[Điểm nóng TTCK tuần 19/08 25/08] Chứng khoán Việt Nam nỗ lực hồi phục, chứng khoán thế giới giảm điểm ngoại trừ châu Âu
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số VN-Index đã nỗ lực hồi phục giữa sóng gió thị trường thế giới…
1. TTCK Việt Nam nỗ lực đảo chiều tăng điểm giữa sóng gió thị trường thế giới
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số VN-Index đã nỗ lực hồi phục. Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa tăng lên ngưỡng ở 992,45 điểm ( 1,27%) và HNX-Index chốt phiên ở 103,25 điểm, ( 0,88%) so với tuần liền trước đó.
Chỉ số VN-Index trong 3 tháng gần đây
VN-Index đã có một tuần hồi phục so với tuần liền kề trước đó. Cùng với sự khởi sắc của nhóm ngân hàng chung, các Bluechips như FPT, REE, VIC, PNJ, MWG,…cũng đồng loạt hồi phục giúp đà tăng thị trường được củng cố vững chắc. Nhóm dầu khí với những ngôi sao sáng như PVD, PVS.. đều đồng loạt hồi phục đi kèm với nhóm cổ phiếu họ Vin cũng khởi sắc không kém.
Theo các chuyên gia VDSC, nhịp hồi phục của VN-Index vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Do đó, có khả năng VN-Index sẽ được hỗ trợ tại vùng 985-990 điểm và hồi phục trở lại để tiếp tục kiểm tra vùng tâm lý 1000 điểm., Quý nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ dấu hiệu xu hướng được khẳng định.
Đối với thị trường CK phái sinh, 4 hợp đồng đều có sự đồng thuận tăng “tích cực” về thanh khoản trong các phiên giao dịch trong tuần hơn so với tuần trước. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt mức trung bình khá, tương ứng đạt 70.224 hợp đồng.
2. TTCK Thế giới tiếp tục tuần giảm điểm ngoại trừ châu Âu
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục chịu tổn thất tuần thứ tư liên tiếp do sự leo thang chiến tranh thương mại vào cuối tuần làm suy yếu sự lạc quan của thị trường về những con số tích cực được chủ tịch Fed đưa ra. Khối lượng giao dịch yếu trong cả tuần. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 25.628 điểm (giảm 1%), chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 7.751 điểm (giảm 1,82%) và chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.847 điểm (giảm 1,42%).
Vào ngày thứ Sáu, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thêm thuế với 75 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ. Ngay lập tức, Tổng thống Trump cũng tuyên bố sẽ nâng mức thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thêm 5%. Trong khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo lên nấc thang mới thì tín hiệu cảnh báo lại một lần nữa lại xuất hiện ở đường cong lợi suất trái phiếu. Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm tăng lên vào thứ Hai nhưng sau đó tiếp tục giảm mạnh trong tuần và khiến đường cong lợi suất đảo ngược một lần nữa vào thứ Năm.
Hầu hết các thị trường lớn ở châu Âu đều tăng điểm trong tuần nhưng vẫn chịu áp lực sau khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.094 điểm (giảm 0,32%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 11.611 điểm (tăng 0,42%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.326 điểm (tăng 0,49%).
Trong cuộc họp diễn ra vào hôm thứ Năm, ECB tiếp tục ra những tín hiệu tăng cường gói kích thích kinh tế để giải quyết tình trạng tăng trưởng chậm trong khu vực. Trong khi đó có thêm dấu hiệu cho thấy Đức đang bước vào suy thoái khi chỉ số quản lý mua hàng cho thấy số lượng đơn đặt hàng tại các nhà máy và công ty dịch vụ giảm với tốc độ nhanh nhất trong sáu năm qua và có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản tăng điểm trong tuần. Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 20.710 điểm (tăng 1,43%). Vào cuối phiên giao dịch thứ Sáu, đồng yên vẫn đứng vững ở mức 106 yên/đô la Mỹ, ít thay đổi so với tuần trước. Thông tin mới công bố cho thấy thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng lên 127 tỷ yên vào cuối tháng 7.
Xuất khẩu đã giảm trong tháng thứ tám liên tiếp bởi ảnh hưởng của căng thẳng thương mại và tăng trưởng chậm lại trên toàn cầu. Lượng hàng xuất khẩu đến Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, đã giảm 9,3%. Theo một cuộc thăm dò gần đây của Reuters, nỗi lo suy thoái kinh tế và chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến các nhà quản lý doanh nghiệp trở nên ngần ngại hơn trong việc chi thưởng cho nhân viên.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng điểm trong tuần khi báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp tích cực và thay đổi trong chính sách tiền tệ khiến tâm lý nhà đầu tư tích cực hơn và bù đắp những lo ngại liên quan đến thương mại với Mỹ. Chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.897 điểm (tăng 2,62%). Chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 27.179 điểm (tăng 1,73%).
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã công bố một số thay đổi đối với lãi suất cơ bản cho vay (LPR), mà từ đó sẽ trở thành tỷ lệ tham chiếu chính cho các khoản vay mới. Đây là động thái cải cách mang tính dài hạn vì hệ thống lãi suất của Trung Quốc sẽ linh hoạt hơn theo thị trường.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
[Điểm nóng TTCK tuần 05/08 - 11/08] Chứng khiến Việt giằng co mạnh, Chứng khoán thế giới lao dốc
Thị trường chứng khoán Việt giằng co mạnh trong tuần qua. Bên cạnh đó, TTCK thế giới đồng loạt bị nhấn chìm trong cơn bão gió...
