Điểm mặt những game bắn súng góc nhìn thứ 3 tuyệt hay mà bạn không thể bỏ qua
Với người hâm mộ của thể loại bắn súng góc nhìn thứ 3, đây là những cái tên không thể bỏ qua.
1) Vanquish
Vanquish là tựa game hành động, bắn súng góc nhìn thứ 3. Trò chơi được bộ đôi PlatinumGames và Sega phát hành lần đầu vào năm 2010 cho Xbox 360 và PlayStation 3. Kể từ khi ra mắt, game đã nhận được đánh giá tích cực từ nhà chuyên môn cho đến cộng đồng game thủ. Game sở hữu tiết tấu nhanh, đậm chất hành động và có nhiều điểm tương đồng với người an hem Bayonetta.
Bên cạnh nội dung và lối chơi hấp dẫn, một điểm khác khiến Vanquish được nhiều người chú ý là tựa game này đòi hỏi cấu hình không cao. Chỉ cần sở hữu một máy tính tầm trung (Core i5, 8GB Ram, Card màn hình GTX 660…) là bạn đã có thể trải nghiệm tựa game này một cách hoàn hảo nhất mà không phải lo nghĩ nhiều.
2) MAFIA II
Mafia II đã thiết lập nên một chuẩn mực thực sự, một tượng đài trong hàng game lấy chủ đề về mafia. Game làm được điều này nhờ kết cấu nội dung vô cùng chặt chẽ của nó. Cốt truyện của Mafia II như một bộ máy hoàn hảo với từng bánh răng bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau, chi tiết sau lại giải thích cho chi tiết trước, điều mà ta thường thấy ở những bộ phim được đánh giá cao.
Video đang HOT
Mafia II lấy bối cảnh giữa những năm 40 và 50, với âm nhạc đặc trưng cho từng giai đoạn. Trong những năm 40 là các bản nhạc trữ tình êm ái, còn với thập kỷ sau là sự xuất hiện của rock and roll. Ngoài ra người chơi còn có thể tìm thấy những cuốn tạp chí Playboy xung quanh thành phố. Các cuốn tạp chí mà người chơi nhặt được đều như thật và họ có thể xem để thỏa trí tò mò.
Giống như Red Dead Redemption, Mafia II cho phép người chơi nấp sau các vật cản sau đó lao ra bắn kẻ địch. Kẻ địch cũng có khả năng nấp tương tự, đòi hỏi người chơi phải nghĩ cách để loại bỏ những vật che chắn cho đối phương. Ngoài ra game còn có tính năng hỗ trợ ngắm để khi người chơi lao ra có thể nhanh chóng ngắm và thực hiện những pha head-shot hoàn hảo.
Hai triệu bản được bán ra ngày trong tuần đầu tiên phát hành, đứng thứ 23 trong danh sách trò chơi hay nhất mọi thời đại trên Metacritic (thứ 14 trên GameRankings), được IGN bình chọn là trò chơi hay nhất trên hệ console trong 10 năm qua… Tất cả những con số trên đã nói lên phần nào được sự thành công của Mass Effect 2. Nếu chưa từng một lần chơi thử trò chơi này thì đây thực sự là một điều tiếc nuối trong suốt sự nghiệp chơi game của bạn.
Nếu có ai đó hỏi rằng phiên bản Resident Evil nào hay nhất thì gần như 90% số người được hỏi sẽ khẳng định là phần 4 (phát hành vào năm 2005). Trò chơi là sự kết hợp tinh tế giữa phong cách kinh dị và hành động, cũng như việc tạo dựng hình tượng nhân vật vô cùng độc đáo của Capcom.
Một cốt truyện hấp dẫn như phim Hollywood, một nền tảng đồ họa tuyệt vời hòa quyện với 1 phong cách gameplay không lẫn vào đâu được, tất cả đã tạo nên một Resident Evil 4 hoản hảo. Capcaom đã giữ đúng lời hứa khi không làm fan hâm mộ phải thất vọng với 1 sản phẩm có chất lượng trên cả tuyệt vời.
5) Dead Space 2
Dead Space 2 là game bắn súng kinh dị sống còn góc nhìn người thứ ba được phát triển bởi Visceral Games và phát hành bởi Electronic Arts. Thiết lập ba năm sau khi các sự kiện của Dead Space đầu tiên, người chơi điều khiển nhân vật chính Isaac Clarke trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát Necromorph trên một trạm không gian có tên Sprawl, vốn là nơi khai thác mỏ lớn trên Titan – một trong những mặt trăng của sao Thổ.
