Điểm yếu của ngành sữa công thức tại Mỹ
Những chuyên gia trong ngành từ lâu đã lo sợ về tình huống các bậc cha mẹ Mỹ “tuyệt vọng” tìm kiếm nguồn cung sữa công thức cho trẻ sơ sinh do thiếu hụt trên toàn quốc.
Nhân viên kiểm các hộp sữa công thức trước giờ mở cửa tại một cửa hàng tiện lợi ở Chelsea, Massachusetts (Mỹ), ngày 20/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình trạng thiếu hụt sữa công thức đã cho thấy một ngành công nghiệp không linh hoạt khi chỉ vài doanh nghiệp sở hữu phần lớn hoạt động sản xuất sữa công thức tại Mỹ. Sau khi một nhà máy của Abbott Nutrition tại Sturgis, Michigan, đột ngột ngừng hoạt động, vào tháng Hai do phát hiện nhiễm khuẩn, tính đến tháng Năm, các cửa hàng báo cáo có tới 40% sản phẩm sữa công thức đã hết hàng do những nút thắt trong chuỗi cung ứng và việc thu hồi sản phẩm sữa công thức.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Abbott, Reckett Benkiser và Nestle sản xuất năm nhãn hiệu sữa công thức hàng đầu của Mỹ gồm Enfamil, Similac, Gerber, PediaSure và Isomil. Câu hỏi được đặt ra là tại sao các công ty mới vẫn chưa đột phá trong một ngành quan trọng như vậy?
Giới chuyên gia cho biết các doanh nghiệp mới gặp rất nhiều rào cản để có gia nhập vào thị trường sữa bột cho trẻ. Ron Belldegrun và Mia Funt, hai nhà đồng sáng lập ByHeart, một thương hiệu sữa công thức sử dụng sữa bò hữu cơ, cho hay họ đã dành hơn 5 năm để cố gắng đạt được bước tiến trên thị trường sữa công thức.
Theo thống kê, ByHeart là nhà sản xuất sữa công thức mới đầu tiên trong hơn 15 năm được đăng ký với Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Ông Belldegrun cho biết sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh là thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ nhất trên thế giới.
Shazi Visram, người đã cho thành lập công ty thực phẩm cho trẻ em Happy Family Organics vào năm 2003 lưu ý quy trình để đưa một sản phẩm lên kệ cực kỳ nghiêm ngặt, tiêu tốn nhiều thời gian lẫn vốn đầu tư. Cần ít nhất 3-5 năm để đưa tung sản phẩm ra thị trường từ việc phát triển công thức, đến phát triển chuỗi cung ứng, sau đó là thử nghiệm lâm sàng, xin cấp phép từ FDA và cuối cùng là sản xuất.
Doanh nhân kiêm nhà khoa học Laura Katz, người đã thiết lập công ty khởi nghiệp sữa công thức Helaina vào năm 2019, nhấn mạnh sữa bột trẻ em là một sản phẩm rất nhạy cảm và quan trọng và đó là lý do tại sao việc thiết lập độ an toàn của sản phẩm này thông qua thử nghiệm lâm sàng đòi hỏi một hành trình dài như vậy.
Mỹ tiếp nhận đợt vận chuyển sữa công thức đầu tiên từ châu Âu
Ngày 22/5, Nhà Trắng thông báo một máy bay quân sự chở chuyến sữa công thức đầu tiên từ châu Âu đã hạ cánh xuống sân bay tại Indianapolis, bang Indiana của nước này.
Gian bày bán sữa công thức thiếu hàng nghiêm trọng tại một cửa hàng tiện lợi ở Chelsea, Massachusetts (Mỹ), ngày 20/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là đợt vận chuyển nhằm hỗ trợ Mỹ giải quyết tình trạng khan hiếm sữa công thức chưa từng thấy.
Theo đó, máy bay trên chở theo hơn 31.751 kg sữa bột công thức đã rời căn cứ quân sự của Mỹ tại Ramstein, Đức và đã hạ cánh xuống sân bay ở thành phố Indianapolis, Indiana, nơi đặt trụ sở của hãng sữa Nestle. Số sữa công thức mới chuyển đến này sẽ được đem đi kiểm nghiệm chất lượng trước khi phân bổ đến người tiêu dùng. Nhà Trắng cho biết thêm giới chức Mỹ đã sắp xếp tiến hành đợt vận chuyển thứ hai hỗ trợ các gia đình có con nhỏ tại nước này.
Trong một tuyên bố đưa ra trên Twitter khi đang ở thăm Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định các nhà chức trách đang nỗ lực hết sức để đưa sữa công chức đảm bảo chất lượng đến từng người dân có nhu cầu. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, chính phủ đang chuẩn bị tiến hành chuyến hàng thứ hai vận chuyển sữa công thức cho trẻ sơ sinh của hãng Nestle đến Pennsylvania trong những ngày tới.
Trong trả lời phỏng vấn trên kênh CNN, cố vấn kinh tế của tổng thống, ông Brian Deese, cho biết đợt vận chuyển sữa đầu tiên đáp ứng khoảng 15% nhu cầu sữa khẩn cấp. Ông cho biết thêm trong tuần tới, sẽ có thêm các chuyến chở sữa công thức như một phần trong nỗ chương trình "Operation Fly Formula".
Cùng ngày, Thị trưởng thành phố New York Eric Adams đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn thành phố nhằm ngăn chặn giá sữa công thức leo thang. Ông Adams nêu rõ biện pháp này nhằm ngăn chặn những cá nhân hoặc các nhà bán lẻ tìm cách đầu cơ sản phẩm sữa công thức trong cuộc khủng hoảng này.
Mỹ sản xuất khoảng 98% lượng sữa bột được tiêu thụ trong nước. Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng và thiếu nhân công do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến Mỹ bị thiếu sữa công thức. Xu hướng này ngày càng gia tăng kể từ khi hãng Abbott thông báo quyết định tự nguyện thu hồi lô sữa bột có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa sau 2 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong. Điều tra sau đó cho thấy sữa công thức không phải là nguyên nhân gây tử vong. Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã đạt được thỏa thuận với Abott nhằm nối lại sản xuất, song sẽ phải mất nhiều tuần sản phẩm này mới xuất hiện lại trên kệ hàng.
Tình trạng khan hiếm sữa công thức đã đẩy giá sản phẩm này lên cao, khiến mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng kêu gọi phụ huynh tự làm sữa công thức tại nhà. Tuy nhiên, Hiệp hội Bác sĩ nhi khoa Mỹ (AAP) cảnh báo không nên sử dụng sữa công thức tự làm do sản phẩm này có thể thiếu các vitamin và dưỡng chất quan trọng cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia, phụ huynh nên tham khảo bác sĩ nhi khoa về các phương án dinh dưỡng thay thế, đồng thời người dân nên chuyển sang các thương hiệu sữa công thức khác, đặc biệt là với những trẻ không quá nhạy cảm với các thành phần của sữa.
Bác sĩ nhi cảnh báo phong trào dùng sữa công thức tự chế tại Mỹ Các bài đăng trên mạng xã hội khuyến khích các bậc phụ huynh tại Mỹ tự làm sữa công thức tại nhà trong bối cảnh nước này đang trong cuộc khủng hoảng sữa bột cho trẻ em. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước hay thay thế sữa bằng nước hoa quả, trà. Ảnh: AFP Theo hãng tin AFP, các...