1. TTCK Việt Nam diễn ra phân hóa và giằng co mạnh
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần lễ giằng co. Chính vì thế khả năng bứt phá mạnh mẽ tại vùng này vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở VN-Index kết thúc tuần giảm 0,23% đạt mức 991,1 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm 1,7% dừng tại 974,34 điểm.Thị trường nhìn chung vẫn đang trong giai đoạn phân hóa mạnh, khó dự đoán. Có thể thấy VN-Index trong tuần vừa rồi giao dịch khá phức tạp và chưa rõ xu hướng, điều đó đa phần khiến cho tâm lý nhà đầu tư tuần qua khá dao dộng và lo lắng.
VN-Index 3 tháng gần đây
Thị trường chung trong tuần qua vẫn đi theo xu hướng giằng co. Một số cổ phiếu lớn như GAS,VIC, VHM, VNM, SAB, MSN đều có xu hướng giảm điểm khiến thị trường đôi chút lao đao mất đi lực đỡ. Trái ngược với những mã trụ thì nhóm ngành cảng biển lại có những phiên gần cuối tuần bứt phá.
Theo các chuyên gia VDSC, tính đến cuối tuần vừa qua, nhịp hồi phục của VN-Index đã được mở rộng và chạm vùng kháng cự. Dự kiến, chỉ số sẽ tiếp tục thử thách gần đường EMA(26) trong phiên giao dịch tiếp theo nhưng rủi ro đảo chiều đang gia tăng. Sự phân hóa vẫn diễn ra ngày càng rõ nét giữa các nhóm ngành. Dự kiến thị trường sẽ còn tiếp tục rung lắc trong thời gian tới.
Đối với thị trường CK phái sinh, trước các phiên biến động giằng co của thị trường cơ sở, thị trường phái sinh đã ghi nhận một tuần giao dịch sôi động. Trong khi đó rủi ro vẫn được đánh giá ở mức cao đối với các vị thế giữ lệnh trong trung hạn do diễn biến phức tạp giằng co trên thị trường cơ sở. So với tuần kề trước, thanh khoản HĐ phái sinh tuần qua có sự sụt giảm đáng kể. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 89.054 hợp đồng.
2. Chứng khoán thế giới lao dốc
Thị trường chứng khoán Mỹ sau một tuần biến động đã kết thúc ở mức thấp hơn tuần trước, chủ yếu do sự sụt giảm mạnh vào ngày thứ 2. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 26.485 điểm (giảm 0,75%), chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.918 điểm (giảm 0,48%) và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 7.959 điểm (giảm 0,56%).
Nhóm cổ phiếu năng lượng có diễn biến tồi tệ nhất trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản và hàng tiêu dùng lại có diễn biến tích cực hơn. Nguyên nhân của sự sụt giảm vào ngày thứ 2 là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vượt mức 7,0 nhân dân tệ/đô la Mỹ, một ngưỡng chưa từng bị phá vỡ trong thập kỷ qua, khiến các nhà đầu tư lo lắng về bất ổn trong thị trường tài chính toàn cầu. Đồng thời Nhà Trắng đã chính thức cáo buộc cho Trung Quốc thao túng tiền tệ, khiến tâm lý các nhà đầu tư càng thêm tiêu cực.
Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm trong tuần khi các biến động của thị trường ngày càng tăng cao. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.253 điểm (giảm 2,08%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 11.693 điểm (giảm 1,51%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.327 điểm (giảm 0,6%). Tuy nhiên khối lượng giao dịch ở thị trường châu Âu không sôi động, cho thấy sự thiếu nhiệt tình của nhà đầu tư.
Dữ liệu vĩ mô được công bố vào thứ Tư cho thấy sản lượng công nghiệp của Đức đã giảm 1,5% trong tháng 6, mức giảm lớn hơn nhiều so với ước tính. Chỉ số sản xuất công nghiệp đáng thất vọng đã làm dấy lên lo ngại rằng xung đột thương mại leo thang sẽ đẩy nền của Đức vào tình trạng suy thoái. Hậu quả là lợi suất trái phiếu chính phủ Đức đã tiếp tục giảm sâu. Trong khi đó GDP của Anh đã giảm 0,2% trong quý II. Đây là sự suy giảm lần đầu tiên trong bảy năm qua.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng sụt giảm trong tuần, với chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 20.648 điểm (giảm 1,9%). Đồng yên đã trở nên mạnh hơn trong tuần và đóng cửa ở mức 108,48 yên/đô la Mỹ vào cuối tuần.
Dữ liệu thống kê vĩ mô của Nhật Bản tiếp tục có những dấu hiệu trái chiều khi thu nhập của người lao động đã yếu đi trong tháng thứ sáu liên tiếp, trong khi tiêu thụ nội địa tăng 2,7% so với năm ngoái. Theo các chuyên gia, tiêu thụ nội địa có thể bù đắp được một phần trong tăng trường của Nhật Bản trước đây vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tuần qua đã giảm mạnh nhất trong ba tháng trở lại đây, khi các nhà đầu tự lo ngại về khả năng chiến tranh kinh tế ngày càng kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong tuần, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.774 điểm (giảm 3,2%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 25.939 điểm (giảm 3,64%).
Các cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc là nhóm giảm mạnh nhất trong tuần sau khi phía Mỹ không chịu xuống thang trong vấn đề hạn chế hợp tác công nghệ đối với Huawei.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
[Điểm nóng TTCK tuần 12/08 18/08] Chứng khoán Việt Nam nỗ lực hồi phục, thế giới đồng loạt giảm điểm Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần giao dịch tích cực khi chỉ số VN-Index đã nỗ lực hồi phục giữa sóng gió thị trường thế giới... 1.TTCK Việt Nam nỗ lực đảo chiều tăng điểm giữa sóng gió thị trường thế giới Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy...