Điểm mặt “thủ phạm” gây tiểu máu
Bình thường nước tiểu sẽ có màu vàng rơm khi bạn uống ít nước hoặc trong suốt khi bạn uống nhiều nước. Tuy nhiên, khi đái ra máu, chứng tỏ cơ thể bạn có thể đang gặp phải bệnh lý nào đó.
Tiểu ra máu thường có 2 loại chính:
Tiểu ra máu đại thể: đây là tình trạng người bệnh có thể nhìn thấy rõ sự biến đổi màu sắc của nước tiểu bằng mắt thường. Nước tiểu có thể có màu đỏ, hồng hoặc có những sợi máu trong đó.
Tiểu ra máu vi thể: là tình trạng nước tiểu có lẫn máu nhưng người bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường, do lượng hồng cầu quá ít.
Có 4 nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu ra máu:
Do bệnh lý ở bàng quang: Bệnh lý thường gặp nhất là sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang. Triệu chứng nhận biết là khó tiểu, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu, thường phát hiện nhờ siêu âm.
Do bệnh lý ở niệu đạo – tuyến tiền liệt: Đối với nam giới, bệnh lý gây tiểu máu thường do phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến. Có thể nhận biết khi thấy khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, són tiểu, khi siêu âm thấy tuyến tiền liệt lớn. Với phụ nữ, tiểu ra máu có thể do polype niệu đạo, bệnh này có thể phát hiện và chẩn đoán dựa trên nội soi niệu đạo.
Các nguyên nhân gây tiểu ra máu.
Do các bệnh lý về thận: là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu ra máu. Các bệnh lý về thận liên quan có thể kể đến:
Sỏi thận: Là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu máu nhất. Người bệnh thường sẽ có cơn đau sỏi thận trong tiền sử. Nếu chụp thận UIV hay siêu âm thấy sỏi chứng tỏ bạn đã mắc sỏi thận.
Viêm cầu thận cấp: Thường gắn với đái máu vi thể. Trước đó bệnh nhân thường có dấu hiệu nhiễm trùng da, họng, đi kèm với sốt, đau ở 2 bên vùng thắt lưng.
Viêm thận – bể thận: triệu chứng sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, đau vùng thắt lưng, thận to và đau, cảm thấy đau vùng dưới rốn.
Video đang HOT
Lao thận: thường đi kèm với tổn thương viêm bàng quang. Triệu chứng dễ thấy là tiểu ra máu cuối bãi, tiểu mủ, hay đi tiểu lắt nhắt, són tiểu, đau khi tiểu xong. Kết quả chụp UIV cho thấy đài thận bị cắt cụt, xét nghiệm nước tiểu có thể thấy có trực khuẩn lao.
Ung thư thận: tiểu ra máu xuất hiện trong 70% trường hợp ung thư thận. Triệu chứng thường thấy là mức độ tiểu ra máu nặng, nhiều, không gây đau, khi sờ hố chậu phải thấy có u. Kết quả chụp UIV cho thấy khuyết thiếu một hay nhiều đài thận hoặc biến dạng đài – bể thận.
Thận đa nang: người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng, tiểu ra máu, tiểu ra mủ, nồng độ urê máu tăng, phát hiện khối u vùng hố thận khi khám. Kết quả chụp UIV cho thấy bể thận và đài thận dài ra và hẹp lại.
Nhồi máu thận: Bệnh nhân đột ngột đau vùng thắt lưng 1 bên, tiểu ít, có khả năng mắc kèm bệnh tim.
Do chấn thương (chấn thương thận, chấn thương niệu, chấn thương bàng quang, chấn thương vùng chậu hay vùng thắt lưng). Tình trạng tiểu ra máu cũng có thể xuất hiện sau khi vận động mạnh như bơi lội, chạy, đá bóng, đấm bốc… gây chấn thương.
Lưu ý: Trong trường hợp tiểu ra máu chỉ xuất hiện 1-2 ngày là hết thì sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu đi tiểu ra máu trong thời gian dài thì cần thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này và điều trị kịp thời tránh các biến chứng.
Điều gì xảy ra khi nước tiểu màu đỏ, trắng hoặc xanh, đó có phải dấu hiệu ung thư?
Nước tiểu có màu đỏ liệu có phải là dấu hiệu bệnh ung thư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về những nguyên nhân gây ra màu sắc bất thường của nước tiểu.
Bạn đã bao giờ đi vệ sinh và nhìn xuống xem màu nước tiểu của mình chưa? Thỉnh thoảng kiểm tra màu nước tiểu có thể giúp bạn nhận biết một số vấn đề sức khỏe mà bạn có thể không bao giờ tưởng tượng được.
Màu nước tiểu có thể thay đổi theo một số yếu tố bao gồm thuốc, chế độ ăn uống hoặc tình trạng sức khỏe và mặc dù không phải lúc nào việc màu nước tiểu thay đổi cũng là do bệnh tật nhưng có một số trường hợp nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc bệnh chưa được chẩn đoán.
Bác sĩ Zhang Yong - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y tế Trung Quốc sẽ liệt kê một số màu sắc bất thường ở nước tiểu mọi người nên chú ý.
