Điểm mặt những giao thức có khả năng trở thành quá khứ dưới tay Apple
Apple đã chính thức cho ra mắt dòng máy MacBook Pro mới của mình được một thời gian ngắn với rất nhiều sự thay đổi về mặt phần cứng. Trong số đó, thay đổi thu hút được nhiều sự chú ý của giới công nghệ nhất chính là sự xuất hiện của cổng nhập/xuất mới có tên là Thunderbolt.
Thunderbolt dựa trên nền tảng Light Peak của Intel, công nghệ cho tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 10 Gbps (và có thể nâng cấp lên đến 100 Gbps). Với tốc độ “điện xẹt” của mình, Thunderbolt đã mở ra một tương lai tươi sáng cho các thiết bị ngoại vi, thế nhưng nếu tìm hiểu sau hơn, ta còn thấy được một điều hết sức thú vị.
Như rất nhiều cổng kết nối khác, Thunderbolt cũng dựa trên PCI Express, điều này có nghĩa là về căn bản, nó có thể thay thế cho bất kỳ cổng nào, chẳng hạn như USB, Firewire… miễn là chúng có dùng adapter và bạn có thể “bái bai” việc phải mang theo hàng đống loại cáp khác nhau. Vậy những cổng kết nối nào có thể sẽ bị “khai tử”, hãy cùng GenK tìm hiểu về lịch sử cũng như những thông số của chúng.
USB
Năm ra mắt: 1996 (v 1.0), 2000 (v 2.0), 2008 (v 3.0)
Tốc độ truyền tải: 12Mbps (v 1.0), 480 Mbps (v 2.0), 5Gbps (v 3.0)
Thiết kế bởi Intel, cổng USB đã thật sự làm cho việc kết nối trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Trước khi USB ra đời, bạn sẽ thấy hàng loạt những cổng kết nối sắp xếp rắc rối trên máy vi tính. Thay thế cho tất cả, USB trở thành một chuẩn mới cho việc kết nối các thiết bị ngoại vi. USB 2.0 ra đời và kế thừa xứng đáng vị trí của người đàn anh với tốc độ lên đến 480 Mbps (khá cao ở thời điểm đó), nhưng USB 3.0 lại chưa khẳng định được nhiều cho còn quá mới mẻ và chưa có nhiều thiết bị trang bị kết nối này.
FireWire
Năm ra mắt: 1995 (FireWire 400), 2002 (FireWire 800)
Tốc độ truyền tải: 400Mbps (FireWire 400), 800 Mbps (FireWire 800)
IEEE 1394, hay thường được biết đến với cái tên “FireWire” (do Apple đặt) hoặc “i.Link” (do Sony). Nhưng dù là tên gì đi nữa thì FireWire vẫn là một cổng kết nối có tốc độ rất nhanh, đáng tiếc là nó lại “phơi áo” trong cuộc đua về giá cả với đối thủ thời bấy giờ là USB. Phiên bản được nâng cấp vào năm 2002 với tốc độ gấp đôi nhưng chắc chắn nó khó có khả năng “sống sót” trong đợt “càn quét” của Thunderbolt.
Video đang HOT
Loại cổng kết nối này có mặt trên rất nhiều thiết bị di động. Từ những thiết bị dùng iOS, Microsoft Zune cho đến Samsung Galaxy Tab, tất cả chỉ là vài ví dụ điển hình của những mẫu sản phẩm sử dụng loại cổng kết nối không-thể-thay-thế này. Trong khi Samsung Galaxy Tab và các dòng iPod dùng loại có 30 chân thì Zune lại dùng loại có 24 chân. Tuy nhiên rất ít khả năng loại kết nối này có thể hoàn toàn bị thay thế bởi số lượng cáp nối cũng như thiết bị đang sử dụng nó có rất nhiều trên thị trường.
