Điểm những đại gia “xếp hàng” đầu tư vào Vĩnh Phúc
Cuối tháng 12.2016, tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh đã trao chứng nhận đầu tư cho 14 dự án thuộc 12 DN và ký Biên bản ghi nhớ đầu tư với 12 nhà đầu tư với 16 dự án… Bên cạnh các nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ghi nhận loạt đại gia “nội” hứa hẹn rót hàng tỷ USD vào địa phương thông qua các dự án nhà ở, hạ tầng.
Các ông lớn hội ngộ
Trong số các dự án được tỉnh Vĩnh Phúc cấp chứng nhận đầu tư thời điểm đó, đáng chú ý có dự án tổ hợp trường đua ngựa, sân golf và khu vui chơi giải trí do Công ty GOMAX I&D (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư có số vốn 1,5 tỷ USD. Xếp liền sau về quy mô, là dự án FLC Vĩnh Phúc (giai đoạn 2) do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư với số vốn lên đến 25.000 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD.
Bên cạnh đó, xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng là những tên tuổi dự án nghìn tỷ khác như: dự án Flamingo giai đoạn 2 của Công ty Hồng Hạc Đại Lải (7.664 tỷ), dự án khu đô thị sinh thái hồ điều hòa Sáu Vó của Bitexco (4.460 tỷ), dự án đô thị tại Bình Xuyên của Tập đoàn Đất Xanh (1.200 tỷ), dự án nhà ở công nhân tại Bình Xuyên của Viglacera (1.500 tỷ) dự án Khu du lịch sinh thái Tam Đảo (SunGroup – chủ đầu tư đã khởi công với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 2.900 tỷ đồng)…
Dự án khu đô thị sinh thái hồ điều hòa Sáu Vó của Bitexco được giới thiệu trên website của Tập đoàn này
Ở một diễn biến liên quan, ngay tháng 11.2016, thông qua chỉ đạo chính thức từ UBND tỉnh, đã xuất hiện một cách chi tiết nhiều dự án khủng, DN nổi tiếng đang xếp hàng chờ cơ quan sở tại xem xét, phê duyệt những thủ tục cuối cùng.
Cụ thể, trong danh mục các dự án được tỉnh đánh giá là “có khả năng cấp quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc ký biên bản ghi nhớ đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh ngày 28.12.2016″, ghi nhận các trường hợp đáng chú ý sau.
Dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Sông Lô 1 (nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư phát triển Sông Lô – VID Group) với tổng mức đầu tư 1.180 tỷ đồng. Dự án Tổ hợp khách sạn cao cấp (nhà đầu tư đề nghị nghiên cứu dự án là Tập đoàn Mường Thanh) tại TP Vĩnh Yên với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng.
Thuộc quy mô đáng nể, là Dự án đầu tư Nhà máy nước sạch Đức Bác (diện tích đất 36,5 ha tại huyện Sông Lô) với tổng mức đầu tư lên tới 3.304 tỷ đồng do Tập đoàn Bitexco đề nghị. Tiếp đến, Công ty CP Dịch vụ và xây dựng địa ốc Đất Xanh cũng góp mặt trong danh sách với dự án Khu nhà ở công nhân và chuyên gia (KĐT Opal Central Bình Xuyên) trên diện dích đất khoảng 30ha. Theo đó, tổng mức đầu tư vào khoảng 990 tỷ đồng.
Về phía Viglacera, trên văn bản của UBND tỉnh, dự án mà đơn vị này đề xuất là Khu nhà ở công nhân tại huyện Bình Xuyên (quy mô khoảng 30,59ha) có tổng mức đầu tư đạt 1.000 tỷ đồng.
Nghỉ dưỡng, sân golf và dự án BT
Liên quan tới các dự án BĐS nghỉ dưỡng sinh thái, khách sạn cao cấp, công ty CP Hồng Hạc Đại Lải là cái tên đáng quan tâm đầu tiên.
Điển hình là các dự án: Giai đoạn 2 dự án khu du lịch sinh thái Đại Lải (Flamingo Đại Lải) tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên ghi nhận tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hồng Hạc Đại Lải cũng tỏ ra “bạo chi” khi đề nghị nghiên cứu dự án B-T nạo vét hồ Đại Lải đối ứng Khu nghỉ dưỡng Thằn Lằn (diện tích hơn 208 ha tại Thị xã Phúc Yên) với mức đầu tư ngót 3.000 tỷ đồng.
Vừa qua, TTCP đã chỉ ra sai phạm của Tập đoàn Bitexco trong xây dựng Dự án BT đường bao quanh khu tưởng niệm Công viên Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội)
Ở quy mô đầu tư tính theo đơn vị nghìn tỷ đồng, SunGroup và Bitexco đang song hành trong nhiều dự án khác nhau.
