Điểm yếu của Facebook Tìm kiếm
Vào năm 2008, Mark Zukerberg phát biểu tại hội nghị công nghệ rằng, lượng thông tin chia sẻ giữa người dùng với nhau hằng năm sẽ tăng gấp đôi.
Nhưng đó chỉ là phỏng đoán chủ quan của một cá nhân và điều này dường như đã không xảy ra. Không những vậy, phát ngôn trên của Zukerberg cũng tạo ra một thách thức đáng kể cho tầm nhìn chiến lược của chính anh với Graph Search – công vụ tìm kiếm mới nhất của hãng.
Tuần qua, CEO của mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã cho ra mắt Graph Search – một bản nâng cấp tìm kiếm dành cho điểm yếu “chí mạng” của Facebook và sự kiện này thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng công nghệ thế giới. Theo phản hồi của những người dùng thử đầu tiên, Facebook đã cho họ cơ hội trải nghiệm những gì bạn bè họ sẻ chia trên MXH, đó có thể là những nơi hẹn hò lý tưởng hay những nhà hàng bạn của họ hay ăn.
Graph Search – Công cụ tìm kiếm mới nhất của Facebook.
Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người chia sẻ dữ liệu với Facebook và Graph Search chỉ đóng vai trò cầu nối giúp họ tìm kiếm những gì người khác sẻ chia với hãng. Đối với những thông tin chưa từng được người dùng biết đến, sẽ không có bất cứ kết quả nào hiện ra nếu bạn muốn tìm kiếm nó và điều này đã khiến Graph Search mất điểm hoàn toàn nếu đem so với Google hay Bing.
Không dừng lại ở đó, Facebook hiện vẫn đang tiến hành thử nghiệm công cụ tìm kiếm của mình trong nội bộ và các nhân viên của họ trở thành những người sử dụng bất đắc dĩ. Theo ý kiến của Kate Losse – một nhân viên của hãng cho biết “sẻ chia đã trở thành một phần trong văn hóa công ty của Facebook”. Nhưng, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhân viên cùng với tầm nhìn của mình, CEO của tập đoàn sẽ tiếp tục “nhào nặn” công cụ tìm kiếm của mình như thế nào?
Trước tiên, chúng ta sẽ xét về những con số ấn tượng của hãng: Trong số 1 tỷ Facebooker như hiện nay, mỗi ngày có khoảng 300 triệu bức ảnh được upload lên MXH. Nhưng khoảng 3 năm trước, khi Facebook chỉ có khoảng 400 triệu người sử dụng, mỗi ngày họ post khoảng 100 triệu bức ảnh. Từ những con số trên chúng ta có thể thấy, hằng năm, hoạt động chia sẻ ảnh trên MXH chỉ tăng khoảng 10% và điều này đi ngược với những tiên đoán ban đầu của Zukerberg trong năm 2008.
Video đang HOT
Số lượng người dùng của Facebook tăng theo từng năm và không có dấu hiệu giảm
Bên cạnh đó, địa điểm là một loại dữ liệu Facebook đang hướng người dùng chia sẻ và việc này dường như cũng không mấy thành công. Ứng dụng độc lập Places của Facebook đã đi vào dĩ vãng khi người dùng không mấy mặn mà với việc cập nhập thông tin về địa điểm khi đăng một status hay post ảnh lên mạng, đặc biệt với người sử dụng smartphone.
Đối với các kết quả tìm kiếm liên quan tới việc làm, giám đốc kĩ thuật của Facebook – Lars Rasmussen cho biết hãng đã làm việc với Pete Kazanjy – CEO của TalentBin, một công cụ tuyển dụng online cho phép tìm kiếm ứng viên thỏa mãn các tiêu chí về kĩ năng, sở thích và khả năng làm việc của nhà tuyển dụng thông qua các website và mạng xã hội, và hai bên đã đi đến thỏa thuận hợp tác. Tuy nhiên, TalentBin lại bộc lộ những bất cập trong khâu tìm kiếm khi nó không phân tích dữ liệu của toàn bộ các Facebooker và bỏ qua một nửa số người dùng không đăng thông tin về công việc trong hồ sơ cá nhân (profile) của họ. Với nửa số người dùng còn lại, TalentBin chỉ cho phép họ giới thiệu về những công việc trước đó trong… 120 ký tự – bằng 1/15 số ký tự Linkedln dành cho khách hàng của mình sử dụng.