SCSI
Năm ra mắt: 1981
Tốc độ truyền tải: có nhiều loại, cao nhất là 5Gbps (Ultra-640 SCSI)
Vào thời điểm được ra mắt, SCSI được xem là “vô đối” trong khả năng truyền tải dữ liệu. Nó được cho cả ổ cứng gắn trong và gắn ngoài. Có rất nhiều loại kết nối SCSI, nhưng nổi tiếng nhất chính là SATA.
eSATA
Năm ra mắt: 2004
Tốc độ truyền tải: 3.0 Gbps
eSATA mới gia nhập hàng ngũ của những loại cổng kết nối từ năm 2004 nhưng nó đã được dùng rất rộng rãi cho những loại ổ cứng gắn ngoài. Phiên bản đầu tiên của eSATA không cung cấp điện năng nên rất ít xuất hiện trên laptop. Lý do vì nếu muốn dùng, bạn phải cung cấp điện riêng cho ổ cứng và điều này rất bất tiện. Tuy nhiên, một phiên bản khác có tên eSATAp đã khắc phục được nhược điểm này. Nhưng bất chấp tất cả, eSATA có thể sẽ bị rất nhiều nhà sản xuất thay thế nếu giá thành của Thunderbolt hợp lý.
MicroUSB
Năm ra mắt: 2007
Tốc độ truyền tải: tương đương USB
Phiên bản bổ sung của USB này là một giao thức kết nối hết sức phổ biến hiện nay. Nhờ vào lợi thế chiếm ít diện tích của mình mà miniUSB xuất hiện ở rất nhiều những thiết bị bỏ túi như Kindle hay các mẫu điện thoại di động.
Parallel Ports
Năm ra mắt: 1970
Tốc độ truyền tải: Có nhiều loại khác nhau, cao nhất là 2Mbps (Enhanced Parallel Port)
Cổng kết nối “cơ bắp” này từng là cách duy nhất để kết nối máy in vào máy tính. Một cổng kết nối thuộc loại này có tốc độ vào khoảng 1 Mbps, và thật sự rất lạc hậu so với những “hậu bối” của mình. Nhưng vào thời điểm đó, nó được xem là kết nối đa dụng khi không chỉ máy in mà cả ổ đĩa mềm gắn ngoài hay một số thiết bị ngoại vi khác cũng dùng giao thức này. Tất nhiên, với kích cỡ to như vậy, parallel port chắc chắn không có “suất” cho vị trí cổng giao tiếp trên một chiếc laptop.
RS-232 Serial Port
Năm ra mắt: 1962
Tốc độ truyền tải: 0.1Mbps
Bạn sẽ rất khó tìm ra cổng RS-232 trong những chiếc máy tính hiện nay bởi đơn giản là USB có thể đảm nhiệm tất cả những kết nối gì mà RS-232 từng làm như chuột, joystick hay cả modem. Về sau tốc độ “chậm chạp” chính là thứ đã khiến RS-232 chỉ còn là quá khứ. Tuy nhiên hiện nay RS-232 vẫn xuất hiện ở một số công cụ dành cho việc dạy học và nghiên cứu.
ExpressCard
Năm ra mắt: 2003 Tốc độ truyền tải: 2.5Gbps
Xuất hiện trên rất nhiều những mẫu laptop, khe cắm thẻ ExpressCard được thiết kế để mở rộng tính đa dụng của laptop. Đáng tiếc, thời điểm khi ra đời, rất nhiều thiết bị ngoại vi đã chọn USB nên giao thức này có rất ít “đất dụng võ”. Với sự xuất hiện của Thunderbolt, gần như chắc chắn chuẩn kết nối này sẽ bị “khai tử”.
Cho dù việc thay thế rất nhiều cổng kết nối bằng một loại duy nhất là Thunderbolt là một việc hoàn toàn khả thi,nhưng chắc chắn một điều là chúng chỉ diễn ra sau ít nhất vài năm nữa. Bên cạnh đó, “rất nhiều” không có nghĩa là “tất cả”, ngay cả một chuẩn kết nối có thâm niên như PS/2 cũng không thể bị thay thế bởi “đàn em” trong một sớm một chiều. Bởi vậy, chúng ta hãy chờ đến ngày mà máy tính cũng như thiết bị ngoại vi dùng loại kết nối mới này của Intel và Apple.
