Điểm yếu chết người của đội tàu sân bay Mỹ áp sát Triều Tiên
454 quả tên lửa hành trình Tomahawk mà đội tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân Mỹ đem đến áp sát Triều Tiên là một kho vũ khí đồ sộ, nhưng đội tàu này cũng để lộ điểm yếu chết người.
Tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Carl Vinson.
Theo Bloomberg, tàu sân bay hạt nhân Carl Vinson, 4 phi đội chiến đấu cơ cùng các tàu khu trục, tàu tuần dương hộ tống mang theo tới 300 tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa phòng không được coi “là cách răn đe phi hạt nhân mạnh mẽ”.
Hội quân cùng đội tàu Carl Vinson là tàu ngầm hạt nhân USS Michigan lớn nhất của Mỹ. Tổng cộng, đội tàu chiến, tàu ngầm Mỹ áp sát Triều Tiên có tới 454 quả tên lửa hành trình sẵn sàng khai hỏa.
Đó là một kho vũ khí tấn công đồ sộ, trở thành cơn ác mộng đối với bất kỳ quốc gia nào. Nhưng “đội tàu rất mạnh” mà ông Trump điều đến bán đảo Triều Tiên lại không hề có năng lực chống đỡ tên lửa đạn đạo.
“Nhóm tàu sân bay Mỹ áp sát Triều Tiên sẽ chẳng làm thay đổi điều gì cả”, Omar Lamrani, nhà phân tích quân sự tại tổ chức tư vấn Stratfor nhận định. “Tàu Carl Vinson rõ ràng đã thu hút sự chú ý đặc biệt nhưng nó sẽ không làm được điều gì đáng kể”.
Hộ tống tàu Carl Vinson đến bán đảo Triều Tiên có các tàu khu trục USS Wayne E. Meyer, USS Michael Murphy và tàu tuần dương lớp Ticonderoga USS Lake Champlain.
Theo các thông tin trước đây, đội tàu sân bay USS Carl Vinson có các tàu khu trục trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Bloomberg, các tàu khởi hành đến bán đảo Triều Tiên không được trang bị phiên bản phù hợp có thể theo dõi tên lửa đạn đạo đối phương hay mang theo tên lửa đánh chặn SM-3.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS Michigan mang theo 154 tên lửa Tomahawk đến Hàn Quốc.
Hai tàu khu trục JS Samidare và JS Ashigara hội quân cùng tàu Carl Vinson cũng không có năng lực phòng thủ như vậy, hải quân Nhật Bản xác nhận. Ngoài ra, 3 tàu chiến khác của Hàn Quốc dự kiến tập trận cùng tàu Carl Vinson cũng không thể chống đỡ trước đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Khi được hỏi về vấn đề này, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Gary Ross nói: “Chúng tôi không giải thích chi tiết năng lực chiến đấu của các tàu chiến”.
Ông Ross giải thích, không một hệ thống nào có thể phòng vệ trước mọi mối đe dọa. “Thay vào đó, Mỹ có hệ thống phòng thủ đa lớp cả trên đất liền và trên biển, để chống tên lửa đối phương”.
Video đang HOT
Bloomberg nhận định, nếu thực sự nghiêm túc về mối đe dọa tên lửa Triều Tiên, chính quyền Trump đã huy động toàn bộ 6 tàu chiến có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, vốn đang neo tại Yokosuka, phía đông Nhật Bản, tới bán đảo Triều Tiên.
Trong khi đó, chuyên gia phân tích quốc phòng David Wright nói, các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis của Mỹ ở Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng không thể đánh chặn tên lửa Triều Tiên ngay khi phóng.
“Aegis không hề có khả năng bắn rơi tên lửa đạn đạo tầm ngắn hoặc tầm trung của đối phương ở giai đoạn tăng tốc”, ông Wright phân tích. “Đến khi tàu chiến Mỹ có thể đánh chặn thì Triều Tiên đã đạt được mục đích là thử tên lửa”.
Triều Tiên đã nhiều lần phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung.
