Điểm mặt “thủ phạm” gây viêm dạ dày mạn tính
Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) và đây cũng là “thủ phạm” của 95% số ca viêm dạ dày mạn tính.
Đây là những thông tin được đưa ra trong Đề tài nghiên cứu Mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính đến khám tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC.
Đáng chú ý, nếu bệnh viêm dạ dày mãn tính không được phát hiện kịp thời sẽ dễ dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%.
Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 31- 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều bệnh là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.
Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày mạn tính nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Hp
Theo bác sỹ Lê Văn Khoa, bệnh viện MEDLATEC, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…
Video đang HOT
Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.
Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.
Kết quả sinh thiết Hp âm tính (bìa trái) và Hp dương tính (bìa phải)
Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Để phòng ngừa bệnh rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói, kiêng cữ các món ăn cay, chua. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, hoa quả. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ ngày 7-8 giờ, tránh thức khuya.
Hiện nay, việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mạn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết (xét nghiệm mô bệnh học) dạ dày. Trong đó, xét nghiệm mô bệnh học được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát.
Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp như: test thở, test urease, xét nghiệm HP huyết thanh, HP dạ dày, xét nghiệm HP phân, lấy dịch và nuôi cấy HP dịch vị dạ dày, PCR. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang dùng 3 phương pháp này. Trong đó phương pháp chẩn đoán phổ biến là nội soi dạ dày sau đó lấy một mảnh sinh thiết nhỏ và làm test urease. Đây cũng là phương pháp được coi là phù hợp túi tiền ở Viêt Nam hiện nay.
Thành công của đề tài nghiên cứu những bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hứa hẹn góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh nhân bị viêm dạ dày.
Theo VNE
Người 40-49 tuổi dễ bị viêm dạ dày mạn tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người Việt Nam ở độ tuổi 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ bị viêm dạ dày mạn tính nhiều nhất.
Thông tin trên được đưa ra trong đề tài nghiên cứu Mô bệnh học và tỷ lệ nhiễm HP ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính đến khám tại BV Đa khoa Medlatec tại hội nghị Khoa học 2013 diễn ra tại Hà Nội ngày 12/12.
Bác sỹ Lê Văn Khoa, BV Medlatec cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính giữa nam và nữ là 25/20. Nhóm tuổi mắc viêm dạ dày mãn tính cao nhất là 40 - 49, tiếp theo là 30 - 39 tuổi, rồi đến nhóm 50 - 59 tuổi, tỷ lệ mắc thấp là trên 60 tuổi.
Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh gần đây người ta tìm thấy do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Tỷ lệ nhiễm bệnh có sự khác nhau giữa các nước.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính rất cao, chiếm khoảng 50% dân số, trong đó viêm dạ dày mạn tính do HP chiếm khoảng 95%.
Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.
Người viêm dạ dày thường có biểu hiện đau vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn
Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Theo bác sỹ Lê Văn Khoa, bệnh viện Medlatec, nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân...
Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân... là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.
Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.
Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Hiện nay việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mãn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi và sinh thiết (xét nghiệm mô bệnh học) dạ dày. Đây là tiêu chuẩn trong vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát.
Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp như: test thở, CLO test, xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm HP phân, lấy dịch và nuôi cấy HP dịch vị dạ dày, PCR. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán phổ biến là nội soi dạ dày sau đó lấy một mảnh sinh thiết nhỏ và làm xét nghiệm CLO test.
Về mặt điều trị, HP thông thường được dùng kháng sinh ( thường là 2 loại kết hợp) trong vòng 1 đến 2 tuần, sau thời gian dùng kháng sinh duy trì bằng kháng tiết 4-8 tuần tùy thuộc vào viêm hay loét dạ dày tá tràng.
Sau điều trị 1-3 tháng đi kiểm tra lại xem đã diệt được HP chưa, nếu chưa khỏi có thể nghĩ đến HP kháng thuốc cần phải sử dụng phác đồ kháng thuốc.
Để phòng ngừa mắc bệnh các bác sĩ khuyến cáo người dân cần rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói, kiêng cữ các món ăn cay, chua. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, hoa quả. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ ngày 7-8 giờ, tránh thức khuya.
Theo VNE
Thủ phạm chính của viêm dạ dày mãn tính? 95% số ca viêm dạ dày mãn tính là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) gây nên. Thông tin trên được nhóm nghiên cứu gồm các Bs của bệnh viện Medlatec đưa ra trong hội thảo khoa học năm 2013 tổ chức chiều 12/12 tại Hà Nội. Đáng chú ý, nếu bệnh viêm dạ dày mãn tính không được phát hiện kịp thời...