay dự bị.
Để duy trì những phi đội ít ỏi này, không quân Mỹ phải cắt giảm tối đa số lượng máy bay F-22 phục vụ huấn luyện và thử nghiệm, đến mức các học viên tại Trường Vũ khí Không quân ở căn cứ Nellis phải dùng chung 13 chiếc F-22 cùng các đơn vị khác.
Với việc ngân sách quốc phòng đều tập trung cho phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đắt giá F-35, công cuộc nâng cấp sức mạnh của F-22 Raptor cũng gặp không ít trở ngại. Phải đến cuối năm 2017, hơn một thập kỷ sau khi F-22 chính thức đi vào hoạt động, mẫu chiến đấu cơ này mới được trang bị đầy đủ các loại tên lửa không đối không hiện đại như AIM-9X Sidewinder hay AIM-120D AMRAAM.
Sớm nhất vào năm 2020, phi công lái máy bay Raptor mới có thể được trang bị hệ thống hỗ trợ gắn trên mũ, giúp họ phát huy tối đa mọi ưu thế của tên lửa AIM-9X. Theo kế hoạch, hệ thống hỗ trợ gắn ở mũ phi công phải xuất hiện trên những phi cơ F-22 Raptor từ những ngày đầu tiên, nhưng các trục trặc kỹ thuật và ngân sách eo hẹp khiến tiến trình bị đình trệ.
Ngay cả khi được nâng cấp, Raptor vẫn chưa thể trở thành một chiến đấu cơ đầy uy lực, có khả năng chiến đấu trên mọi mặt trận, theo National Interest. Mỹ hiện không có đủ số lượng F-22 và chúng cũng không trang bị đủ tên lửa. Theo phản ánh của các phi công điều khiển chiến đấu cơ F-15 và F-16, F-22 thực sự phát huy tác dụng trong việc tiêu diệt các mục tiêu khi tác chiến nhưng chúng hết tên lửa rất nhanh, nhất là khi đối phương được trang bị hệ thống gây nhiễu bộ nhớ tần số vô tuyến kỹ thuật số có thể vô hiệu hóa tên lửa AIM-120 của F-22 và cả hệ thống radar mảng pha điện tử chủ động trang bị trên chiếc chiến đấu cơ hiện đại này.
Video đang HOT
Giới chuyên gia đánh giá dù được đầu tư lớn nhưng các phi đội F-22 bé nhỏ cùng một số ít chiến đấu cơ F-15C cải tiến của Mỹ trong thực chiến rất có thể sẽ bị lấn át bởi số lượng áp đảo những chiếc máy bay giá rẻ, như chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc, cho dù chúng có ít tính năng hơn. Chiến đấu cơ Mỹ sẽ lâm vào thế khó khi bắn hết tên lửa mà vẫn chưa thể tiêu diệt được toàn bộ máy bay địch.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Sức mạnh tàu chiến Nga đánh IS khiến Mỹ hãi hùng
Tàu chiến lớp Buyan-M chỉ có lượng giãn nước 950 tấn nhưng lại khả năng phóng tên lửa hành trình tầm 1.500km đã thực sự khiến người Mỹ kinh ngạc.
Ngày 7/10/2015, ba tàu chiến lớp Buyan-M và một tàu chiến lớp Gepard Project 11661K của Tiểu Hạm đội Caspian, Hải quân Nga đã phóng 26 tên lửa hành trình 3M-14T Kalibr vượt 1.500km đánh chính xác 11 mục tiêu phiến quân IS ở Syria. Sự kiện này đã khiến cả thế giới sốc nặng trước sức mạnh tên lửa Nga, nó cũng đánh dấu việc Mỹ mất đi vị thế độc tôn tấn công tầm xa với tên lửa Tomahawk lừng danh. Đồng thời, sự kiện này đã "hạ bệ sự ngạo mạn" của người Mỹ khi cho rằng Nga không thể có tên lửa hành trình tầm bắn tới 1.500km.
Không chỉ khiến người Mỹ phải sốc trước tên lửa 3M-14T Kalibr, Quân đội Nga còn tạo nên sự kinh ngạc với lớp tàu chiến mang phóng tên lửa. Trong khi, tên lửa Tomahawk chỉ có thể triển khai trên tàu chiến Aegis cỡ 9.000-10.000 tấn hoặc tàu ngầm hạt nhân cỡ lớn thì Kalibr có thể tích hợp trên tàu cỡ nhỏ. Cụ thể, lớp Buyan-M chỉ có lượng giãn nước chưa tới 1.000 tấn còn Gepard là 2.000 tấn. Thực sự, đây là bước đột phá công nghệ, nghệ thuật tác chiến hải quân của Hải quân Nga. Các tàu chiến nhỏ sở hữu khả năng tấn công không hề thua kém tàu chiến cỡ lớn.
