Điểm qua 7 startup Apple đã thâu tóm trong năm 2016
Trong năm qua, Apple đã tiến hành hàng chục vụ thâu tóm các startup lớn nhỏ nhằm phục vụ những định hướng phát triển tương lai của “nhà táo”.
Apple thâu tóm nhiều startup chuẩn bị phục vụ cho nhiều định hướng tương lai. ẢNH REUTERS
Dưới đây là danh sách 7 startup nổi bật được Business Insider tổng hợp, trong đó các công ty trí tuệ nhân tạo chiếm ưu thế.
1. Flyby Media
Flyby Media thành lập năm 2010 chuyên về thực tế tăng cường thị giác máy tính, giúp theo dõi các chuyển động 3D của đối tượng. Công nghệ này cho phép các thiết bị di động “thấy” thế giới xung quanh thông qua khả năng “nhận biết không gian” bằng cách kết nối thế giới thực và thế giới số.
Apple chú trọng thực tế tăng cường (AR) hơn cả thực tế ảo (VR). ẢNH BUSINESS INSIDER
Apple mua lại Flyby Media vào tháng 1.2016 với mức giá không được tiết lộ. Hiện nay các công nghệ của Flyby Media đã có những ứng dụng nhất định như tạo ra một không gian ảo giống hệt không gian trong phòng (indoor mapping) hay dùng trong xe điện không người lái,…
2. Emotient
Emotient thành lập năm 2012, chuyên sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để quét khuôn mặt người và đọc cảm xúc của họ. Apple đã mua lại hãng này vào tháng 1.2016.
Video đang HOT
AI này sẽ chụp ảnh người dùng như là một nguồn dữ liệu đầu vào, sau đó quét ảnh và tìm kiếm khuôn mặt. Khi tìm thấy, nó sẽ sử dụng kỹ thuật nhận dạng mẫu để đo và phát hiện các biểu hiện trên khuôn mặt.
3. LearnSprout
LearnSprout thành lập năm 2012 rất mạnh về công nghệ giáo dục, chuyên xây dựng các phần mềm cho giáo viên, các nhà quản lý để họ có thể phân tích dữ liệu về các hoạt động của học sinh dễ dàng hơn. Phần mềm LearnSprout được sử dụng tại hơn 2500 trường ở 42 tiểu bang của Mỹ.
Thương vụ này diễn ra vào năm 2016 với giá trị vẫn còn là bí ẩn.
4. Turi
Turi là nền tảng cho các lập trình viên và các nhà khoa học dữ liệu, cung cấp các công cụ và khuôn mẫu (framework) để họ có thể tích hợp học máy và trí tuệ nhân tạo vào trong các ứng dụng. Dự án mã nguồn mở này ban đầu nhằm phân tích đồ thị quy mô lớn, và hiện tại có thể cho phép các lập trình viên xây dựng nhiều công cụ phát hiện gian lận cao cấp bên trong ứng dụng của họ.
Turi sẽ chắp thêm cánh cho các ý tưởng về trí tuệ nhân tạo và học máy của Apple. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Được thành lập năm 2013, Turi đã thu về 200 triệu USD khi được Apple thâu tóm vào tháng 8.2016.
5. Gliimpse
Gliimpse chuyên về theo dõi các dữ liệu sức khỏe cá nhân, thu nhập các thông tin sức khỏe thành một profile dễ đọc cho các bệnh nhân.
Gliimpse sẽ là thành phần giám sát sức khỏe không thể thiếu trên Apple WatchẢNH BUSINESS INSIDER
Gliimpse thành lập năm 2015 và mới được Apple mua lại vào tháng 8 vừa qua, hoàn toàn phù hợp với tham vọng của Apple ở mảng y tế.
6. Tuplejump
Tuplejump thành lập vào năm 2013 tại Ấn Độ và được Apple mua lại vào tháng 9. Startup này hướng đến sự đơn giản trong công nghệ quản lý dữ liệu và làm chúng thật dễ sử dụng.