TalentBin – Đối tác hỗ trợ Graph Search của Facebook
Và mới gần đây nhất, Facebook tìm cách tháo gỡ khó khăn trong nỗ lực thúc đẩy khả năng chia sẻ của người dùng thông qua chiến lược mới mang tên “sẻ chia không giới hạn” (frictionless sharing). Tuy nhiên kết quả thu được cũng không mấy khả quan khi các ứng dụng phát triến không nhận được sự hưởng ứng từ phía các Facebooker. Họ cho rằng, thông tin do họ chia sẻ với bạn bè của mình không thường xuyên được tìm thấy và điều này dẫn đến sự hạn chế trong việc đăng tải thông tin lên mạng. Bên cạnh đó, đi kèm với những dữ liệu được đưa lên MXH là những thông tin cá nhân người dùng được chia sẻ công khai và nó đã tạo điều kiện cho những kẻ xấu thực hiện hành vi trêu chọc, lừa đảo,…
Mặc dù Graph Search là điều kiện cần nhưng vẫn chưa phải là đủ đối với thành công của Facebook trong tương lai. Vấn đề trước mắt cần phải giải quyết đó chính là hiện thực hóa những dự đoán của CEO trẻ – Mark Zukerberg và nâng cao khả năng tìm kiếm của Graph Search nếu họ muốn “lần sân” Google hay Bing trong thị trường đầy tiềm năng này.
Theo Genk
Thế giới đang nói gì về Graph Search?
Như từng đề cập , Facebook gần đây đã công bố tính năng Graph Search và được cho đây là một trong tam trụ tạo nên hệ sinh thái Facebook.
Chi tiết giới thiệu về tính năng mới này độc giả có thể tham khảo tại đây. Như thường lệ, mỗi khi một tính năng quan trọng như thế này ra mắt sẽ kéo theo rất nhiều những phản ứng đa chiều của dư luận. Chỉ trong ngày hôm qua, Westart đã đọc được gần 50 bài báo phân tích từng chữ trong lễ ra mắt của Facebook. Để thuận lợi cho các bạn theo dõi và nắm bắt về anh chàng mới toanh này, Westart.vn xin tóm tắt những phản ứng của dư luận, hay có thể gọi là "điểm báo".
Jim Edwards từ BusinessInsider cho rằng ra mắt Graph Search sẽ làm vai trò của Likes trở lại. Thời kỳ hoàng kim của Likes là khi nó mới xuất hiện, là biểu tượng của Facebook và các công ty chạy đua để có thật nhiều Likes cho trang của mình. Từ khi Edgerank ra đời, thông tin từ các Fan Page khó khăn hơn nhiều để đến với người dùng (chỉ khoảng 10% người like thường xuyên thấy nội dung của page), người làm quảng cáo cảm thấy Facebook đang ngăn cản họ tiếp cận người dùng và từ đó vai trò của Likes bị bỏ bê. Với sự ra đời của Graph Search , các Fan Page của nhà hàng, cửa tiệm, tụ điểm giải trí sẽ sắp xếp trong kết quả tìm kiếm dựa trên "sức nặng" của Likes từ bạn bè người dùng. Likes sẽ được hồi sinh - không chỉ để nổi trên News Feed mà còn để duy trì vị trí trong kết quả tìm kiếm nữa.
John Constine của TechCrunch cũng có một phân tích thú vị khi chỉ ra một số nguồn thu tiềm năng (đã dịch - PV) mà Facebook có thể có từ tính năng mới này. Đem lại một cách truy cập dữ liệu trên Facebook hoàn toàn mới, Graph Search rõ ràng rất tiềm năng, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là liệu Facebook có định tận dụng hết các tiềm năng này và trở thành một công ty tất-cả-trong-một (và rất dễ mất tập trung) hay không?
Graph Search liệu có "search" ra tiền?
Trong khi đó Alyson Shontell lại đề cập tới một gã khổng lồ tìm kiếm khác đó là Google, chỉ ra những lý do sau để Google sẽ phải lo lắng Graph Search của Facebook: (1) Đội ngũ làm ra Graph Search đều là nhân viên cũ của Google và Facebook sử dụng Bing là giải pháp dự phòng cho các kết quả tìm kiếm (2) Google vẫn còn yếu thế so với Facebook Graph Search chẳng khác gì giúp "hổ mọc thêm cánh" trên mặt trận mạng xã hội (3) Google không tiếp cận được chút nào dữ liệu tìm kiếm của Facebook.