Bên cạnh đó, dù các tàu chiến, tàu ngầm Mỹ mang theo tới 454 quả tên lửa Tomahawk răn đe Triều Tiên, hiệu quả sử dụng vũ khí này là không cao.
Tomahawk không phù hợp để oanh tạc căn cứ ngầm dưới lòng đất, hầm trú ẩn kiên cố. Nếu Mỹ quyết định tấn công phủ đầu Triều Tiên, tiêm kích tàng hình F-22 hay máy bay ném bom chiến lược B-2 mới là loại vũ khí phù hợp nhất.
Theo đánh giá của Stafor, Triều Tiên hiện có hơn 1.000 quả tên lửa tầm bắn khác nhau, có sức công phá lớn, nằm rải rác trên khắp đất nước này.
Nhưng Triều Tiên sẽ không thể khai hỏa kho vũ khí khổng lồ này đồng thời vì số lượng ống phóng có hạn.
Có thể nói, đội tàu chiến hùng hậu mà ông Trump đưa đến Triều Tiên hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa biểu tượng.
Kho vũ khí trên tàu đồ sộ, nhưng không phù hợp để giải quyết mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo vào tàu sân bay Carl Vinson hay chỉ đơn giản là phóng ra biển, các tàu chiến Mỹ cũng không có năng lực để đánh chặn.
Theo danviet
Sức mạnh khủng khiếp của tàu ngầm Mỹ áp sát Triều Tiên
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan Mỹ đến Hàn Quốc ngày 25.4 từng mang kho tên lửa có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa trong chốc lát.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, USS Michigan.
Theo báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc, việc Mỹ đưa tàu ngầm hạt nhân đến khu vực là lời cảnh báo mạnh mẽ nhất nhằm vào Triều Tiên, trong bối cảnh Bình Nhưỡng có thể thử hạt nhân lần 6 hoặc phóng tên lửa trong dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội Triều Tiên (25.4).
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Washington đang gửi hạm đội mạnh mẽ, không chỉ có tàu sân bay mà còn cả tàu ngầm hạt nhân đến khu vực.
"Chúng tôi đang gửi một hạm đội, rất mạnh mẽ", ông Trump nói. "Chúng tôi có tàu ngầm, tàu ngầm rất mạnh, mạnh hơn nhiều so với tàu sân bay".
Các nhà phân tích khi đó đã nhắc đến sự xuất hiện của tàu sân bay hạt nhân lớp Ohio ở bán đảo Triều Tiên. USS Michigan cập cảng Hàn Quốc ngày hôm nay chính là lớp tàu này.
Từng là tàu ngầm sở hữu tên lửa hạt nhân
Tên lửa Trident II phóng từ tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio.
USS Michigan (SSBN-727/SSGN-727) là chiếc thứ hai thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Ohio.
Con tàu được khởi đóng ngày 28.2.1975, hạ thủy ngày 4.4.1977 và chính thức đi vào hoạt động ngày 11.9.1982. USS Michigan có lượng giãn nước tối đa 18.750 tấn khi lặn, dài 170 mét, rộng 13 mét.
Tàu được trang bị một lò phản ứng hạt nhân S8G PWR cung cấp năng lượng cho 2 turbine, đi kèm với 1 động cơ phụ trợ có công suất 325 mã lực. Tổng công suất động cơ lên tới 60.000 mã lực.
USS Michigan đạt tốc độ tối đa khi lặn lên tới 46 km/giờ, độ sâu 240 mét, tầm hoạt động không giới hạn, phụ thuộc vào lượng thực phẩm mang theo để phục vụ cho thủy thủ đoàn gồm 15 sĩ quan và 140 thủy thủ.
Ban đầu, USS Michigan được thiết kế với vai trò tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (SSBN). Do đó, tàu được trang bị 24 tên lửa Trident II tầm bắn 11.300 km, mang theo đầu đạn hạt nhân W76 hoặc W88 có đương lượng nổ 300 - 400 kT.
Kho tên lửa này được đánh giá có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa trong chốc lát.
