Điểm yếu chí mạng của “Thưa Mẹ Con Đi”: Cách Văn giải quyết vấn đề có ích kỉ quá không?
Cách hành xử của chàng nhân vật chính trong “Thưa Mẹ Con Đi” rất mâu thuẫn với thông điệp gia đình mà phim đưa ra.
(Bài viết có tiết lộ nội dung phim mong độc giả cân nhắc trước khi xem).
Thưa Mẹ Con Đi là phim điện ảnh đề cao thông điệp: Tình yêu dù ở bất cứ hình dạng nào, vẫn là tình yêu. Và thông điệp cao cả về gia đình, tình mẫu tử. Thế nhưng, cách hàng động của anh chàng Văn ( Lãnh Thanh) lại tỏ ra cực kỳ mâu thuẫn với cả hai thông điệp chính của phim đưa ra.
Trong Thưa Mẹ Con Đi, anh chàng Văn trở về sau nhiều năm sinh sống xa gia đình ở nước ngoài. Trong chuyến về thăm quê, Văn làm được hai điều. Thứ nhất đó là “come out” với gia đình về tình yêu đồng tính của anh với cậu bạn trai Ian ( Gia Huy). Thứ hai là phát hiện ra việc mẹ bị tiểu đường cấp II và kèm theo là nhiều căn bệnh tuổi già khác. Vấn đề là ở chỗ, những hành động của Văn dường như vẫn hơi ích kỷ, trái với những điều anh chàng đang nói ra.
Trailer phim “Thưa Mẹ Con Đi”
1. Gã bạn trai tồi, về nhà định “come out” chỉ để làm vừa lòng bạn trai
Đầu tiên là về kế hoạch giới thiệu bạn trai với gia đình. Văn dẫn người yêu về nhà cứ như chỉ để vừa lòng bạn trai mà không hề có một kế hoạch cụ thể nào. Ví dụ như nếu đã thực tâm muốn come out với gia đình, có lẽ ít nhất nên có kế hoạch chọn lựa thời điểm. Sau khi đã bốc mộ cha xong có vẻ là một thời điểm hợp lý. Hoặc lên kế hoạch thổ lộ với bà nội trước, hoặc cô út, hoặc với mẹ ruột của mình – người sẽ thấu hiểu hơn cả v.v… Nhưng không, Văn chỉ trì hoãn hết lần này đến lần khác. Để xảy ra biết bao nhiêu chuyện rắc rối như trò “gài rể” quá đà của ông Tám, hay tình cảnh “come out” cực kỳ bất đắc dĩ, khi mẹ đang đi… vệ sinh.
Dẫn bạn trai về giới thiệu gia đình nhưng Văn không hề biết mình sẽ làm điều đó như thế nào.
Gương mặt ngơ ngơ hoàn toàn không chắc tiếp theo mình phải làm gì của Văn.
Vì sự nhu nhược, thiếu kế hoạch của mình Văn đã khiến Ian phải đau nhói lòng biết bao nhiêu lần, khi chứng kiến cảnh gia đình bạn trai cứ hết lần này đến lần khác tìm cách gả vợ. Đỉnh điểm là khi bà nội vô tư hứa cho Văn mọi gia tài, với điều kiện anh phải cưới vợ.
Cả hai suốt ngày đi chơi lăng quăng vô định như vầy!
Nếu hiểu cho cảm giác của người yêu một chút, có lẽ Văn sẽ ý thức được rằng cảm giác đứng nhìn gia đình sôi nổi lên kế hoạch cưới cho bạn trai mà bản thân lại không nằm trong kế hoạch ấy, là đau đớn nhường nào.
2. Biết mẹ bị bệnh nhưng vẫn lên đường trở về Mỹ?
Tuy là Thưa Mẹ Con Đi chọn chủ đề tình yêu đồng giới, nhưng cốt truyện phụ lại mang thông điệp về tình cảm gia đình. Có điều, hành động và cách thể hiện của Văn lại có chiều hướng hơi ngược ngạo. Mọi điều Văn làm cứ như là do bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, hoặc phản ứng theo những mong muốn riêng của anh chàng nhiều hơn là thực sự hiểu những người xung quanh. Điển hình là bạn trai và mẹ của cậu chàng. Văn giống như đang cố gắng cứu một con cá khỏi bị đuối nước, chỉ biết nhu cầu “giúp đỡ” của mình mà không thực sự hiểu đối phương cần gì.