Theo GameK
Dead Space 2 - Tựa game kinh dị tưởng tuyệt hay nhưng vẫn là "nỗi thất vọng" trong mắt cha đẻ của nó
Những vấn đề trong chính sách phân phối game, và sự cạnh tranh giữa các ông lớn đã góp phần giết chết một siêu phẩm như Dead Space 2
Vào ngày hôm qua., Electronic Arts đã công bố quyết định đóng cửa studio Visceral Games, hãng game đã quá nổi tiếng với ba phiên bản game kinh dị Dead Space, cùng những tựa game cực kỳ ấn tượng khác như Dante's Inferno, Army of Two: The Devil's Cartel hay Battlefield Hardline. Hóa ra, những vấn đề của Visceral Games đã tồn tại từ năm 2011, khi Dead Space 2 không có doanh số như dự kiến, bất chấp việc nó là một bom tấn được toàn làng game đánh giá rất cao, không 9 thì cũng 10/10.
Zack Winson, một trong những người từng làm việc tại Visceral đã đăng tải một vài đoạn Tweet, qua đó mô tả sự yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng kinh phí làm game của đội ngũ ban lãnh đạo EA thời bấy giờ: "Dead Space 2 tốn 60 triệu USD để phát triển, và EA khi ấy chỉ thích chơi tất tay, tiêu tiền như nước. Kết quả là game chỉ bán được có 4 triệu bản, và rõ ràng như thế là không đủ rồi."
Hãy làm một phép toán. Bốn triệu bản, nếu bán ở mức giá 60 USD thường lệ, sẽ là khoảng 240 triệu USD. Tuy nhiên EA và Visceral không được nhận toàn bộ số tiền này. Chính sự cố với Dead Space 2 đã khiến EA thúc đẩy và cho ra mắt Origin để không phải dựa vào Steam, nền tảng phân phối game nhiều người sử dụng nhưng mỗi khi bán được game lại lấy đi của nhà phát triển một khoản tiền khổng lồ.
Ấy là chưa kể, khi ấy, EA vẫn ở trong top những nhà phát hành game bị ghét bỏ nhất, chỉ quan tâm đến doanh thu và tạo ra những tựa game "an toàn", không sáng tạo nhưng yên tâm là game thủ "tắt não" chơi được. Sai lầm nọ nối tiếp sai lầm kia, và chính kỳ vọng quá cao của EA đã góp phần giết chết cả studio Visceral cũng như tựa game Dead Space, một trong những series game kinh dị phương tây được yêu thích nhất từ trước tới nay.
Những màn hình lóe sáng đột ngột hay các tiếng động bất thình lình sẽ khiến các game thủ phải giật nảy mình vì sợ. Chi tiết này thật sự là điểm đáng giá nhất trong lần trở lại này của Dead Space. Ngoài ra, nỗ lực của game trong việc đẩy mạnh các yếu tố hành động và tăng chiều sâu cho cốt truyện cũng rất đáng ghi nhận.
Chỉ có điều, Dead Space 2 lại bị điểm trừ về hình ảnh. Mô hình các con quái vật Necromorph hay các xác người ghê rợn trông rất đáng sợ. Thế nhưng ở những chi tiết yêu cầu sự mượt mà như gương mặt nhân vật thì lại rất nhiều răng cưa và gượng gạo. Phần âm thanh của game cũng rất ổn nhưng chưa đến mức tạo được cảm giác sợ hãi mò mẫm trong không gian của phần đầu.
Ngoài ra, gameplay của Dead Space 2 cũng là trở ngại đối với những người lần đầu tiếp xúc với series này. Game không hỗ trợ radar và có quá nhiều cảnh tối. Chính vì thế mà nhiều pha hành động tỏ ra rất khó chịu. Bạn không thể xác định được khoảng cách an toàn giữa mình với đối phương và rất khó chọn được vị trí thuận lợi để không bị đánh từ phía sau.
Theo GameK
Xếp hạng các phần Resident Evil từ hay đến dở Tuy hay dở tùy phần khác nhau, nhưng Resident Evil vẫn là một tượng đài trong làng game thế giới. Với cộng đồng game thủ thế giới, cái tên Resident Evil đã trở nên hết sức quen thuộc. Là một tượng đại của dòng game kinh dị, RE đã và đang phát triển mạnh mẽ trong suốt 21 năm qua. Sau đây, mời...