Điểm mặt sát thương vật lý chủ lực ở Liên Minh Huyền Thoại châu Âu: Ai là số 1?
Họ có Alex Ich, xPeke, Froggen hay gần đây là ForellenLord. Bất cứ ai trong số những cái tên kể trên đều xứng đáng đứng trong top đầu của thế giới Liên Minh Huyền Thoại. Thế nhưng, ở vị trí chủ lực còn lại – chủ lực vật lý – châu Âu có vẻ như đang vắng bóng một tay thiện xạ thực sự tốt.
Ở Liên Minh Huyền Thoại châu Âu hiện tại, những người chơi chủ lực vật lý hàng đầu có thể kể tới Genja của Gambit Gaming, Yellowpete của Evil Geniuses, Yellowstar của Fnatic (mới đây đã chuyển xuống hỗ trợ), Candy Panda của SK Gaming, Tabzz của Lemondogs, Creaton của Team Alternate và Makler của MYM và thần đồng Rekkles của Fnatic. Trong số những cái tên ở trên, ai mới là số 1?
Genja – Gambit Gaming
Genja có lẽ vẫn là một trong những cái tên hàng đầu ở châu Âu cho vị trí này. Không có khả năng farm cháy máy hay chọn góc bắn siêu hạng, Genja lại được biết tới với khả năng xây dựng những hướng trang bị “không giống ai” nhưng lại vô cùng hiệu quả. Ezreal với phong cách Tim Băng – Gậy Hung Ác của anh đã tạo ra một trào lưu ở châu Âu.
Genja cũng hồi sinh lại Ashe với phong cách Kiếm Manamune và Huyết Kiếm. Ngoài ra khả năng làm việc độc lập của Genja cũng rất tốt. Có thể nói, trên bình diện châu Âu, Genja vẫn là người chơi tốt nhất ở vị trí này.
Yellowpete – Evil Geniuses
Trước kia, khi chiến thuật kéo dài trận đấu của CLG.EU (tiền thân của Evil Geniuses) còn hiệu quả, Yellowpete cũng được xem là một trong những tay súng hàng đầu châu Âu. Điểm mạnh của anh là khả năng thủ hòa để ăn lính ở đường dưới cực tốt và rất khó để ép đường được anh ta. Yellowpete không có khả năng tham gia giao tranh tốt do chọn vị trí khá tệ nhưng anh ta lại là con ong cần mẫn khi kiếm tiền. Về cuối trận, khi lượng đồ đạc đã nhiều và đồng đội bảo kê chắc chắn, Yellowpete có thể tạo ra sự khác biệt.
YellowStar – Fnatic và Candy Panda – SK Gaming
Cả hai người chơi này đều có phong cách tương đối giống nhau khi họ có khả năng đi đường cực tốt. Trong các cuộc đối đầu 2v2, những người chơi này đều biết cách ra vào hợp lý để tấn công đối thủ đồng thời rút lui khi cần thiết. Từ trước tới nay, Candy Panda luôn được xếp vào hàng ngũ những người giỏi nhất châu Âu nhưng anh lại không thực sự nổi bật do thành tích phập phù của SK Gaming.
Video đang HOT
Về phía YellowStar, anh là người chơi tốt nhưng lại không có khả năng gánh đồng đội. Không kể tới việc xPeke hay sOAZ quá xuất sắc thì YellowStar thường rất ít khi tạo ra được sự khác biệt khi những đồng đội của mình bị phong tỏa quá chặt. Mới đây nhất, anh cũng phải lui xuống vị trí hỗ trợ để thay thế cho nRated thi đấu không tốt trong suốt quãng thời gian qua.
Tabzz – Lemondogs, Creaton – Team Alternate và Makler – MYM
Ba người chơi này không phải bây giờ mới nổi nhưng họ chỉ thực sự ghi dấu ấn của mình tại LCS Mùa Hè. Điểm chung của cả ba người đều là khả năng gánh đồng đội cực tốt và điều đó đã thể hiện qua màn trình diễn của cả 3 đội tại vòng thăng hạng cũng như giải đấu LCS Mùa Hè. Bên cạnh đó, cả Tabzz, Creaton và Makler đều có khả năng chọn vị trí cực tốt và thậm chí tốt hơn hẳn những người chơi kì cựu ở trên.
Từ trái qua: Creaton, Makler và Tabzz.
Nổi bật nhất có lẽ là Creaton khi anh cùng với Team Alternate đang thăng hoa với vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng. Makler cũng đã thể hiện cực tốt với MYM ở giai đoạn đầu, còn Tabzz đã đưa cả những ông lớn như Fnatic hay Gambit vào danh sách nạn nhân của mình. Họ sẽ cần thời gian để biến phong độ thành đẳng cấp nhưng trước mắt, họ chính là những cái tên sáng giá cho vị trí chủ lực vật lý ở châu Âu.
Rekkles – Fnatic
Mới 16 tuổi và chưa đủ tuổi để tham gia các giải đấu chuyên nghiệp nhưng Rekkles đã được cả thế giới biết đến vào khoảng cuối mùa hai, đầu mùa ba. Với những thành công cùng với Fnatic tại Dream Hack Winter 2012 và IPL5, Rekkles được xem như niềm hi vọng số 1 của châu Âu cho vị trí chủ lực vật lý để có thể sánh ngang với các khu vực khác trên thế giới.