USS Michigan là tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ.
Trident II là loại tên lửa chiến lược, chuyên dùng để hủy diệt các mục tiêu quan trọng như những thành phố lớn, trung tâm kinh tế chính trị, căn cứ quân sự của đối phương.
Trở thành tàu ngầm chuyên phóng tên lửa Tomahawk
Năm 1994, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, giới chức Mỹ quyết định cắt giảm số tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Tuy nhiên, 4 chiếc bao gồm USS Michigan không bị loại biên mà được hoán cải thành tàu ngầm mang tên lửa hành trình Tomahawk, phiên bản tấn công đất liền.
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio bao gồm Ohio, Florida, Michigan, Georgia lần lượt được thay lò phản ứng hạt nhân, cải tạo ống phóng tên lửa và gắn thêm các thiết bị phục vụ đơn vị đặc nhiệm hải quân. Quá trình nâng cấp hoàn tất vào năm 2007, tiêu tốn từ 500-900 triệu USD.
Sau khi trải qua nâng cấp, USS Michigan vẫn duy trì 24 ống phóng tên lửa, nhưng 22 ống được gắn module hình trụ chứa 7 quả tên lửa Tomahawk, tối đa 154 quả.
USS Michigan có thể mang tối đa 154 quả tên lửa Tomahawk.
Hai ống phóng còn lại đảm nhiệm việc phóng các tàu lặn chứa tối đa 66 người lính đặc nhiệm SEAL hoặc các tàu lặn tự hành mini, phao thủy âm, thiết bị cảm biến.
Tàu ngầm lớp Ohio cải tiến mang tên lửa Tomahawk được xem là câu trả lời cho chiến thuật chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc và Nga. Tàu sử dụng tên lửa hành trình chiến thuật, tuy không có sức hủy diệt trên diện rộng nhưng có thể đánh trúng chính xác mọi mục tiêu từ xa, phù hợp với môi trường tác chiến hiện đại.
Tên lửa Tomahawk trang bị trên tàu ngầm USS Michigan có tầm bắn từ 1.300km (BGM-109D) cho đến 2.500km (BGM-109A). Tên lửa Tomahawk có thể được trang đầu đạn nổ thông thường nặng 450kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80 và đầu đạn chùm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Theo đánh giá của báo Hàn Quốc, 154 quả tên lửa Tomahawk là đủ để Mỹ vô hiệu hóa toàn bộ các cơ sở chế tạo và thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Năm 2011, một tàu ngầm hạt nhân khác thuộc lớp Ohio là USS Florida đã tham gia chiến dịch Bình minh Odyssey, tấn công Libya nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Chỉ riêng tàu USS Florida đã phóng 93 quả tên lửa vào Libya.
Đợt "bão lửa" này đã phá hủy các dàn hỏa lực phòng không và sân bay của Libya, tạo điều kiện cho các chiến đấu cơ và máy bay ném bom chiến lược B-2 oanh tạc. Đây là lần đầu tiên tàu ngầm lớp Ohio tham chiến bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Carl Schuster, Giáo sư tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii, cựu giam đôc chiên dich tai Trung tâm tinh bao hôn hơp thuôc Bô chi huy Thai Binh Dương nhận định, "USS Michigan không cần phải áp sát bán đảo Triều Tiên mà có thể âm thầm hoạt động ở vùng biển Nhật Bản".
"Tàu ngầm hạt nhân thường hoạt động ở vùng biển sâu, nơi có không gian rộng lớn để phóng tên lửa từ xa, hay né tránh đối phương nếu có tình huống xấu xảy ra".
Theo Danviet
Triều Tiên đe dọa đánh chìm tàu sân bay hạt nhân Mỹ Triều Tiên ngày 23.4 tuyên bố sẵn sàng đánh chìm tàu sân bay hạt nhân Mỹ để phô trương sức mạnh quân sự, trong bối cảnh hai tàu chiến Nhật Bản hội quân cùng đội tàu sân bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Carl Vinson. Theo Channel News Asia, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong...