Điểm mặt những sản vật nổi tiếng ở núi “cổng trời”
Nằm ở độ cao hơn 1.400m, núi Cà Đam ở xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng được ví là “cổng trời” của Quảng Ngãi. Tuy nổi tiếng là nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, thế nhưng không nhiều người biết Cà Đam còn là một vùng núi có vô số sản vật nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi.
Ngon Sạch Lạ xin mời bạn cùng điểm mặt một số sản vậy của vùng núi Cà Đam – “cổng trời” Quảng Ngãi:
Cỏ nhung
Có nhiều tên gọi khác, như: lan gấm, kim tuyến liên, mộc sơn thạch tùng… Còn tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Vụ thu hái cỏ nhung hàng năm của người dân trong vùng diễn ra từ khoảng tháng 11-12 âm lịch.
Theo một số tài liệu y học của thế giới thì cỏ nhung là một loại cây thuốc vô cùng quý, có tác dụng chữa rất nhiều bệnh: Tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông; chữa viêm khí quản, viêm gan mãn tính, thần kinh suy nhược, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận…
Cận cảnh cây cỏ nhung
Vụ thu hái cỏ nhung hàng năm của người dân trong vùng diễn ra từ khoảng tháng 11-12 âm lịch. Số lượng thu hái được chỉ từ 0,3-0,5 kg/ngày/người và giá mua tại chỗ từ 600.000-800.000 đồng/kg tươi.
Rừng chè cổ “trăm năm tuổi”
Với số lượng hiện ước còn cả ngàn cây với tuổi đời nhiều cây hiện đã trên 200 tuổi, rừng chè này có những cây chè “cổ nhất” ở Quảng Ngãi.
Một trong số cây chè có tuổi đời hàng trăm năm
Theo lời lý giải của các già làng trong vùng thì có lẽ do khí hậu ở núi Cà Đam lạnh quanh năm; còn đất thì khô cằn…vì vậy dù chiều cao có cây lên đến 20-30m, thế nhưng thân chỉ to bằng cổ chân người lớn và thẳng đuột, chứ không to và xòe tán rộng như chè ở những nơi khác. Tuy nhiên bù lại số cây chè này cho chất lượng sạch, ngon… ít nơi nào sánh bằng.
Video đang HOT
Người dân dưới chân núi đi thu hoạch chè cổ kiếm thêm thu nhập.
Dù được xem là sản vật thế nhưng giá bán chè hái từ những cây chè cổ này chỉ từ 2.000-4.000 đồng/bó, lọn to cỡ gần 2 nắm tay người lớn,
Sâm “bảy lá”
Một củ sâm “bảy lá”
Có chiều cao từ 30-35cm, sâm bảy lá sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi chỉ nó ra đúng bảy lá. Với đặc điểm chỉ mọc trên núi cao, ở những khu rừng rậm rạp, có khí hậu lạnh, ẩm thấp…cho nên riêng vùng núi Quảng Ngãi, sâm “bảy lá” chỉ tìm thấy ở núi Cà Đam.
Cây sâm “bảy lá” được người dân đem về trồng ở vùng núi gần nhà
Củ sâm “bảy lá” có vỏ màu nâu, hình xoắn hơi dài, nặng từ 200-500gram/củ. Củ sâm “bảy lá” có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng… nên từ xưa đồng bào Kor ở đây đã tìm đào để về ngâm với rượu uống chữa bệnh. Hiện giá củ sâm này được bán với mức 200-300.000 đồng/kg củ tươi.
Dứa gỗ
Còn gọi là dứa gai, dứa dại, dứa rừng… Loại dứa này ra trái quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 10-12 âm lịch.
Dứa gỗ
Bình rượu dứa gỗ mà người dân mua về ngâm để uống chữa các bệnh
Với vị ngọt, tính bình nên dứa gỗ có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đờm…Vì thế thường được người dân mua về bổ ra và bóc tách lấy các múi, rồi phơi khô, ngâm rượu và uống để chữa các bệnh, như: kiết lỵ, viêm gan siêu vi, tiêu đờm, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể…Hiện dứa gỗ được bán với giá từ 10.000-20.000 đồng/trái.
Không nhốt chuồng như ở đồng bằng, hoặc chỉ kiếm ăn loanh quanh trong vườn nhà như một số bản làng ở vùng núi khác; trừ lúc chiều tối về ngủ thì thời gian còn lại ban ngày của giống heo (lợn) của đồng bào thiểu số người Kor nuôi ở chân núi Cà Đam sống trong rừng. Cho nên gọi tên nó là “heo đi hoang”, hay “heo đi chơi” là vậy.
Thời gian ban ngày của “heo đi hoang” nuôi ở chân núi Cà Đam là sống, kiếm ăn trong rừng
Cũng chính vì sống gần như hoang dã và thức ăn chỉ là cỏ, côn trùng, như: Giun, dế…cho nên “heo đi hoang” khi trưởng thành có trọng lượng thường chỉ từ 40 kg/con. Riêng heo đực thì nhỏ hơn, chỉ từ 20-30 kg/con.
Heo đi hoang mẹ và đàn con hơn 2 tháng tuổi.
Với thịt ngon, săn chắc, sạch 100%… cho nên heo đi hoang được nhiều người tiêu dùng ở đồng bằng ưa chuộng. Theo đó bất chấp đường đi lại rất khó khăn, hiểm trở nhưng các thương lái miền xuôi vẫn lên tận nơi mua với giá khoảng 130.000 đồng/kg hơi để chở về bán.
Theo Danviet
300.000 đồng/kg hạt tiêu rừng thơm cay, ngọt nhẹ
Hạt tiêu rừng bé tẹo có mùi thơm, cay nhưng không gắt và vị ngọt nhẹ nên còn có thể dùng để ăn tươi. Dù giá cao gấp 2-3 lần so với loại thông thường, hạt tiêu rừng ở vùng núi huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Đã bước sang giữa tháng 4 nên nắng trời ở miền núi Quảng Ngãi bắt đầu gay gắt. Mặc, những dây tiêu mọc trong rẫy vườn của nhiều gia đình người Hre ở xã Ba Khâm, Ba Trang... huyện miền núi Ba Tơ vẫn vươn lên tốt, với trái nặng oằn dây.
"Dù mùa đông vừa rồi mưa ít, lạnh... nhưng tiêu ra trái nhiều hơn mọi năm", ông Phạm Văn Kheo (ở thôn Hố Sâu, xã Ba Khâm) phấn khởi cho biết.
Không như ở đồng bằng, dây tiêu của các gia đình ở xã Ba Khâm được thả bò tự do trên trụ là những thân cây sống mọc tự nhiên trong vườn, rẫy và bìa rừng.
Với thói quen canh tác theo kiểu "gieo, trồng xuống rồi để tự phát triển", số tiêu của các gia đình nơi đây cũng không có bất kỳ sự chăm sóc hay bón loại phân thuốc nào. Đó là lý do mà nhiều người gọi những dây tiêu này là tiêu rừng.
Do sống trên vùng đất cằn và "tự sinh trưởng", hạt tiêu rừng nhỏ chỉ bằng phân nửa so với tiêu trồng ở đồng bằng nhưng hương vị vô cùng đặc biệt: Mùi thơm nhẹ, cay nhưng không gắt và hơi ngọt. Cho nên nhiều người còn sử dụng hạt tiêu rừng để ăn kèm hoặc giã mắm với ớt, tỏi...
Tiêu được người dân thả bò tự do trên các thân cây mọc tự nhiên ở trong rẫy, bìa rừng
Chính vì hương vị thơm, ngon và sạch như vậy, cho nên tiêu rừng được xem là một trong những loại đặc sản của đồng bào Hre ở Ba Tơ và ngày càng được nhiều người tìm mua. Theo đó, có thời điểm giá tiêu được bán lên trên 300.000 đồng/kg, cao hơn gấp 2-3 lần so với sản phẩm cùng loại trồng ở đồng bằng.
Tuy nhiên gần đây do cây rừng tự nhiên bị chặt phá để lấy đất trồng keo, nên số lượng tiêu rừng của người dân ở Ba Tơ đã giảm xuống rất nhiều, với số lượng chỉ từ 3-20 dây tiêu/nhà. Vì vậy chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân phát triển mạnh hơn trở lại loại cây trồng này.
Dù thời tiết bất lợi, nhưng năm nay tiêu rừng vẫn sai trái hơn các năm trước.
Với vị thơm ngon đặc biệt và sạch nên tiêu rừng có giá bán cao hơn nhiều lần so với tiêu trồng ở đồng bằng
Theo Danviet
Vì sao cua đá Lý Sơn thành món đặc sản? Khi các loài cua dưới biển cạn kiệt dần và Lý Sơn trở thành điểm du lịch, với chất lượng thịt ngon không kém gì cua sống dưới biển nên cua đá trở thành đặc sản, với giá bán tại đảo có thời điểm trên 350.000 đồng/kg. Theo lời người dân đảo Bé (xã An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) thì cũng...