Mạnh mẽ, quyết đoán nhưng cũng rất sáng tạo và tinh tế, Rekkles hội tụ đủ yếu tố của một tay súng thượng hạng. Không phải ngẫu nhiên mà Fnatic tuyên bố sẵn sàng chờ anh chàng này đủ 17 tuổi để đưa trở lại đội hình.
Theo VNE
Những cái nhất của các vị tướng trong Liên Minh Huyền Thoại
Sona là một trong những tướng hỗ trợ mỏng manh nhất Liên Minh Huyền Thoại. Vị tướng nào có nhiều máu nhất trong Liên Minh Huyền Thoại? Vị tướng nào chạy nhanh nhất? Vị tướng nào có tốc độ tấn công nhanh nhất? Đây đều là những câu hỏi thú vị song không phải ai trong số chúng ta cũng có đủ thông tin và kiên nhẫn để đi tìm đáp án.
Liên Minh Huyền Thoại nổi tiếng với danh sách tướng dài dằng dặc.
Tốc độ
Có bảy loại tốc độ di chuyển cơ bản trong Liên Minh Huyền Thoại là 325, 330, 335, 340, 345, 350 và 355. Trong số hơn 100 vị tướng, chỉ số 3 nhân vật được ưu ái cho tốc độ di chuyển 355 là Master Yi, Pantheon và Nidalee (ở dạng báo).
Trong khi đó, những vị tướng chậm chạp nhất trong trò chơi là Anivia, Ashe, Blitzcrank, Caitlyn... và 10 gương mặt khác nữa. Nếu có một cuộc chạy đua trong Liên Minh Huyền Thoại, các bạn hẳn đã biết ai sẽ là người vô địch rồi chứ?
Máu
Ở cấp độ 1, 5 vị tướng có lượng máu nhiều nhất trong Liên Minh Huyền Thoại là Gangplank, Jax, Tryndamere, Taric và thứ 5 là Amumu. Tuy nhiên, do lượng máu nhận được khi lên cấp của mỗi vị tướng cũng khác nhau nên ở cấp độ 18, bảng xếp hạng này sẽ có một số xáo trộn nho nhỏ. Lúc này, chỉ còn Jax và
Tryndamere trụ lại ở vị trí thứ 4 & 5 trong khi phải xếp dưới Nunu, Alistar và Sion.
Những vị tướng có nhiều máu nhất trong Liên Minh Huyền Thoại.
Ngược lại, những vị tướng mỏng manh nhất ở cấp độ 1 là Sona, Anvia, Lux, Heimerdinger và cả Zyra. Với lượng máu cộng thêm mỗi cấp chỉ có 70, Sona và Anivia tiếp tục giữ danh hiệu của mình ở cấp 18, tiếp theo là Soraka và Zilean. Zyra cũng giữ được vị trí thứ 5 của mình với 74 máu mỗi cấp.
Những vị tướng có ít máu nhất trong Liên Minh Huyền Thoại.
Sát thương
Không có vị tướng chủ lực nào xuất hiện trong danh sách 5 tướng có sát thương vật lí lớn nhất. Thay vào đó, Maokai lại là người có những đòn đánh uy lực nhất ở cấp 1 với 61.3 sát thương. Theo sau là Warwick, Singed và có đến 4 nhân vật đồng hạng 4 là Malphite, Jax, Galio và Poppy. Cuối cùng, Irelia nằm ở vị trí thứ 5 với 59.3 sát thương. Ở cấp 18, những vị trí trong top 5 được nhường lại cho Cho'Gath, Skarner, Kassadin, Alistar và Blitzcrank. Các bạn đã thử chơi Cho'Gath AD hay Kassadin AD bao giờ chưa?
Những vị tướng đánh đau nhất trong Liên Minh Huyền Thoại.
Giáp vật lí
Sona một lần nữa được ghi tên vào sách kỉ lục của Liên Minh Huyền Thoại khi chỉ có 9.3 giáp ở cấp 1. Xếp sau "Nga Mi Cầm" lần lượt là những tên tuổi quen thuộc như Heimerdinger, Zilean, Orianna và Soraka. Ở cấp thứ 18, Sona đã tụt xuống vị trí thứ 5, xếp dưới Zyra, Orianna, Heimerdinger còn vị trí đầu tiên cực kì đặc biệt - Thresh. Lí do là vị tướng này không được nhận thêm giáp khi lên cấp mà phải ăn hồn để có thể gia tăng giáp của bản thân. Ở cấp 18, Thresh chỉ có vỏn vẹn... 18 giáp.
Những vị tướng mỏng manh nhất trong Liên Minh Huyền Thoại.
Theo GameK
Stick figure Liên Minh Huyền Thoại phần 3 - Phim hoạt hình hành động cực vui Hiện Stick figure Liên Minh Huyền Thoại đang nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Nếu đã từng mê mẩn các clip "Cuộc chiến người que" (Stick figure spotlight) của Liên Minh Huyền Thoại, các bạn chắc hẳn sẽ hài lòng với clip mới nhất, được tung ra ngày 26/5 vừa qua với nội dung là cuộc chiến ở bản...