“Điểm mặt” sự cố thủy điện mất an toàn với cộng đồng
Báo cáo giám sát việc thực hiện nghị quyết của của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý thủy điện ở kỳ họp thứ 8 của UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cập nhật nhiều thông tin về lĩnh vực chưa lúc nào hết nóng này.
Kết quả giám sát cho thấy, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện đã được thực hiện khá tốt, tuân thủ quy định của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực.
Sự an toàn của các dự án thủy điện liên quan mật thiết đến sinh mạng của hàng nghìn con người. Ảnh minh họa
Kết quả rà soát cho thấy đã loại bỏ 439 dự án (thêm 15 dự án so với năm 2013), không xem xét đưa vào quy hoạch 178 vị trí tiềm năng (thêm 6 vị trí tiềm năng với năm 2013) và xem xét thu hồi chủ trương đầu tư 47 dự án do đã quá hạn.
Như vậy, cả nước hiện có 287 công trình thủy điện với tổng công suất lắp máy đạt 14.818,6 MW đang vận hành phát điện; 200 dự án (6.023,56 MW) đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến năm 2017. 249 dự án (2.989,20 MW) đang nghiên cứu đầu tư còn lại 77 dự án (796,18 MW) chưa nghiên cứu đầu tư, đang được tiếp tục rà soát.
Video đang HOT
Tính đến cuối năm 2013 các nhà máy thủy điện đã đóng góp tới 48,78% tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam và 43,47% điện lượng cho hệ thống điện quốc gia.
Chủ nhiệm UB Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng khẳng định, đã có sự chuyển biến tích cực về mặt ý thức, nhận thức đối với việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện ở các cấp, các ngành và đặc biệt là ở các cấp cơ sở ngày càng tốt hơn.
Vấn đề quản lý chất lượng công trình, cơ quan giám sát vẫn nêu tồn tại, một số dự án thủy điện nhỏ, công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, có công trình đã xảy ra sự cố trong thời gian thi công. Điểm lại một số công trình như thủy điện Đak Rông 3 (Quảng Trị), thủy điện Đăm Bol – Đạ Tẻl (Lâm Đồng), thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum), thủy điện Ia Krel 2 (Gia Lai), UB Khoa học, công nghệ và môi trường khái quát, nguyên nhân sự cố phần lớn do các tổ chức tham gia thi công đều có năng lực và kinh nghiệm yếu trong việc làm đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi.
Ngoài ra, công tác lắp đặt và thực hiện quan trắc đập chưa được chủ đập quan tâm đúng mức từ khâu thiết kế, lắp đặt và quản lý vận hành. Tỷ lệ có thiết bị quan trắc tại các đập, hồ chứa thủy điện đạt khoảng 50%; tại các đập, hồ chứa thủy lợi lớn đạt khoảng 100%; tại hầu hết các đập thủy lợi nhỏ không được lắp đặt thiết bị quan trắc.
Mặt khác, trong số các đập đã lắp đặt thiết bị quan trắc thì số lượng thiết bị lắp đặt hoặc không đầy đủ hoặc còn bị hư hỏng nhiều, chưa kịp thời khắc phục. Số liệu quan trắc hoặc không ghi chép đủ hoặc còn ở dạng thô, chưa xử lý.
Dù vậy, chốt lại nội dung này, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng vẫn đánh giá, trong thời gian qua, một số sự cố dự án, các hạng mục quan trọng của công trình thủy điện liên quan trực tiếp đến an toàn cộng đồng như đập dâng, đập tràn luôn được đặc biệt quan tâm kiểm tra giám sát chặt chẽ. Chất lượng các công trình thủy điện cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.
Về công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư tại các dự án thủy điện, cơ quan giám sát đánh giá, vấn đề này luôn được Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương quan tâm, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Tại phần lớn các điểm, khu tái định cư, kết cấu hạ tầng thiết yếu đã và đang được tập trung hoàn thành, tương đối đồng bộ tốt hơn nơi ở cũ. Đời sống sản xuất, sinh hoạt người dân ở khu vực tái định cư từng bước ổn định. Ở một số khu vực tái định cư, người dân đã đẩy mạnh phát triển sản xuất đem lại hiệu quả rõ rệt.
Báo cáo giám sát dẫn số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đối với 16 dự án thủy điện có báo cáo về công tác giao đất thì bình quân mỗi hộ dân tái định cư đã được giao 1,28 ha đất sản xuất nông nghiệp, 1,18 ha đất lâm nghiệp, 539 m2 đất ở và một số loại đất khác.
Tuy nhiên, hạn chế được chỉ ra là công tác bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư của các dự án, công trình thủy điện chưa được đánh giá thực sự đầy đủ, toàn diện.
Trên thực tế, vẫn còn những khó khăn, tồn tại cần giải quyết tại các vùng tái định cư như: giải quyết đủ đất sản xuất, nước cho sản xuất và sinh hoạt, quản lý, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đã được bàn giao, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp… Do đó, việc phối hợp, quản lý, theo dõi, thống kê gặp không ít khó khăn và chưa phản ánh sát thực tế, báo cáo nêu rõ.
UB Khoa học, công nghệ và môi trường đã đề nghị Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề về đời sống của người dân tại các khu tái định cư của các dự án thủy điện.
P.Thảo
Theo Dantri
Đẩy mạnh công tác phòng cháy và chữa cháy
Chiều 10-4, Phòng Cảnh sát PCCC Đống Đa cùng Công ty Điện lực Đống Đa đã tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện quy chế phối hợp và ký quy chế phối hợp bổ sung.
Theo đó, thời gian tới, 2 đơn vị sẽ duy trì thường xuyên và từng bước nâng cao cả về số lượng và chất lượng trong công tác phối hợp kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; Tăng cường phối hợp khảo sát, đánh giá việc sử dụng điện đối với hệ thống lưới điện tại các khu dân cư, cơ sở sản xuất; Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống cháy nổ...
Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Tô Xuân Thiều - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết: "3 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn Thủ đô xảy ra 67 vụ cháy làm 13 người chết, 10 người bị thương, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng, trong đó có cháy do điện". Theo Đại tá Tô Xuân Thiều, cần đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống cháy nổ do điện trong dân và trong các cơ sở sản xuất tư nhân vì khu vực này hay mất an toàn.
Theo ANTD
Tôn vinh giá trị cội nguồn dân tộc Từ 7h sáng nay 9-4, (tức 10-3 âm lịch), sẽ chính thức diễn ra nghi lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đối với các đoàn đến từ các tỉnh, thành trong cả nước. Trước đó, sáng 7-4, 6 xã phường, thị trấn vùng ven Khu di tích lịch sử đền Hùng, Phú Thọ là Hùng Lô, Kim Đức, Vân Phú (thành...