Điểm mặt những “sát thủ” của ung thư, 99% người Việt đều vô tình ngó lơ
Do thói quen lúc chế biến thức ăn nên đa số các bà nội trợ chẳng những không tận dụng được mà còn đem vứt đi một cách lãng phí.
- Cà chua
Cà chua là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, còn có tên gọi là trái táo vàng. Một số nghiên cứu cho thấy trong cà chua có một loại sắc tố tạo nên màu đỏ là Lycopene cùng với Beta carôten (Vitamin A tự nhiên) có nhiều trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa tế bào; Do vậy cà chua có tác dụng tốt trong dự phòng các bệnh ung thư.
- Nghệ
Đây là loại gia vị thường thấy trong ẩm thực Ấn Độ. Nghệ có chứa chất curcumin, một chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh.
Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể giúp giảm tác dụng độc hại của một số tế bào ung thư vú và có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Liều lượng khuyến cáo hàng ngày dao động từ 200 đến 500 miligam curcumin mỗi ngày.
- Vảy cá
Nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng đã cho thấy trong vảy cá chứa chất lecithin. Lecithin tham gia vào quá trình cấu tạo nên màng tế bào và có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa cũng như tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa cao huyết áp, bệnh tim và tăng khả năng hấp thụ thức ăn.
Video đang HOT
Bã đậu nành nên dùng cho những người mắc chứng cao huyết áp hay mỡ máu bởi chúng không chứa cholesterol. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết, ung thư đại tràng hay tiểu đường nữa đấy!
- Phần xơ của cam quýt
Nhiều người có thói quen bóc hết xơ cam, quýt rồi mới ăn. Nhưng chúng ta lại lỡ bỏ đi phần chứa rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Hàm lượng rutin cao trong xơ của những trái cây này giúp duy trì hoạt động của mao mạch. Nhờ đó mà những chứng bệnh như: tăng huyết áp, đột quỵ, xuất huyết võng mạc,…được ngăn ngừa đáng kể.
8 bất ngờ nghệ mang lại cho cơ thể, trong đó có phòng chống ung thư
Nghệ là một loại gia vị có chứa chất curcumin, một hợp chất chống oxy hóa và chống viêm được cho là tốt cho sức khỏe. Củ nghệ có một số lợi ích sức khỏe, trong đó có cả công dụng phòng chống ung thư.
Điều quan trọng cần lưu ý là, nói chung, loại gia vị này cần được nghiên cứu thêm và trong một số trường hợp, không rõ cần ăn số lượng cụ thể là bao nhiêu để đạt được lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia và một số nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ là một sản bổ sung lành mạnh vào chế độ ăn vì những lý do dưới đây.
1. Nghệ có thể tăng cường giảm cân
Nghệ có thể tăng cường nỗ lực giảm cân của bạn. Nghiên cứu trên tờ European Review for Medical and Pharmacological Studies, Frontiers in Pharmacology, and Endocrine, Metabolic & Immune Disorders Drug Targets đã liên hệ curcumin với giảm cân và giảm BMI.
Trong khi tăng lượng nghệ đơn thuần không phải là một chiến lược tuyệt vời để giảm cân, nó có thể giúp giảm viêm đi kèm với béo phì và giúp tăng nhẹ tốc độ đốt cháy mỡ". Nhưng tốt nhất là lấy nó từ thực phẩm - ví dụ như ăn nhiều cà ri. Nếu bổ sung, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. (Những chế phẩm bổ sung này có thể ảnh hưởng đến thuốc kê đơn.)
2. Nếu bị viêm khớp, nghệ có thể giúp giảm đau
Curcumin là một polyphenol, một chất chống oxy hóa, góp phần vào các đặc tính chống viêm của nghệ. Một số nghiên cứu, bao gồm một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Medicinal Food, đã gợi ý rằng curcumin có khả năng giảm đau, cứng và sưng ở các khớp bị viêm khớp.
Quỹ Bệnh viêm khớp thậm chí còn gợi ý rằng những người bị viêm khớp có thể thử dùng viên nang tinh chất curcumin (không phải toàn bộ củ nghệ, có thể bị nhiễm chì) ở mức 500 mg, hai lần một ngày. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng nói rằng dùng hơn 500 mg curcumin có thể ức chế hấp thu sắt, rất quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu mang oxy.
Nếu bổ sung, bạn nên uống curcumin với hạt tiêu đen, bằng không cơ thể sẽ khó hấp thụ chất này. Quỹ Bệnh viêm khớp lưu ý rằng liều cao của nghệ/curcumin có thể gây khó chịu cho dạ dày. Họ khuyên nên tránh dùng sản phẩm này nếu bạn đang dùng các thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin), đã có lịch mổ, đang mang thai hoặc mắc bệnh túi mật.
3. Nghệ giúp tăng cường tâm trạng
Curcumin giúp chống lại viêm trong cơ thể và viêm có thể đóng vai trò trong trầm cảm. Một phân tích tổng hợp 10 nghiên cứu về curcumin và trầm cảm được công bố vào năm 2019 trên Critical Reviews in Food Science and Nutrition gợi ý chất này có thể cải thiện các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Hầu hết các nghiên cứu có sẵn chỉ ra rằng curcumin có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người đã sử dụng thuốc chống trầm cảm.
