Điểm thi bất thường của 1 thí sinh tại kỳ thi công chức của bộ KH&CN: Bộ Nội vụ sẽ thẩm tra theo thẩm quyền
Liên quan thông tin một thí sinh có điểm thi bất thường tại kỳ thi tuyển dụng công chức 2019 của bộ KH&CN, Thứ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đề nghị báo chí cung cấp tên cụ thể về trường hợp thí sinh được điều chỉnh điểm để bộ Nội vụ triển khai thẩm tra theo thẩm quyền.
Cụ thể, chiều 3/3, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, PV báo Người Đưa Tin đã đặt câu hỏi với lãnh đạo bộ Nội vụ để làm rõ những vấn đề đã phản ánh trên báo thời gian qua.
Trả lời PV, Thứ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: “Về kỳ thi công chức của bộ KH&CN, theo Luật Cán bộ công chức 2008 có hiệu lực 2010 và vừa rồi, có Nghị định 161 sửa Nghị định 24 về tuyển dụng công chức, sửa Nghị định 29 về tuyển dụng viên chức và Nghị định 68 về hợp đồng lao động, việc tuyển dụng công chức đã phân cấp theo cơ quan quản lý công chức. Cơ quan quản lý công chức ở Trung ương là Bộ và ở tỉnh là UBND tỉnh.
Việc tổ chức thi căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí, việc làm, chỉ tiêu biên chế và thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ trưởng. Chúng tôi rất muốn nhà báo có thể cung cấp thêm cho bộ Nội vụ tên của người vừa rồi để chúng tôi có căn cứ trao đổi với bộ KH&CN”.
Nói về điểm thi chênh lệch sau khi chấm phúc khảo, ông Thăng nói rằng, chênh lệch là điều có thể xảy ra và sơ suất trong việc cộng điểm nhầm cũng có thể có: “Khi chấm vòng 1, phúc khảo vòng 2 cũng có thể có chênh lệch. Đây là quy định trong quy chế về thi nói chung, giữa chấm vòng 1 và phúc khảo có thể có những điều chỉnh, có thay đổi. Ví dụ sơ suất trang hoặc cộng điểm nhầm cũng có thể có, tôi đề nghị nhà báo cung cấp tên cụ thể về trường hợp điều chỉnh để bộ Nội vụ sẽ triển khai thẩm tra theo thẩm quyền”.
Ngay sau khi kết thúc phiên họp báo, PV báo Người Đưa Tin đã cung cấp thông tin về thí sinh có điểm thi bất thường sau khi chấm phúc khảo tại bộ Khoa học & Công nghệ tới đại diện bộ Nội vụ. Phía bộ Nội vụ cho biết, sẽ có câu trả lời về trường hợp này sớm nhất.
Trước đó, ngày 12/2, báo Người Đưa Tin có bài viết Một thí sinh có điểm bât thường trong Kỳ thi tuyển công chức năm 2019 của bộ Khoa học & Công nghệ. Nội dung bài viết có phản ánh về kết quả bất thường tại phần thi trắc nghiệm vòng 1 và chấm phúc khảo bài thi của 1 thí sinh trong Kỳ thi tuyển công chức năm 2019 vào các vị trí việc làm tại cục An toàn Bức xạ hạt nhân (bộ Khoa học và Công nghệ).
Theo đó, thí sinh tên Cấn Việt Tuấn (SBD 203, thi vào vị trí Chuyên viên HTQT tại cục An toàn bức xạ và hạt nhân, bộ KH&CN) có kết quả bài thi trắc nghiệm vòng 1 là 35/100 điểm, và sau khi chấm phúc khảo, điểm bài thi được nâng lên 63/100 điểm. Theo quy định, thí sinh đạt kết quả các môn thi trắc nghiệm ở vòng 1 (nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi) từ 50 điểm mới được dự thi vòng 2. Vì vậy, với 28 điểm được nâng, thí sinh Cấn Việt Tuấn đã từ “trượt” thành “đỗ” và tiếp tục được dự thi vòng 2.
Đến ngày 12/2/2020, bộ KH&CN đã công bố kết quả của Kỳ thi trên trang web của Bộ. Tại quyết định số 206/QĐ-BKHCN, trong danh sách thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức vào bộ KH&CN năm 2019 tại cục An toàn bức xạ và hạt nhân, thí sinh Cấn Việt Tuấn đã chính thức trúng tuyển.