Google liệu có nên "xoắn" vì Graph Search?
Đồng ý với quan điểm trên, Steven Levy từ Wired cũng kể một câu chuyện chi tiết từ mầm mống ý tưởng, đến việc triển khai nhân sự và xây dựng định hướng sản phẩm Graph Search như thế nào . Ông chỉ ra sự khác biệt cơ bản về sản phẩm tìm kiếm của Google và Facebook: Google thì cho ra kết quả dựa trên dòng thông tin chảy suốt thế giới mạng, còn Facebook lại đặt bạn vào trung tâm và dựa trên mạng lưới thông tin với bạn bè, người thân, sở thích, thương hiệu yêu thích của mỗi người v.v... Mark Zuckerberg nói với Levy rằng: "T hực tế không có cách nào để truy cập xuyên suốt nội dung đang được chia sẻ, để lấp đầy nhu cầu to lớn của con người về khám phá, tìm kiếm những người bạn chưa liên kết. Chúng tôi nghĩ chúng tôi phải làm điều gì đó . Chúng tôi là sản phẩm duy nhất trên thế giới có thể làm điều đấy."
Alex Wilhem (TNW) lại có góc nhìn khác. Sự xuất hiện của Bing đằng sau Graph Search có thể là minh chứng cho mối quan hệ hữu hảo của Microsoft và Facebook ( sau Skype và Video Call ), nhưng Bing có lẽ cũng không xơ múi được gì nhiều: tìm kiếm Web vẫn khác xa tìm kiếm xã hội (Social Search) và không thể thay thế chúng cho nhau. Bài viết cũng cho rằng Google và Microsoft hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống tìm kiếm dựa trên các mối quan hệ trên mạng xã hội như Facebook để cạnh tranh về mặt kỹ thuật, nhưng họ sẽ phải vượt qua mạng xã hội có hàng tỷ người dùng và một nghìn tỷ kết nối này. Do vậy, Liz Gannes ( AllthingSD) cũng cho rằng Google nên nhìn nhận Facebook có thể mang đến một cơ hội hơn là mối đe dọa, khi Google vẫn đang gặp khó khăn với các cáo buộc độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm.
Nói về chiến lược của Facebook, với Graph Search, Facebook đang dần chuyển mình theo định hướng Mobile (Tim Carmody, The Verge) . Nếu một người search "Quán Bar ở Hà Nội được like bởi người ở Hà nội " thì họ sẽ cầm laptop hay smartphone? Dù tính năng Graph Search vẫn ở trạng thái Beta trên web, và dù có lên điện thoại thì sẽ mất đi một số tính năng so với web, nhưng với Facebook Nearby cùng một loạt mobile apps khác, chẳng ai nghi ngờ tương lai của Facebook sẽ là "Mạng xã hội di động, cung cấp viễn thông đa điểm, quảng cáo, và tìm kiếm theo bối cảnh (context).
Tổng kết lại, Hamish McKenzie ở Pandodaily cho rằng giá trị cốt lõi của Facebook đã được thể hiện rõ qua Graph Search: đó là sự liên kết (connections) giữa các thực thể trên mạng xã hội, chứ không phải yếu tố xã hội (social). Và với việc nắm giữ sự kết nối khổng lồ, hay còn được gọi là chiếc danh bạ lớn nhất thế giới, liệu có còn cuộc chiến giữa các trang web hẹn hò khi Graph Search có thể làm tốt hơn (tin vui cho các F.A chăng?)
Theo Genk
Facebook giới thiệu công cụ tìm kiếm Graph Search Công cụ này sẽ thay thế cho thanh tìm kiếm mặc định trên Facebook, cho phép các thành viên không chỉ tìm kiếm thông tin của nhau theo dạng chữ viết mà còn cả hình ảnh lẫn video một cách thông minh và tiện lợi. Mark Zuckerberg giới thiệu công cụ tìm kiếm Graph Search tại trụ sở của Facebook. Ảnh:Cnet. Buổi ra...