Mẹ bệnh nhưng Văn vẫn “Thưa Mẹ Con Đi”.
Việc đối xử với bạn trai thì đã bàn ở trên, ở đây hãy nói về cách Văn đối xử với mẹ mình. Biết mẹ mình bị một mớ bệnh tật, nhưng những gì Văn làm chỉ là lấy đó làm cái cớ trì hoãn việc come out với mẹ. Cuối phim thì anh chàng vẫn khăn gói về Mỹ mà thôi, cùng với những giọt nước mắt lo lắng rất chi là khoa trương mà không giải quyết được gì. Văn có thể hoãn lại ngày về của mình, để ít nhất đưa mẹ đi khám. Một người con khi nghe tin mẹ bị bệnh, thậm chí còn không muốn tìm hiểu xem phải chữa bệnh cho mẹ như thế nào sao? Mẹ bị bệnh có đau không? Đau chỗ nào? Mẹ uống thuốc gì? Mẹ điều trị ra sao? Rất nhiều câu hỏi khi mẹ ốm chúng ta đều muốn biết, sao Văn không hỏi? Còn hàng ngàn điều chúng ta muốn làm khi mẹ bệnh. Ấy vậy mà ngay sau khi biết tin, phản ứng đầu tiên của Văn là: “Anh không thể giúp gì được cho mẹ”. Sai! Khi ta muốn, ta sẽ tìm cách. Khi ta không muốn, ta tìm lý do.
Biết tin mẹ đau, Văn khóc xong rồi kêu: “Anh không thể làm vậy với mẹ. Anh không thể giúp mẹ điều gì cả!”.
Phương án mà Văn đưa ra cho mẹ trước khi về nước cũng cực kì một chiều, hướng về bản thân anh chàng. Văn đòi bảo lãnh mẹ sang Mỹ ở với thời gian chờ là khoảng tầm hai năm. Đây là một lựa chọn cực kỳ bản thân mà không hề nghĩ tới lợi ích hoặc nhu cầu của đối phương. Mẹ của Văn sẽ phải học tiếng Anh từ đầu, ở cái tuổi đã qua nửa đời người. Bà sẽ phải thích nghi lại mọi thứ, đổi lại được gì? Có lẽ là một cuộc sống cô lập, mòn mỏi ở nhà chờ con đi làm về. Anh ta chắc sẽ dành cho mẹ được chút thời gian ít ỏi thừa lại, sau khi đã trừ ra thời gian dành cho bạn trai.
Trong khi đó, theo con trai sang Mỹ, mẹ của Văn sẽ mất đi cả cuộc đời ở Việt Nam. Gia đình chồng, bố của Văn dù cho là có khúc mắc, bất hòa nhưng đó lại là điểm chung của mọi gia đình. Khi có khúc mắc, gia đình phải ngồi lại và giãi bày mọi chuyện để cùng nhau tha thứ, thấu hiểu nhau hơn. Đó mới là cách. Mới chỉ có một chút cãi nhau, Văn đã lôi mẹ sang Mỹ ở. Bỏ lại chòm xóm láng giềng, bỏ lại gia đình nhà chồng, bỏ lại cả nửa đời người. Văn hành xử mà không hề biết liệu mẹ có muốn đi hay không. Biết đâu mẹ của anh chàng ở nhà, có một cô bạn thân suốt ngày quyến luyến, hay thậm chí một người bạn tri kỷ ở đâu đó trong làng v.v… Vậy đó, mà Văn muốn mẹ vứt bỏ lại mọi thứ theo mình sang một xứ sở xa lạ. Làm lại từ đầu.
Không biết anh chàng có lần nào tự hỏi: “Mẹ muốn điều gì?”.
Dường như mọi hành động, suy nghĩ và quyết định của Văn đều có điểm chung. Đó là không lấy những người xung quanh làm trung tâm, mà chỉ xoay quanh vấn đề là điều đó có lợi ích cho anh chàng hay không? Văn vịn vào việc mẹ bệnh để trì hoãn việc “come out”, Văn lôi mẹ sang Mỹ, đặt đấng sinh thành vào một tình thế khó khăn, cứ như thể muốn xoa dịu cảm giác tội lỗi của mình vì đã vô tâm suốt bao nhiêu năm qua. Dường như Văn cho rằng cả vũ trụ xoay quanh mình và anh đang cố điều chỉnh mọi thứ sao cho có lợi cho bản thân nhất.