1. Nước tiểu nâu sẫm, giống như nước trà đen
Nếu nước tiểu chuyển sang màu nâu sẫm, giống như trà đen, có thể do những nguyên nhân sau:
- Uống ít nước và nước tiểu cô đặc, khiến nước tiểu có màu nâu sẫm và vàng;
- Trong nước tiểu có một lượng nhỏ hồng cầu, chẳng hạn như tiểu máu, màu sắc cũng sẽ có màu nâu sẫm;
- Các bệnh lý về đường mật như quá trình bài tiết bilirubin vào nước tiểu cũng có thể khiến nước tiểu có màu nâu đen.
2. Nước tiểu màu đỏ cảnh báo bệnh gì?
Nước tiểu có màu đỏ có thể do chúng ta ăn phải một số loại thực phẩm khiến nước tiểu và phân có màu đỏ, chẳng hạn như thanh long ruột đỏ.
Một khả năng khác liên quan đến bệnh tật gọi là đi tiểu ra máu có nghĩa là tình trạng người bệnh đi tiểu ra máu đồng nghĩa với việc trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định. Đi tiểu ra máu có thể do một số bệnh lý như bệnh lý ở bàng quang: sỏi bàng quang, túi thừa, viêm bàng quang do virus, u bàng quang,... hoặc do bệnh lý ở niệu đạo - tuyến tiền liệt: phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tiền liệt tuyến (ở nam giới), polyp niệu đạo (ở nữ giới).
Khi nhận thấy màu sắc của nước tiểu sai lệch, không trong suốt như bình thường mà có màu đỏ thì nên đi khám càng sớm càng tốt, để bác sĩ xác định xem nước tiểu có màu đỏ là nguyên nhân do bệnh lý hay liên quan đến chế độ ăn uống.
3. Tại sao nước tiểu có màu trắng đục?
Nước tiểu bình thường phải trong hoặc vàng nhạt. Nếu nó chuyển sang màu trắng, có thể có những khả năng sau:
- Trong nước tiểu có cặn cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng hệ tiết niệu, khiến cho một lượng lớn bạch cầu đào thải ra nước tiểu, bạch cầu bị vón cục và nổi trong nước tiểu như sương.
- Nước tiểu màu trắng sữa, có thể do có chylomicron trong nước tiểu, dẫn đến thay đổi màu sắc nước tiểu.
- Màu nước tiểu trắng xám có thể cho thấy trong nước tiểu có lẫn một số muối vô cơ hoặc quá trình bài tiết của một số viên sỏi, thường liên quan đến sỏi thận.
4. Nguyên nhân nước tiểu có màu xanh là gì?
Trên thực tế lâm sàng, màu sắc của nước tiểu màu xanh thường ít liên quan tới các bệnh lý mà thường liên quan đến thuốc hoặc thức ăn.
Ví dụ, xanh methylen thường được dùng trong y học, dung dịch thuốc này được thải ra từ nước tiểu có thể làm cho màu của nước tiểu có màu xanh lục. Tất nhiên, loại thuốc này nói chung là để giúp phát triển màu sắc, và nó không gây hại cho thận và toàn bộ cơ thể.
5. Nguyên nhân có thể gây ra nước tiểu đục là gì?
Nguyên nhân phổ biến nhất của nước tiểu đục là do nhiễm trùng như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Một khi nước tiểu đục, trước tiên cần kiểm tra nước tiểu có chứa hồng cầu, bạch cầu, nitrit,... hay không để xác định xem có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Sau đó, tìm ra nguyên nhân gây ra nhiễm trùng và tiến hành bước điều trị tiếp theo.
6. Lý do nước tiểu có mùi nặng là gì?
Nếu bạn thấy mùi nước tiểu không giống như bình thường, hoặc cảm thấy mùi nước tiểu gần đây rất nặng thì có thể liên quan đến thực phẩm chúng ta ăn như hành, tỏi,... Nếu ăn nhiều những thực phẩm này có thể gây ra mùi nước tiểu khá nặng.
Ngoài ra, đối với một số bệnh nhân tiểu đường, nước tiểu của họ nặng mùi là do trong nước tiểu có đường, sau khi lên men đường có thể có vị táo thối.
Nếu khoảng thời gian đi tiểu quá lâu trong thời gian dài, sau khi đi tiểu đứng một lúc có thể có mùi amoniac nặng hơn.
Tựu chung lại, ngay khi nhận thấy màu sắc hay tính chất nước tiểu của mình bất thường, bạn nên kịp thời đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá toàn diện, xác định cơ thể có bất thường hay không.
Phì đại tuyến tiền liệt - nỗi ám ảnh của các quý ông Tuyến tiền liệt là một cơ quan trong hệ sinh dục ở nam giới. Chức năng của tuyến tiền liệt phần lớn là sản xuất ra tinh dịch để vận chuyển tinh trùng. Khi tuyến tiền liệt bị phì đại, chức năng này sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Sau tuổi 40, tuyến tiền liệt ở nam giới thường có khuynh hướng...