Trước khi kết bài, bạn đọc đã thấy ưu điểm vượt trội của Thunderbolt so với các đối thủ còn lại. Tuy nhiên, bạn có biết loại giao thức kết nối nào có tốc độ cao hơn Thunderbolt trong thời điểm hiện tại? Câu trả lời sẽ có ngay ở dưới đây.
Ethernet
Năm ra mắt: 1985
Tốc độ truyền tải: có nhiều loại, cao nhất là 100 Gbps
Giao thức này trông như một jack cắm của dây điện thoại, nhưng sự thật không phải như vậy. Cổng Ethernet được dùng cho những máy tính kết nối mạng. Từ cái thời mà WiFi vẫn là một khái niệm lạ lẫm và xa lạ, tất cả máy tính đều kết nối với nhau thông qua giao thức này.
Được phát triển từ năm 1973 và trở thành chuẩn vào năm 1985, ethernet luôn luôn vượt qua WiFi ở tốc độ và sự ổn định mà nó cung cấp. Đến thời điểm hiện tại, bạn có thể thấy cổng ethernet xuất hiện ở tất cả các máy tính, hệ thống home theater cho đến những máy chơi game như Xbox 360.
Theo PLXH
Intel và Apple trình làng chuẩn kết nối siêu nhanh
Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng Apple và Intel đã chính thức ra mắt chuẩn kết nối mới, với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 10 GB mỗi giây. Tên gọi của chuẩn kết nối mới này là Thunderbolt.
Với Thunderbolt, việc chuyển tải một bộ phim HD mất chưa đến 30 giây.
Thunderbolt được tích hợp đầu tiên trên sản phẩm MacBook Pro của Apple. "Quả táo" cho biết, tốc độ truyền dữ liệu này là là kênh đôi, tức là cùng một thời điểm, việc nhận và gửi dữ liệu sẽ đều chạy với tốc độ 10 GB/giây.
Với tốc độ nhạy như thế, việc chuyển tải một bộ phim HD sẽ mất chưa đến 30 giây. Thunderbolt dựa trên hai giao thức kết nối phổ biến đó là PCI Express cho truyền tải dữ liệu và DisplayPort cho hiển thị nội dung ra màn hình gắn ngoài.
Công nghệ này xuất hiện lần đầu tại IDF 2009 do Intel giới thiệu, nhưng với tên gọi Light Peak. Trên trang chủ của Intel hiện đã thay thế tên gọi này bằng Thunderbolt.
Theo Apple, công nghệ mới này tương thích với hầu hết các chuẩn truyền video hiện tại như DisplayPort, HDMI, DVI, VGA và làm việc với mọi hệ thống vào/ra hỗ trợ PCI Express 2.0.
Apple hy vọng, Thunderbolt sẽ được chấp nhận rộng rãi như một chuẩn kết nối tốc độ siêu cao. Mặc dù vậy, USB 3.0 có thể là một trong những đối thủ ngang vai của Thunderbolt tại thời điểm này.
Intel cho biết, công nghệ này không phải dành riêng cho Apple. Theo hãng vi xử lý này, Lacie, Aja, WD... sẽ giới thiệu máy tính, màn hình, thiết bị lưu trữ, thiết bị âm thanh/hình ảnh... có kết nối tốc độ cao này.
Theo VNEconomy
4G có thật sự cần thiết hay không? 4G là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất trong thế giới công nghệ di động hiện nay. Được nhắc đến lần đầu tiên từ cuối năm 2009, nhưng mãi đến những tháng cuối năm 2010 đầu 2011, khái niệm này mới trở thật sự trở nên phổ biến. Hàng loạt nhà mạng lớn trên khắp thế giới đang và sẽ...