4. Đường huyết quá cao? Nghệ có thể giúp ích
Theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), hơn 100 triệu người lớn ở nước này mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường. Đái tháo đường loại 2, do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và lối sống, chiếm 90 đến 95% số các trường hợp bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu về curcumin được công bố trên Journal of Nutrition & Intermediary Metabolism cho thấy chất có thể hoạt động như một tác nhân hạ đường huyết - hạ thấp và giúp kiểm soát lượng đường trong máu (đường huyết) ở những người mắc đái tháo đường loại 2.
Kiểm soát đường huyết tốt có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến đái tháo đường, chẳng hạn như bệnh thần kinh (tổn thương hệ thần kinh) và bệnh thận.
Các nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng curcumin cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường loại 2, nhưng ý tưởng này vẫn cần nghiên cứu thêm. Cần nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn ở trên người để hiểu rõ hơn về tác dụng của curcumin và nghệ.
5. Nghệ có thể ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Những người sống ở Ấn Độ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn so với Châu Âu và Mỹ. Những lý do cho sự chênh lệch này là rất phức tạp và có thể do một số yếu tố khác nhau. Nghệ được sử dụng trong Ayurveda, một hệ thống chữa bệnh toàn diện có nguồn gốc từ Ấn Độ hàng ngàn năm trước và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay. Và sau đó là sự nổi bật của nghệ trong ẩm thực Ấn Độ. Liệu nghệ có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh Alzheimer? Vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng, nhưng một giả thuyết cho rằng chất curcumin có thể giúp ức chế các mảng bám có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh trong não.
Tuy nhiên, nghệ có thể giúp ích cho trí nhớ. Ăn 1g nghệ mỗi ngày có thể hữu ích với trí nhớ hoặc chức năng nhận thức, đặc biệt là ở những người bị tiền đái tháo đường.
6. Nghệ có đặc tính chống ung thư
Một lần nữa, viêm đóng một vai trò ở đây: Nghiên cứu ban đầu trên động vật cho thấy có thể có mối liên hệ giữa hoạt động bình ổn viêm của curcumin và ung thư. Curcumin được cho là có đặc tính chống oxy hóa, có nghĩa là nó có thể làm giảm sưng và viêm. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật không phải lúc nào cũng đúng với người, nhưng nghiên cứu về curcumin và tác động của nó đối với bệnh ung thư ở người vẫn đang được tiến hành.
Một đánh giá năm 2019 trên tờ Nutrients lưu ý rằng curcumin dường như có tiềm năng chống ung thư vì nó cản trở các đường truyền tín hiệu tế bào trong các tế bào ung thư phát triển trong phòng thí nghiệm và đang được nghiên cứu trong một số thử nghiệm lâm sàng. Các tác giả lưu ý rằng các nghiên cứu bổ sung và thử nghiệm lâm sàng là cần thiết. (Và rằng đôi khi chất này có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và phân vàng.)
7. Nghệ có thể giúp giảm bớt tác động của IBS và viêm đại tràng
Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) liên tục phải chiến đấu với đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, và nhiều vấn đề đường ruột khó chịu khác, nghệ có khả năng làm giảm bớt một số khó chịu này ở bụng, theo một phân tích tổng hợp năm 2018 của Journal of Clinical Medicin.
Một nghiên cứu khác trên Gastroenterology and Hepatology đã xem xét những người dùng thuốc mesalamine để điều trị viêm loét đại tràng cho thấy rằng curcumin tốt hơn giả dược để giúp giảm triệu chứng. Viêm loét đại tràng là bệnh viêm ruột nghiêm trọng gây ra loét trong đường tiêu hóa do phản ứng tự miễn.
8. Nghệ có thể làm giảm cholesterol
Tác dụng của nghệ đối với cholesterol có phần không nhất quán. Tuy nhiên, nghệ có vẻ làm giảm mức mỡ trong máu gọi là triglyceride. Triglyceride là một loại chất béo hình thành trong máu khi bạn ăn lượng calo nhiều hơn số đốt cháy. Theo thời gian, chúng có thể tích tụ và hoạt động song song với cholesterol xấu được gọi là LDL. Bộ đôi này có thể làm cứng các thành động mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch. Nghiên cứu được công bố trên Nutrition Journal cho thấy những người dùng nghệ và curcumin có mức cholesterol và chất béo trung tính LDL thấp hơn so với những người không dùng. Một lần nữa, điều này cần nghiên cứu và phân tích thêm, nhưng rất có tiềm năng.
Sự thật về chất béo: Loại nào có lợi, loại nào có hại? Khi nói đến chất béo, chúng ta thường nghĩ đây là loại hợp chất có hại cho sức khỏe, vì một số loại chất béo thường gặp và cholesterol làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và béo phì. Một số loại thực phẩm chứa rất nhiều chất béo tốt, có lợi cho sức khoẻ tim mạch...