Nhưng có lẽ, bản chất của những đứa con phần lớn đều như Văn. Nước mắt chảy xuôi, người mẹ – người cha mãi mãi sẽ phải chạy theo đứa con yêu thương của họ. Cuối phim, bà Hai (Hồng Đào) – mẹ của Văn bắt đầu tập chạy xe hơi. Có lẽ bà đang bắt đầu chuẩn bị cho chuyến hành trình, một lần nữa hy sinh cho con mình được hạnh phúc.
Thưa Mẹ Con Đi hiện đang công chiếu tại các rạp trên toàn quốc kể từ ngày 16/08.
Theo trí thức trẻ
Câu hỏi khó hiểu ở "Thưa Mẹ Con Đi": Vì sao phải có người nằm trên, nằm dưới?
Cho những ai không hiểu tại sao Văn và Ian phải chia nhau ra người nằm trên, kẻ nằm dưới trong phim "Thưa Mẹ Con Đi".
Sau nhiều năm sinh sống xa nhà, cuối cùng thì Văn (Lãnh Thanh) cũng quyết định trở về thăm quê. Tháp tùng Văn là cậu bạn trai - Ian (Gia Huy), một người đã rời Việt Nam từ khi mới chỉ 15 tuổi. Có một điều khó hiểu trong kịch bản của Thưa Mẹ Con Đi, là cách phân cảnh chia chỗ ngủ của hai nhân vật. Khi về đến nhà Văn, chủ nhà (Văn) phải... nằm trên, còn khách phải (Ian)... nằm dưới?
Trailer Thưa Mẹ Con Đi
Tại sao phải phân biệt ra "ngủ trên - ngủ dưới"?
Thực ra nếu hiểu theo kịch bản của phim, hai anh chàng ngủ tách nhau ra để ẩn dụ cho tình trạng mối quan hệ giữa hai người. Vì cả hai vẫn không dám cho gia đình Văn biết anh là người đồng tính, nên cặp đôi phải ngủ riêng. Cuối phim, khi mọi chuyện đã vỡ lở thì hai anh chàng lại ngủ cùng nhau thoải mái.
Tại sao phải có người nằm trên, nằm dưới mà không... nằm chung?
Nhưng vấn đề ở đây là, nếu cả hai đang muốn "giả làm trai thẳng", việc gì phải ngủ riêng cho bất tiện? Thực ra mà nói, đối với trai thẳng thì ngủ riêng hay chung mà chẳng được. Cả hai người đàn ông thực thụ, cho dù nằm sát nhau cũng sẽ không xảy ra "phản ứng" gì. Vậy, cách tốt nhất để "giả trai" trong tình huống Văn và Ian, chính ra cả hai nên ngủ chung với nhau mới đỡ gây nghi ngờ hơn.
Việc ngủ riêng, giống như cả hai đã vô tình gửi đi một tín hiệu cho mọi người trong nhà rằng Văn và Ian là hai cá thể không thể chung đụng với nhau. Vì cứ hễ chung đụng sẽ gây ra "vấn đề". Vô tình cách chia giường này lại phân chia vai vế giữa hai người, làm lộ ra một chút về mối quan hệ thực sự giữa cả hai. Một người đứng ngoài câu chuyện, không hiểu vấn đề hẳn sẽ tự hỏi, tại sao cùng là con trai với nhau phải ngủ riêng? Hay họ sợ "lửa gần rơm sẽ bốc cháy?".