Thứ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng yêu cầu báo chí cung cấp tên cụ thể về trường hợp thí sinh được điều chỉnh điểm để bộ Nội vụ triển khai thẩm tra theo thẩm quyền. Ảnh Hữu Thắng.
Tuy nhiên, trước khi kết quả được công bố, ngày 11/2, khi trao đổi trực tiếp với PV báo Người Đưa Tin, ông Trần Văn Nghĩa – Vụ trưởng vụ Tổ chức Cán bộ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng tuyển dụng công chức năm 2019 của bộ KH&CN thừa nhận có để xảy ra sai sót tại Kỳ thi tuyển công chức của Bộ.
Giải thích về việc để xảy ra sai sót khi chấm bài thi trắc nghiệm tại vòng 1 của trường hợp thí sinh Cấn Việt Tuấn, ông Nghĩa cho biết, tất cả câu trả lời của thí sinh này đều nằm trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Trong khi phần lớn các thí sinh đều đánh dấu “x” vào các đáp án như thông thường thì điểm khác biệt trong bài thi này là có rất nhiều câu sử dụng “phương án dự phòng”, tức là không đánh dấu “x” vào ô tương ứng mà điền các đáp án A hoặc B hoặc C hoặc D vào cột dự phòng. Theo quy định, việc các thí sinh điền đáp án đúng vào ô dự phòng là cần thiết vì thí sinh làm bài thi bằng bút mực, không tẩy xóa được.
“Khi trả lời Hội đồng, thí sinh này cho biết vì làm bài thi trắc nghiệm ra tờ đề trước mà chưa làm vào bài ngay, gần hết giờ thí sinh này cuống lên nên ghi đáp án vào ô dự phòng. Khi chúng tôi kiểm tra bài thi trên phiếu thi, rất nhiều đáp án không đánh dấu “x” mà ghi đáp án vào ô dự phòng”, ông Nghia thông tin.
Sư viêc se không co gi đang noi, nêu theo như giai thich cua ông Nghia la thi sinh vân lam “đung quy chê” va ngươi châm thi lam “đung quy trinh”. Tuy nhiên, theo tim hiêu cua PV, đôi vơi môt bai thi cua thi sinh se co hai ngươi châm, viêc đê thiêu phân lam bai cua thi sinh se la rât kho xay ra.
Phần thi vòng 1 thi kiến thức chung, số điểm bài thi trắc nghiệm của thí sinh Cấn Việt Tuấn là 35/100 điểm.
Kết quả được công bố vào ngày 12/2, trong danh sách trúng tuyển có tên thí sinh Cấn Việt Tuấn.
Về vấn đề trên, các nhà chuyên môn đã đánh giá rằng, đối với 1 kỳ thi, khi phát hiện ra sai sót hoặc nhận được đơn kiến nghị, thì buộc các cơ quan chức năng có nhiệm vụ liên quan phải nhanh chóng làm rõ. Bởi lẽ đó, để làm rõ điểm thi bất thường của 1 thí sinh trong kỳ thi tuyển dụng công chức 2019 tại bộ KH&CN thì thanh tra bộ Nội vụ cần phải vào cuộc xác minh.
Ngay sau khi kết thúc phiên họp báo, PV báo Người Đưa Tin đã cung cấp thông tin về thí sinh có điểm thi bất thường sau khi chấm phúc khảo tại bộ Khoa học & Công nghệ tới đại diện bộ Nội vụ. Phía bộ Nội vụ cho biết, sẽ có câu trả lời về trường hợp này sớm nhất
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin!
Công Luân – Thu Huyền
Theo Người đưa tin
Không bố trí người thân của thí sinh trong hội đồng tuyển dụng công chức
Không bố trí làm thành viên Hội đồng, thành viên bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, nâng ngạch đối với những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Ảnh minh họa
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Về tuyển dụng công chức, trong kế hoạch tuyển dụng, xác định số lượng vị trí việc làm cần tuyển theo từng ngạch công chức trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được giao; số lượng vị trí việc làm thực hiện việc thi tuyển riêng đối với người dân tộc thiểu số; số lượng vị trí việc làm thực hiện việc xét tuyển (nếu có) đối với 3 nhóm đối tượng (người dân tộc thiểu số; người tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc; người cam kết làm việc 5 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo).
Mục tiêu của quy định tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức bố trí công tác đối với người đạt kết quả thi nhưng không trúng tuyển do hết chỉ tiêu tại cơ quan sử dụng nhưng cơ quan sử dụng khác có chỉ tiêu nhưng không có người trúng tuyển; đồng thời, xác định rõ vị trí việc làm thực hiện xét tuyển riêng đối với từng nhóm đối tượng, bảo đảm thực hiện đúng quy định.
Dự thảo cũng rà soát để quy định việc giảm thiểu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong điều kiện tuyển dụng. Hiện nay, chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân đều yêu cầu đáp ứng trình độ ngoại ngữ bậc 3.
Đồng thời, tại các cơ sở giáo dục đại học hiện quy định chuẩn đầu ra trình độ ngoại ngữ đối với sinh viên khi tốt nghiệp theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, mà chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đó phù hợp với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ tương ứng với ngạch công chức tham gia dự tuyển.
Đối với tin học, do hiện nay yêu cầu sử dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục cũng như quy định việc tổ chức thi tuyển trên máy tính cũng là bước kiểm tra kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học.
Cùng với đó, tại Nghị quyết số 100/2019/QH14 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp, khắc phục hạn chế và rà soát, hoàn thiện các quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, thi, xét, nâng ngạch, thăng hạng viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với thực tiễn, gắn với vị trí việc làm (Khoản 3 Điều 1).
Do vậy, việc quy định người đăng ký dự tuyển có bằng tốt nghiệp tại cơ sở giáo dục chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện chương trình đào tạo chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học mà tương ứng với yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch công chức thì không yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nhằm mục tiêu giảm thiểu các quy định về hành chính.
Về nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (vòng 2) tại kỳ thi tuyển công chức. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP thì thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng công chức thực hiện theo hình thức thi viết hoặc thi phỏng vấn.
Tuy nhiên, để có thể kiểm tra được toàn diện hơn nữa năng lực, trình độ, kỹ năng của người tham gia dự tuyển công chức, qua một số cuộc thảo luận, trao đổi đã có một số ý kiến đề nghị bổ sung thêm hình thức kết hợp cả hai hình thức là thi viết và thi phỏng vấn.
Như vậy, hình thức thi vòng 2 kỳ thi tuyển sẽ có sự thay đổi (thi viết hoặc thi phỏng vấn hoặc kết hợp cả hai hình thức thi viết và thi phỏng vấn). Bộ Nội vụ nhận thấy kiến nghị này là phù hợp và bổ sung hình thức này vào nội dung dự thảo (Điểm b Khoản 2 Điều 8).
Tuy nhiên, để quy định được thực hiện thống nhất, không gây khó khăn cho Bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ đề xuất trường hợp thi vòng 2 bằng hình thức kết hợp cả thi viết và thi phỏng vấn thì thang điểm chấm thi của thi viết và thi phỏng vấn là 50 điểm (tổng của hai hình thức này là 100 điểm), đồng nhất với thang điểm khi chỉ tổ chức theo một hình thức là thi viết hoặc thi phỏng vấn. Thời gian thi viết là 180 phút và thời gian thi phỏng vấn là 30 phút.
Để tăng cường hơn nữa tính minh bạch của kỳ tuyển dụng, nâng ngạch, tránh tình trạng có người nhà, người thân tham gia làm thành viên Hội đồng, thành viên các bộ phận giúp việc, dự thảo Nghị định bổ sung quy định không bố trí làm thành viên Hội đồng, thành viên bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, nâng ngạch đối với những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Lam Thanh
Theo Một thế giới
Không cắt lương hưu cán bộ bị kỷ luật: Thứ trưởng Nội vụ lý giải Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng lương hưu xây dựng trên quan hệ đóng - hưởng, không thể nào tính chuyện cắt lương hưu khi kỷ luật cán bộ vi phạm lúc đương chức. Văn phòng Chủ tịch nước vừa tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 11 luật, bộ luật đã được Quốc...