Apple chú ý đến Tuplejump từ dự án FileDB – áp dụng khái niệm học máy và phân tích vào một lượng lớn các dữ liệu phức tạp.
7. Indoor.io
Indoor.io là một nền tảng chuyên về indoor mapping được thành lập vào năm 2007 tại Phần Lan và sẽ được Apple mua lại vào tháng 12 tới đây. Thông qua thương vụ này, Apple muốn cải thiện dịch vụ bản đồ để đảm bảo rằng sẽ bắt kịp Google. Apple cũng mua một startup khác về điều hướng trong nhà có tên gọi WiFi Slam.
Bên cạnh đó cũng có tin đồn rằng Apple sẽ sử dụng máy bay không người lái (drone) để chụp và cập nhật các dữ liệu bản đồ, nhanh hơn các hạm đội xe tải nhỏ trang bị camera của hãng hiện có.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
Smartphone châu Phi đầu tiên sắp sản xuất
Một startup tại Nam Phi khẳng định, họ sẽ sản xuất điện thoại thông minh, đồng thời tuyên bố những smartphone châu Phi đầu tiên ra đời trong năm tới.
Theo Bloomberg, một startup tại Nam Phi mang tên Onyx Connect, với tổng số vốn 10,5 triệu USD, sẽ trở thành công ty sản xuất smartphone ở châu Phi đầu tiên trong lịch sử. Họ được kỳ vọng sẽ bán di động đầu 2017 bên cạnh việc sản xuất các linh kiện Android, dưới giấy phép thương mại từ Google.
Đây là niềm khích lệ lớn cho sự phát triển lục địa này, khi dư luận luôn đánh giá châu Phi là thị trường công nghệ lớn, nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng.
Nhìn chung, người châu Phi sử dụng điện thoại di động với tỷ lệ tương đương người Mỹ, song họ phải mua chúng từ nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc với giá thành qua cao so với mức sống trung bình.
Onyx Connect hy vọng họ là nhà sản xuất điện thoại đầu tiên trên lục địa, cung cấp việc làm cho dân địa phương, và xây dựng smartphone giá cả hợp lý. Các sản phẩm có camera cơ bản và bộ nhớ 1 GB trong khoảng 30 USD.
Tuy nhiên, Onyx không phải là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất smartphone tại châu Phi. Năm ngoái, startup VMK đã mở một nhà máy tại Brazzaville, cộng hòa Congo - nơi đã trình làng các model mang thương hiệu Elikia.
Điện thoại Elikia, một sản phẩm được VMK phân phối tại Congo và Bờ Biển Ngà. Ảnh:Ventures Africa.
Tuy nhiên, tuyên bố về điện thoại "made in Africa" của VMK lại gây nhiều nghi ngờ, bởi theo tiết lộ trên tờ Quartz, công ty về cơ bản đã mua điện thoại từ Trung Quốc, rồi dán nhãn VMK, sau đó đem bán tại Congo và Bờ Biển Ngà. Như vậy, VMK không hề cung cấp bằng sáng chế nào tại châu Phi, và cũng không tạo ra mức độ chuyên môn hóa nhất định để sản xuất phần cứng tại đây.
Bàn về điều này, Onyx Connect cho biết, công ty dự định nhập khẩu hầu hết mạch điện tử từ Trung Quốc, nhưng việc thiết kế, bao bọc, nghiên cứu và phát triển cho các mẫu tương lai sẽ được thực hiện tại quê hương.
Onyx cũng hợp tác với Google và các hãng công nghệ đa quốc gia khác để mở rộng sang lĩnh vực máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị tương tự trong tương lai.
Xinh Hồ/MIT Technology Review
Camera trên iPhone 8 sẽ có tính năng 3D? LG và Apple hiện đang được cho là hợp tác cùng nhau để tạo nên một thế hệ camera với nhiều tính năng vượt trội trên iPhone mới. Liệu camera trên iPhone 7 sẽ có thêm 3D và thực tế tăng cường? ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo BGR, những đồn đoán trước đây xoay quanh việc mẫu iPhone 8 sẽ cung cấp cho...