Thật ra Văn và Ian cũng có cái lý của mình khi quyết định ngủ riêng. Hai người đang yêu nhau, hẳn nhiên cả hai sẽ không thể ngủ chung giường vì chắc chắn sẽ xảy ra những chuyện ngoài ý muốn. Nếu xem thêm một chút, bạn sẽ thấy rằng hai chàng trai vẫn tìm cách ngủ chung giường, nhưng khi đến tờ mờ sáng Văn sẽ đặt báo thức để mò lại lên giường mình. Văn chủ động giữ khoảng cách với người yêu để tránh những gần gũi vô thức giữa hai người, xảy ra trong khi cả hai đang ngủ. Ví dụ, trong một cảnh quay hai chàng trai đang ngủ, có thể thấy Văn và Ian ôm ấp nhau, gần tới mức cả hai xém chút nữa là chạm mặt nhau... trên giường. Xảy ra điều này, thì mẹ của Văn sẽ còn nghi ngờ hơn, mà anh thì chưa sẵn sàng để comeout với mẹ nên phải giấu.
Thật ra thì khi yêu, hai người sẽ có nhu cầu được ở gần nhau. Kể cả trong vô thức.
Những câu đùa "vô cảm" và nhạt nhòa về
Bên cạnh cách phân chia chỗ ngủ khó hiểu, một phân cảnh cũng khó hiểu không kém đó là những câu nói đùa về tình dục rất kì cục của các chàng trai. Cả hai cứ trao đổi qua lại với nhau về vấn đề "nằm trên - nằm dưới". Ian và Văn cứ cố tình nhắc đến hai cụm từ nói trên, kiểu như: "Anh nằm trên, anh không phiền nằm dưới v.v...".
Một trong những câu đùa nhạt nhòa của "Thưa Mẹ Con Đi": Em muốn nằm trên hay... nằm dưới?
Sau đó, anh chàng Ian bắt đầu miêu tả chiếc giường mà cả hai phải nằm. Rằng anh thì nằm giường "cứng" còn em thì nằm giường "mềm" v.v... Thực ra thì người nói vô tình, người nghe hữu ý thôi. Tức là có thể hai anh chàng sẽ chối rằng những câu nói đùa kể trên chẳng liên quan gì đến tình dục... nhưng các manh mối nằm trong phim khá hiển nhiên. Ian là người Việt, ở Việt Nam đến năm 15 tuổi mới sang Mỹ. Không lẽ anh chàng không biết cách miêu tả cái giường mình đang nằm? Mà còn nói nhầm từ "êm" thành "mềm"? Dĩ nhiên là anh chàng đang ám chỉ chuyện khác, không phải chiếc giường.
Nói đùa xong thì ít nhất cả hai phải cười như thế này.
Có điều, mục đích của đoạn nói đùa này khá vô nghĩa. Hai anh chàng nói đùa với nhau, nhưng dường như cả hai không ai hiểu gì về những gì mình nói. Gương mặt của Lãnh Thanh và Gia Huy hoàn toàn... đơ cứng trước những câu đùa này. Đồng ý rằng cả hai đều là tân binh, nên có lẽ diễn xuất chưa tốt nhưng không lẽ cả hai chẳng ai nở được một nụ cười tinh quái trước vài câu nói đùa đơn giản? Sự non nớt của hai diễn viên khiến cảnh quay "giường chiếu" này của Thưa Mẹ Con Đi trở nên khá nhạt nhòa. Thẳng thắn nhìn nhận, thì những câu nói đùa mà không ai hiểu hoặc phản ứng gì là những câu đùa siêu nhạt và kém duyên.
Nói đùa xong cả hai nhìn nhau không hiểu gì hết trơn..
Giữa một tuyến kịch bản khá chậm và thiếu những tình huống gây hài, hai yếu tố kể trên của Thưa Mẹ Con Đi dường như không thể phát huy được vai trò của mình. Những cảnh phim trên trở nên lạc lõng, có khi còn trở nên là khá "cấn" đối với khán giả xem phim.
Tuy nhiên nếu chúng ta nhắm mắt cho qua, thì Thưa Mẹ Con Đi vẫn là một trải nghiệm mới lạ về tình yêu, tình cảm gia đình trong mắt mỗi người. Phim hiện đang được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 16/08.
Theo trí thức trẻ
Sau "Song Lang", Việt Nam sắp có thêm một phim đam mỹ ra mắt năm nay? Hóa ra bộ ảnh từng gây sốt MXH cách đây không lâu chính là bộ ảnh "diễn tập" của hai chàng diễn viên trong một dự án đam mỹ sắp ra mắt. Sau khi bộ ảnh "Về Nhà Với Anh" gây sốt trên mạng xã hội thì mới đây, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, người được biết là đang trong những bước...