“Điểm mặt” những thói quen xấu khiến cơ thể dễ mắc bệnh về gan
Theo các chuyên gia, gan được ví như nhà máy lọc của cơ thể. Tuy nhiên, điều đáng báo động là thói quen của nhiều người hiện nay đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của gan, làm ảnh hưởng tới chức năng gan và là nguyên nhân gây các bệnh về gan.
Nhằm hưởng ứng Ngày sức khỏe Thế giới và góp phần nâng cao ý thức phòng bệnh hơn chữa bệnh trong cộng đồng, ngày 24/4, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã tổ chức “Ngày hội sức khỏe cộng đồng” với hai hội thảo sức khỏe lớn là “Chăm sóc sức khỏe toàn diện thời 4.0″ và hội thảo “Bước tiến mới trong tầm soát và điều trị ung thư”.
Tại hội thảo, các bác sĩ đã có những giải đáp thắc mắc về các vấn đề sức khỏe với nhiều bệnh lý, từ đó giúp cho người dân biết cách tự chăm sóc sức khỏe của mình.
Thầy thuốc nhân dân – Tiến sĩ – Bác sĩ cao cấp Hoàng Văn Tuyết, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa Phương Đông), Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ về các bệnh lý đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, gan mật.
Theo các chuyên gia, người dân nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về gan, mật
Theo bác sĩ Hoàng Văn Tuyết, gan là một trong những cơ quan đóng một vai trò như một nhà máy khổng lồ để tiêu hóa, chuyển hóa các chất trong cơ thể. Do đó, khi chức năng gan suy yếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Đặc biệt, hiện nay nhiều người còn chủ quan với bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, C do vi rút. Viêm gan vi rút nếu không được kiểm soát có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan; hoặc ký sinh trùng, bệnh do giun chui ống mật gây tắc gan mật, thậm chí gây nhiễm trùng đường mật trầm trọng dẫn tới chết người..
Video đang HOT
“Các nguyên nhân khiến cho chức năng gan suy yếu làm gia tăng tỷ lệ người bệnh mắc bệnh lý gan, mật ngày càng nhiều hiện nay là do các yếu tố như: Ăn uống không hợp lý; lạm dụng đồ uống có ga, rượu bia; thường xuyên thức khuya, stress… Ngoài ra, việc tự ý dùng các loại thuốc kháng sinh không theo chỉ định, uống thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc ảnh hưởng tới chức năng gan”, bác sĩ Hoàng Văn Tuyết nhấn mạnh.
Để phòng tránh bệnh lý gan mật, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mọi người nên ăn uống tiết chế, cân bằng các nhóm dinh dưỡng và hạn chế các thói quen xấu. Cùng với đó, người bệnh cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Với những người mắc viêm gan vi rút phải uống thuốc. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng để mọi người sớm phát hiện các bất thường về gan cũng như các bệnh lý khác.
Ngoài bệnh lý về gan mật, ung thư, trong Ngày hội sức khỏe cộng đồng, nhiều người bệnh cũng đặc biệt quan tâm đến bệnh tiểu đường. Thạc sĩ – Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Thị Tường Vân, Trưởng khoa Nội (Bệnh viện Đa khoa Phương Đông) cho biết, các dấu hiệu của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và gầy nhiều. Khi bệnh nhân có 2 dấu hiệu hoặc 1 trong 4 dấu hiệu là cần nên đi kiểm tra xem có bị tiểu đường không.
Các chuyên gia khuyến cáo, để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ. Hiện nay, tỷ lệ đi khám sức khỏe định kỳ hiện nay đã tăng lên nhưng vẫn còn nhiều người chủ quan, sợ bệnh mà không đi khám nên khi đi khám đã phát hiện ở giai đoạn muộn của bệnh. Do vậy, việc điều trị rất khó khăn, tốn kém.
5 điều cấm kỵ, dễ gây đột tử khi uống bia trong mùa nóng
Bia là thức uống giải khát yêu thích của mọi người, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nên tránh những điều sau để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không nên dùng bia để lạm dụng cơn khát
Theo các chuyên gia y tế, uống bia giúp đem lại cảm giác mát mẻ nhưng khi đi vào cơ thể nó kích thích sự tiết hormone tuyến thượng thận, khiến nhịp tim, mạch máu mở rộng, tăng bề mặt nhiệt, do đó làm tăng sự bốc hơi nước, gây khô miệng. Đồng thời, bia cũng kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đòi hỏi bài tiết, muốn đi tiểu làm cơ thể mất độ ẩm hơn.
Không nên uống bia để xóa tan cơn khát trong những ngày hè nắng nóng (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bia hòa tan trong máu, làm độ nhớt máu tăng lên, buộc máu từ ngoại mạch phải hấp thụ nước để pha loãng máu trong các tĩnh mạch, do đó gây ra khô miệng.
Không uống bia quá lạnh
Trong thời tiết hè nắng nóng, 1 cốc bia thật lạnh có thể là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, uống một lượng lớn bia lạnh có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày, viêm đường ruột và các bệnh đường tiêu hóa khác.
Không uống bia khi đói
Lúc đói tuyệt đối không nên uống bia bởi gây hại dạ dày và gan (Ảnh minh họa)
Bia vẫn là một loại đồ uống có cồn. Uống bia khi đói hoặc uống bia không kèm đồ ăn rất dễ gây hại dạ dày và gan. Uống bia khi đói dễ làm nặng hơn các triệu chứng đau, nóng rát thượng vị, nặng hơn các cơn trào ngược. Nếu thói quen này kéo dài quá lâu, sẽ làm tăng tỷ lệ bị ung thư dạ dày.
Không uống bia khi dùng thuốc
Cồn trong bia gây cản trở hấp thu của nhiều loại thuốc và gây tăng kích ứng dạ dày. Ví dụ. như kháng sinh, đặc biệt kháng sinh Cephalosporin, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng, sốc thuốc, hạ huyết áp, hạ đường huyết nếu dùng bia gần thời điểm dùng thuốc.
Không nên tắm sau khi uống bia
Bạn tuyệt đối không nên đi tắm ngay sau bữa nhậu, kể cả tắm bằng nước nóng. Sự kết hợp của nước ấm và cồn có thể khiến bạn buồn ngủ, dễ choáng ngất trong phòng tắm.
Cảnh báo không nên tắm ngay sau khi uống bia mùa hè rất dễ gây đột quỵ (Ảnh minh họa)
Nếu thấy cơ thể "bốc hỏa" sau khi uống bia, bạn cũng không được tắm nước lạnh. Nước lạnh không giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn khiến mạch máu co rút đột ngột, dễ dẫn đến cảm lạnh, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Day huyệt trị bệnh văn phòng Theo ghi chép từ sách Đông y cổ, Ấn đường là huyệt vị chữa các chứng đau đầu và giúp an định tâm thần, sáng mắt và thông mũi... Các nhà khoa học từ lâu đã phát hiện ra việc tác động lên huyệt nằm dọc theo đường kinh mạch có thể giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần và điều...