Buyan-M Project 21631 là biến thể của lớp tàu hộ vệ thế hệ mới lớp Buyan Project 21630 được nghiên cứu phát triển bởi Cục thiết kế Zelenodolsk, chế tạo hàng loạt tại nhà máy Almaz (ở St.Petersburg).
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 8 tàu hộ vệ lớp Buyan và Buyan-M được chế tạo, trong đó 6 tàu được hoàn thiện và biên chế cho Tiểu Hạm đội Caspian. Chúng gồm 3 chiếc tàu pháo Buyan Project 21630 và 3 tàu chiến tên lửa Buyan-M Project 21631 (mang tên Grad Sviyazhsk, Uglich và Veliki Ustyug).
Các tàu chiến Buyan-M Project 21631 có lượng giãn nước toàn tải 949 tấn, dài 75m, rộng 11m, cao 6,57m, mớn nước 2,5m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
Con tàu được trang bị hai động cơ diesel Zvezda M520 và hệ thống đẩy Pumpjet cho tốc độ hành trình tối đa 26 hải lý/h, tầm hoạt động 4.300km với vận tốc kinh tế 12 hải lý/h, dự trữ hành trình 10 ngày.
"Nhỏ mà có võ" - sức mạnh của Buyan-M Project 21631 là cực kỳ khủng khiếp. Phía sau thượng tầng là nơi đặt tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr. Việc bố trí hơi kỳ lạ như vậy (thường các tàu chiến sẽ bố trí tổ hợp tên lửa phóng đứng phía trước thượng tầng) do kích cỡ nhỏ nhắn của tàu, không gian phía trước là khá hạn hẹp.
Các đạn tên lửa của tổ hợp Kalibr được đặt trong hệ thống phóng thẳng đứng UKSK hình hộp.
Trong ảnh, đạn tên lửa Kalibr đang được cần cẩu nạp vào bệ phóng đứng UKSK trên tàu hộ vệ lớp Buyan-M.
Tổ hợp Kalibr trên tàu chiến Buyan-M được trang bị hai loại đạn tên lửa gồm: Đạn chống hạm 3M-54T đạt tầm bắn phóng 440-660km, tốc độ bay siêu âm Mach 2,9, mang đầu đạn 200kg; đạn đối đất 3M-14T đạt tầm bắn 1.500-2.500km, tốc độ cận âm Mach 0,8, mang đầu đạn 450kg. Tùy từng nhiệm vụ tác chiến mà một hoặc cả hai loại tên lửa sẽ được lắp vào bệ UKSK.
Ngoài tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr, Buyan-M Project 21631 được tích hợp hàng loạt công nghệ vũ khí tối tân khác đảm bảo khả năng phòng thủ. Trong ảnh là module chiến đấu hệ thống tên lửa phòng không 3M-47 Gibka, trên nó được tích hợp hệ thống ngắm mục tiêu quang điện và hai "cánh tay" lắp tên lửa vác vai kiểu Igla hoặc Igla-S. Phạm vi tác chiến 5-6km, độ cao hạ mục tiêu 3,5-4km.
Đặc biệt, trên Buyan-M được trang bị tổ hợp pháo phòng không siêu tốc AK-630M1-2 thiết kế với hai nòng pháo GSh-6-30 6 nòng cỡ 30mm cực kỳ hiệu quả trong tác chiến chống tên lửa diệt hạm bay thấp, mục tiêu trên không ở cự ly gần.
"Hỏa thần" AK-630M1-2 có thể phun 10.000 phát/phút với tầm bắn xa đến 4km.
Một điểm đáng ngạc nhiên nữa trên tàu chiến Buyan-M là nó được trang bị pháo hạm cỡ 100mm A190 - đây là bước đột phá công nghệ thu gọn pháo hạm cỡ lớn của người Nga lắp lên tàu nhỏ. Trước kia, pháo cỡ 100-130mm chỉ thể lắp trên tàu cỡ 5.000-6.000 tấn trở lên thì nay có thể lắp trên tàu chưa tới 1.000 tấn. Pháo 100mm A190 vượt trội tầm bắn so với AK-176 76,2mm, phạm vi tác chiến tới 20km, sức công phá mạnh hơn, tốc độ bắn 80 phát/phút.
Theo_Kiến Thức
Lên thăm xe sửa chữa tổng hợp của QĐND Việt Nam Tổng cục Kỹ thuật đã chế thử thành công xe công trình sửa chữa tổng hợp cấp chiến thuật phục vụ tác chiến của QĐND Việt Nam Mới đây, Tổng cục Kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam vừa hoàn thành việc nghiên cứu, chế thử và sản xuất xe công trình sửa chữa tổng hợp cấp chiến thuật phục vụ trong...