Video đang HOT
Theo phương thức BT – một thủ pháp vốn hóa đất đai mà giới DN “đại gia” đặc biệt “ưa thích”, Bitexco đề xuất dự án BT hồ điều hòa số 1 và tuyến đường trục Bắc – Nam đô thị Vĩnh Phúc đối ứng KĐT, du lịch sinh thái khu vực hồ điều hòa Đầm Sáu Vó. Theo đó, quy mô dự án đối ứng này vào khoảng 300ha với tổng vốn đầu tư siêu khủng: 11.000 tỷ đồng.
Trong số các dự án được đánh giá có khả năng cấp quyết định chủ trương, chứng nhận đầu tư tại Hội nghị xúc tiến đầu tư, một vài tên tuổi khác cũng khá gây tò mò cho giới đầu tư. Điển hình là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc: dự án tổ hợp sân Golf Bản Long (Tam Đảo; 1.500 tỷ đồng đầu tư, diện tích 120ha); sân Golf Gia Khau (200ha đất tại huyện Bình Xuyên, tổng mức đầu tư 50 triệu USD); dự án KĐT mới Đầm Diệu (gần 33,8 ha tại Phúc Yên, tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng).
Hay như trường hợp của Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI (liên doanh Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Kim Việt) đang tìm kiếm cơ hội tại dự án Khu du lịch sinh thái, thể thao và nuôi trồng thủy sản Hồ Xạ Hương (Tam Đảo) quy mô 220ha và 500 tỷ đồng tiền đầu tư.
Vừa qua, TTCP đã chỉ ra sai phạm của Tập đoàn Bitexco trong xây dựng Dự án BT đường bao quanh khu tưởng niệm Công viên Chu Văn An (Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Cụ thể, công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chính xác do tính sai khối lượng, áp dụng đơn giá và định mức không đúng, làm tăng số tiền hơn 12 tỷ đồng. Phần chi phí lãi vay nguồn vốn trái phiếu và vay vốn tín dụng tại Vietinbank trước thời điểm khởi công dự án (ngày 5.5.2014) không được xác định để tính chi phí lãi vay trong tổng mức đầu tư dự án BT được duyệt; việc giao và xác định tiền sử dụng đất của dự án đối ứng chậm theo chỉ đạo của Chính phủ… Trước đó, Dự án đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An được triển khai theo hình thức BT, trong đó vốn đối ứng mà chủ đầu tư được nhận là KĐT The Manor Central Park. Dự án này cũng nằm trong tầm ngắm kiểm toán về quản lý và sử dụng đất đô thị năm 2017.
Theo Danviet
Những dự án trên đất vàng trung tâm TPHCM của Bitexco hiện nay ra sao?
Khi nhắc đến cái tên Bitexco, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tòa tháp hình búp sen Bitexco Financial Tower tại quận 1, có nhiều công ty tài chính lớn trong và ngoài nước thuê văn phòng hoạt động tại đây.
Nhưng, bên cạnh tòa cao ốc trung tâm tài chính này, tập đoàn Bitexco hiện đang sở hữu nhiều khu đất vàng đa phần nằm ngay "trái tim" quận 1, xung quanh chợ Bến Thành.
Nằm đối diện chợ Bến Thành là khu tứ giác vàng do Bitexco đang sở hữu và xây dựng dự án Spirit Of Saigon (trước đây có tên The One).
Là một trong 20 ô phố được UBND Tp.HCM quy hoạch để kêu gọi nhà đầu tư từ năm 2007 và tập đoàn Bitexco đã tham gia thực hiện dự án, vốn đầu tư trên 500 triệu USD. Dự án được khởi công từ năm 2012, sau một giai đoạn thi công phần hầm, đến nay chủ đầu tư bắt đầu thi công các tầng nổi.
Đối với dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016. Tuy nhiên, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng chưa thể triển khai do có sự thay đổi về chủ đầu tư, Công ty Emaar Properties PJSC (Dubai) xin rút khỏi dự án.
Theo Luật đất đai, nếu sau ba năm đưa vào kế hoạch sử dụng đất mà dự án chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì phải điều chỉnh, hủy bỏ. Sở Kế hoạch - đầu tư TP.HCM cho biết lãnh đạo thành phố vừa có văn bản xin ý kiến Chính phủ về vấn đề này.
Đa phần diện tích đất thuộc dự án đô thị Bình Quới - Thanh Đa đều là ao hồ. Hàng trăm người dân vẫn sống tạm bợ chờ được đền bù và bàn giao đất
Dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa với tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng dự án hơn 30.717 tỉ đồng, với tổng diện tích khoảng 426,93ha (bao gồm toàn bộ P.28, Q.Bình Thạnh), sẽ được quy hoạch xây dựng theo các tiêu chí đô thị sinh thái hiện đại với hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ, nằm trong tổng thể không gian công viên sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. Thời hạn thực hiện dự án là 50 năm.
