Điểm sáng “Du lịch dựa vào cộng đồng” ở Nam Giang
Đến huyện miền núi Nam Giang của tỉnh Quảng Nam, không những được ngắm cảnh thiên nhiên kỳ diệu.
Được tận mắt nhìn thấy cột mốc biên giới của Tổ quốc với nhiều cảm xúc dạt dào, mà còn được thưởng thức hương vị tuyệt vời của rượu Tà Vạt giữa khung cảnh đại ngàn Trường Sơn. Từ một nơi còn nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, Nam Giang đã ‘thay da đổi thịt’ từng ngày.
Các mặt hàng thổ cẩm của đồng bào dân tộc Cơ Tu được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Tiên Sa
Huyện Nam Giang cách thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 120km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Đắc Ốc – Đắc Tà Oọc 70km về phía Đông, có đường biên giới dài hơn 70km tiếp giáp với nước bạn Lào. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn với 63 thôn; dân số trên 23.000 người. Từ một huyện nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, đời sống của người dân trên địa bàn được cải thiện đáng kể. Một trong những điểm nhấn làm nên điều đó phải kể đến sự phát triển về du lịch mà tiêu biểu là Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng” tại làng Zơ Ra, xã Tà B,hing.
Ông Nguyễn Văn Phi, Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Nam Giang cho biết, đồng bào Cơ Tu ở xã Tà B,hing đang tham gia Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng” – một dự án do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ và Tổ chức Cứu trợ phát triển Nhật Bản (FIDR) trực tiếp thực hiện. Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 8-2016, áp dụng phương pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, hướng đến phát triển kinh tế địa phương, gìn giữ các giá trị văn hóa có nguy cơ mai một của dân tộc Cơ Tu (dệt vải, các điệu nhảy, món ăn truyền thống…), đồng thời khai thác và thương mại hóa các sản phẩm du lịch có giá trị của địa phương.
Ông Pơ Loong Hon, Chủ tịch UBND xã Tà B’hing phấn khởi nói: “Sau khi có tổ chức phi Chính phủ FIDR của Nhật Bản đến hỗ trợ, sản phẩm dệt của người dân Zơ Ra đã được xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước châu Âu, được nhiều nơi biết đến”. Hiện nay, làng Zơ Ra có khoảng 20 người phụ nữ dệt vải, tất cả đều làm thủ công, cho ra những sản phẩm tinh xảo và đẹp mắt.
Video đang HOT
Hiện nay, UBND huyện Nam Giang đã xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Tà B,hing gắn với dự án thác Grăng, làng dệt thổ cẩm Zơ Ra… Nhờ đó, làng dệt thổ cẩm Zơ Ra ngày càng có cơ hội đến với khách du lịch nhiều hơn, góp phần quảng bá hình ảnh con người, mảnh đất Nam Giang với nhiều đổi thay nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.
Theo thống kê, Tà B,hing hiện có trên 80% số hộ dân sắm được ti vi; phần lớn các gia đình đều có xe gắn máy; hơn 95% số hộ được sử dụng điện chiếu sáng; khoảng 75% số hộ được sử dụng nước sạch…
Bên cạnh phát triển nông – lâm nghiệp, xã đã đẩy mạnh hoạt động của ngành tiểu thủ công nghiệp (làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống Zơ Ra), thương mại – dịch vụ (thác Grăng, làng nghề Zơ Ra…).
Ông A Viết Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết, qua 3 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội (2016-2019), tổng giá trị thương mại – dịch vụ trên địa bàn huyện đạt hơn 1.266 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, toàn huyện Nam Giang có 16 doanh nghiệp, hơn 1.010 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, tăng 1 doanh nghiệp và 138 hộ kinh doanh cá thể so với năm 2015.
“Hiện nay, huyện Nam Giang đang “cất cánh” khi Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang – Đắc Tà Oọc, Nhà máy xi măng Thạnh Mỹ, Thủy điện Sông Bung 4… đang thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn. Thị trấn Thạnh Mỹ, làng nghề dệt thổ cẩm Za Ra, thác nước Grăng, làng Rô… trở thành những tuyến điểm du lịch đầy tiềm năng. Những mặt hàng nông sản, thổ cẩm, ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng… ở Nam Giang có sức cuốn hút lạ kỳ đối với du khách. Tương lai, nếu được đầu tư đúng mức, quảng bá bài bản, có chiều sâu, Nam Giang sẽ là địa điểm du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm rất hấp dẫn…” – Ông A Viết Sơn chia sẻ.
Tiên Sa
Lai Châu - Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc
Khi nói đến các địa điểm du lịch ở Hòa Bình không thể không kể đến Bản Lác Mai Châu Hòa Bình.
Ẩn đằng sau những dãy núi trùng điệp, cánh đồng ruộng xanh bát ngát, là cả một nét văn hóa đặc trưng của những bản làng cổ, nơi người dân địa phương đã vun đắp dựng xây từ bao đời nay.
Bản Lác
Bản Lác - một trong những bản làng cổ đẹp nhất tại địa danh Mai Châu - Hòa Bình. Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 120 km về hướng Tây Bắc, nằm trong khu trung tâm du lịch của Mai Châu, bản Lác trở thành điểm lưu trú nghỉ dưỡng không thể bỏ qua đối với những ai mong muốn tìm cho mình sự thảnh thơi, phút bình yên sau những giờ phút làm việc mệt mỏi nơi công sở văn phòng.
Được hình thành từ cách đây hơn 700 năm, bản Lác vốn là nơi cư ngụ của đồng bào dân tộc Thái đen. Họ sống bằng nghề thêu dệt hoa văn thổ cẩm và trồng lúa nơi nương rẫy. Công việc nào cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, cùng tay nghề điêu luyện. Hòa cùng với sự rộng lớn của núi rừng vùng đồi núi, kết hợp với mảng miếng sương mù mờ ảo, kỳ bí, cuộc sống nơi đây khiến con người ta trở nên khoan thai, an nhiên đến lạ kỳ.
Nét đẹp hoa văn thổ cẩm đồng bào Thái
Đồng bào Thái đen ở bản Lác vốn nổi tiếng với nghề dệt hoa văn thổ cẩm. Những nét hoa văn rực rỡ, được thể hiện dưới nhiều màu sắc khác nhau, với những họa tiết cực kỳ phức tạp và tinh xảo trên lớp vải nền đen, tạo nên sự thích thú ngay tức khắc đối với những du khách được may mắn tận mắt chứng kiến nó. Những đường viền thẳng, chéo, ngang, dọc với bố cục hết sức đối xứng, các đường thẳng song song được may rất sát nhau, chứng tỏ trình độ tay nghề của người nghệ nhân đã đạt tới trình độ cao nhất định.
Những hình khối và màu sắc của các sản phẩm thổ cẩm người Thái được sắp xếp với sự thống nhất nhất định, tạo điểm tương phản rõ rệt trên các đường nét mà không quên gửi gắm yếu tố thẩm mỹ trong đó. Ý nghĩa của những lớp hoa văn cũng được thể hiện rõ. Đề tài được khắc họa ở đây có thể liên quan tới sự hài hòa âm dương, sự phát triển phồn thịnh của thế giới tự nhiên, vẻ đẹp của con người, những tâm tư tình cảm của người dân,...
Cảnh đẹp hùng vĩ và nên thơ của núi rừng Tây Bắc
Đặc sản của bản Lác, Mai Châu trước hết phải kể đến khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời ở nơi đây. Nếu là lần đầu tiên ghé thăm mảnh đất này, bạn chắc chắn sẽ bị choáng ngợp ngay từ khi ngồi trên xe để leo lên những con đèo khúc khuỷu, quanh co, hai bên là dãy núi đá sừng sững và vực dốc thăm thẳm.
Vào đến bản Lác, cảnh vật sẽ có những đường nét êm dịu và thơ mộng hơn. Những cánh đồng lúa trải dài tít tắp một màu xanh mướt đến ngợp trời, những đỉnh núi xa xa ẩn hiện trong màn sương mờ đục trong cái lạnh se se của núi rừng đại ngàn chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những xúc cảm không thể nào quên được. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê một chiếc xe điện để ghé thăm Hang Chiều nằm cách bản không xa, được rất nhiều khách du lịch khen ngợi vì sự rộng lớn và những nhũ đá hàng nghìn năm tuổi.
Ghe thăm ban Pom Coong
Đến thăm bản PomCoong không chi đươc kham pha nhưng net văn hoa đôc đao cua gân 70 hô dân sinh sông tai đây, ma con đươc hoa minh vao thiên nhiên trong lanh, không gian thoang đang, tao cam giac vô cung thoai mai va dê chiu. Đăc biêt, tuy la ngươi dân vung nui, nhưng y thưc cua ngươi dân nơi đây rât cao, chinh vi thê dong nươc luôn trong văt, đương lang ngo xom không môt tui rac nao. Bên canh đo, ngươi dân nơi đây rât hiêu khach, nêu co cơ hôi ban se đươc ngươi dân nơi đây dân đi kham pha thiên nhiên, cung như nhưng điêu thu vi trong ban lang Poom Coong nay nhe.
Thanh Linh (T/h)
Người Cơ Tu sống bằng du lịch Những bạn trẻ Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam đã tự mình đánh thức giấc mơ làm du lịch trên chính mảnh đất quê hương. Tuổi trẻ, niềm tin, khao khát sáng tạo và chinh phục cùng niềm tự hào về vốn quý văn hóa truyền thống như một nguồn động lực giúp họ thêm tự tin trên hành trình mới. Homestay của...