Đại diện Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco cho biết dù Công ty Emaar Properties PJSC xin rút, nhưng Bitexco vẫn quyết tâm thực hiện dự án. Đến thời điểm hiện tại, nếu được Chính phủ chấp thuận cho Bitexco làm chủ đầu tư dự án đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Bitexco vẫn giữ nguyên quy mô, tiến độ, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng như đồ án quy hoạch đã được phê duyệt trước đây.
Nhiều người dân đang sinh sống nhờ vào nuôi trồng vì vùng đất này bốn bề là sông nước.
Ngoài ra, Bitexco cũng đã được giao đầu tư dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinhvới điểm nhấn là 3 tòa nhà cao tầng không thua gì dự án Spirit of Saigon nhằm thu hút giới tài chính hùng mạnh về đây. Dự án này sẽ được xây dựng trên khu đất có hành lang giao thông thuận tiện của 4 tuyến đường: Trần Đình Xu - Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh - Nguyễn Cư Trinh thuộc quận 1.
Hiện Bitexco đã hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến công tác đền bù cho dự án. Công ty vẫn còn đợi phương án đền bù từ Ban bồi thường quận 1. Do vậy, các giai đoạn tiếp theo của dự án sẽ được triển khai khi các công tác bồi thường đã được thực hiện.
Khu vực Nguyễn Cư Trinh hay còn gọi là khu Mả Lạng hiện đang có hơn 1.000 hộ thuộc diện giải tỏa trắng. Đây là bài toán khó cho tập đoàn Bitexco khi thực hiện công tác đền bù.
Được biết đây là dự án chỉnh trang đô thị quy mô lớn nhất của Quận 1 từ trước đến nay về cả diện tích lẫn số lượng nhà dân bị giải tỏa. Phương án đền bù lần 1 được tính toán vào năm 2009 lên đến khoảng 5.000 tỷ đồng.
Hiện nay, chỉ có tập đoàn Bitexco là sở hữu nhiều khu đất vàng có diện tích lớn nhất ngay trung tâm quận 1, TP.HCM. Tuyến metro sắp tới cũng sẽ kết nối thông suốt với siêu đô thị Nguyễn Cư Trinh.
UBND TP.HCM vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất lại các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của dự án Khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh. Việc đề xuất lại các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của dự án dựa trên cơ sở giảm quy mô dân số của toàn khu tứ giác Mã Lạng, đảm bảo khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại khu vực.
Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM, thành phố đã duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn mới theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT). Tổng mức đầu tư bệnh viện mới là 1.030 tỷ đồng.
Dự án được xây dựng tại vị trí giao lộ giữa Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh (quận 1), trong dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (khu đất Mả Lạng). Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2017 đến năm 2020. Sau khi hoàn thành, bệnh viện đa khoa có quy mô 300 giường hoàn chỉnh, hiện đại, đạt tiêu chuẩn công nghệ cao, ngang tầm các bệnh viện tại các nước tiên tiến trong khu vực, cơ sở vật chất hiện đại...
Được biết, năm 2007 tập đoàn Bitexco đã được UBND Tp.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng tổ hợp cao ốc văn phòng và khách sạn 5 sao trên khu đất 125 Lê Lợi. Đổi lại, Bitexco phải dành 1ha đất tại Mả Lạng nằm ở khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (Quận 1) để xây dựng dự án bệnh viện đa khoa Sài Gòn mới hiện đại và quy mô hơn bệnh viện cũ.
Đến 2013, UBND TP.HCM đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM trình phương án chỉ định Bitexco làm chủ đầu tư dự án này theo hình thức hợp đồng BT.
Khu vực trước Bệnh viện Sài Gòn - chợ Bến Thành đang là đại công trường thi công nhà ga ngầm tuyến metro và dự án của Bitexco trong tương lai sẽ kết nối thông suốt với các nhà ga này
Theo quy hoạch, khu đất vàng tại bệnh viện đa khoa Sài Gòn cũ có tổng diện tích 5.443m2, sẽ được xây dựng dự án BĐS cao cấp với chiều cao từ 40-45 tầng. Dự kiến sau khi hoàn thành và chuyển giao bệnh viện mới, thành phố sẽ giao mặt bằng khu đất 125 Lê Lợi có diện tích 5.443,2m2 cho nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp cao cấp này để hoàn vốn theo đúng quy định.
Với dự án mới này của Bitexco, quanh vòng xoay Bến Thành gồm có chợ Bến Thành, ga ngầm metro Bến Thành, dự án mới 125 Lê Lợi và dự án The One Tp.HCM của Bitexco là tháp đôi 48-55 tầng, được đánh giá sẽ là khu sầm uất bậc nhất Sài Gòn khi các dự án đi vào hoạt động...
Đăng Khải
Theo Nhịp sống kinh tế
Nhà giá thấp giúp cân đối thị trường BĐS Đây là một trong những đánh giá tổng quan về quản lý, phát triển thị trường BĐS thời gian qua được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh nêu lên tại Hội nghị thường niên gặp mặt hội viên Hiệp hội BĐS Việt Nam năm 2017 vừa diễn ra. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh trao cờ thi đua của...