“Điểm mặt” những chiến đấu cơ tốc độ nhất trong lịch sử
Dưới đây là danh sách 10 mẫu máy bay quân sự tốc độ nhất trong lịch sử từng được biết tới. Tất cả đều là máy bay có người lái và sử dụng động cơ phản lực cũng như đạt tốc độ siêu âm thanh (mach). Hầu hết máy bay này đều được tạo ra từ thời kỳ chiến tranh lạnh.
10. F-14D Super Tomcat – tốc độ 2,34 mach (Hoa Kỳ)
Chính thức được đưa vào sử dụng ngày 9/2/1990, F-14D Tomcat là mẫu cuối cùng của dòng F-14. F-14D Tomcat có khả năng đạt tốc độ 2,34 mach (cao gấp 2,34 lần tốc độ âm thanh) và có nhiệm vụ tiêu diệt máy bay địch vào ban đêm.
Không chỉ có khả năng tấn công ban đêm và trong mọi thời tiết, F-14D Tomcat còn có thể ngắm tới 6 đích cùng một lúc. Nó cũng có thể dò tìm máy bay địch cách xa khoảng 160 km. Ngoài ra, F-14D được trang bị hơn những mẫu cùng dòng khác ở công nghệ vi tính cao cấp và đáng tin cậy.
Có khoảng 712 chiếc F-14D Tomcat được chế tạo, tuy nhiên hầu hết chúng ngày nay không còn bay nữa. Thư ký Bộ Quốc phòng Mỹ Dick Cheney tuyên bố lý do không thể cạnh tranh được với công nghệ hiện đại do đó đã cho dừng sản xuất dòng F-14 năm 2008.
Ngày 8/2/2006 là ngày cuối cùng F-14D Tomcat tham gia chiến đấu khi nó được gọi đi thả một quả bom xuống Iraq. Căn cứ Không quân DavisMothan hiện vẫn cất giữ Tomcats. Bạn cũng có thể gặp Tomcat ở nhiều bảo tàng hàng không và vũ trụ khác nhau.
Những chiếc khác đã bị phá hủy vì mục đích quân sự. Năm 2007, quân đội Mỹ đã tháo dỡ, phá hủy 23 trong tổng số 165 máy bay Tomcat. Chi phí phá hủy đúng cách mỗi chiếc lên tới 900.000 USD, bằng khoảng 42% chi phí chế tạo.
9. MiG-23 Flogger – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)
Liên Xô cũ đã chế tạo MiG-23 Flogger nhằm thay thế cho MiG-21 Fishbed trước đó. Chiếc phi cơ được trang bị một động cơ mạnh hơn rất nhiều dòng cũ. Phi cơ chiến đấu này tích hợp hệ thống cánh cụp cánh xòe có thể thay đổi linh hoạt các biến số như tốc độ, thời gian cất cánh và thời gian hạ cánh.
Những người đã bay chiếc phi cơ này cho biết nó là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất và tương đối dễ bay cũng như điều khiển. Năm 1985, đã có tới 769 huấn luyện viên và 4.278 chiếc MiG-23 một ghế mặc dù chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo thành công ngày 10.6.1967 và nó chính thức tham gia phục vụ quân đội vào năm 1973. Hoa Kỳ đã mua lại và thực hiện một số thay đổi rồi đặt lại tên MiG-23 Flogger là YF-113.
Có khoảng 11.000 MiG-23 đang được dùng trên thế giới. Dù Nga ngưng sử dụng từ năm 1994, MiG-23 hiện vẫn là một máy bay rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Tuy không được sử dụng thường xuyên như trước, quân đội Nga vẫn giữ MiG-23 tại nhiều căn cứ quân sự khác nhau.
Họ dùng máy bay này để hộ tống cho Su-30. Nhiều quốc gia như Ai Cập, Syria, Angola, Ukraina, Sudan, Kazakhstan, Cuba, Bắc Triều Tiên, và Ấn Độ cũng sở hữu MiG-23. Quân đội Israel cũng sử dụng một mẫu Flogger được đơn giản hóa.
8. Su-27 Flanker – tốc độ 2,35 mach (Liên Xô cũ)
Khi Hoa Kỳ có F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon, không quân Nga bị đặt vào thế bất lợi rất lớn và quốc gia này cần một câu trả lời cho thách thức đó. Và câu trả lời chính là chiếc Su-27 Flanker.
Mẫu máy bay này được chế tạo nhằm bay trong vùng lãnh thổ quân địch và kiểm soát mặt trận trên không. Có khả năng bay với tốc độ 2,35 mach, Flanker thường được coi là máy bay thượng hạng trong thời đại của nó. Mẫu máy bay thử đầu tiên bay vào ngày 20/5/1977. Thiết kế cuối cùng của Su-27 được hoàn thiện vào ngày 20/4/1981. Trong suốt thời gian sử dụng, Flanker đã lập nhiều kỉ lục, bao gồm tốc độ cất cánh và độ cao bay cao nhất.
Hiện nay, Su-27 Flanker vẫn xuất hiện trên bầu trời. Mặc dù Liên bang Xô Viết không còn. Nga vẫn có 449 máy bay hiện tại đang hoạt động, Belarus có 19, Ukraina có 74 chiếc. Bên cạnh những quốc gia này, Hoa Kỳ, Ethiopia, Indonesia và những nước khác cũng sở hữu vài chiếc Su-27. Phần lớn Flanker có giá khoảng 5 triệu USD.
7. F-14 Tomcat – tốc độ 2,37 mach (Hoa Kỳ)
Mỹ chế tạo F-14 Tomcat để thay thế F-111B khi hải quân Hoa Kỳ cần một phi cơ có khả năng chiến đấu tầm xa. Nó được sản xuất năm 1970 nhưng sau đó các kỹ sư Mỹ thấy động cơ TF30 rất hạn chế. Họ liền nâng cấp động cơ. Ngoài vấn đề về động cơ ban đầu, F-14 chứng tỏ mình là một máy bay vĩ đại.
Được trang bị loại cánh cụp cánh xòe và dung tích nhiên liệu khổng lồ, F-14 Tomcat là một con át chủ bài khi đó. Máy bay này cũng có khả năng bắn tên lửa và chiến đấu với máy bay địch từ khoảng cách 160 km. Điều này tỏ ra đặc biệt hữu dụng vì như thế nó có thể bảo vệ các máy bay chuyên chở khỏi bị tấn công.
Video đang HOT
Khả năng giúp tấn công mặt đất của F-14 Tomcat bị hạn chế bớt trong suốt những năm 1990 sau khi Liên bang Xô Viết không còn tồn tại khiến Mỹ thấy các yêu cầu khả năng đó không cần thiết nữa. Ngày nay, máy bay này được thay thế bởi F/A 18E/F Super Hornet vì lý do chi phí bảo dưỡng rất tốn kém. F-14D Tomcat “nghỉ hưu” vào ngày 22/9/1996. Iran hiện là quốc gia duy nhất ngoài Mỹ vẫn sử dụng máy bay này.
6. Su-24 Fencer – tốc độ 2,4 mach (Liên Xô cũ)
Su-24 Fencer của Liên Xô cũ thường được so sánh với F-111 của Hoa Kỳ. Trên thực tế, chiếc phi cơ này được cho là một trong những phi cơ nguy hiểm nhất mà Liên bang Xô Viết từng sở hữu. So với F-111, nó nhanh hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn và mạnh hơn.
Điểm ưu việt của Su-24 là nó có thể đạt tốc độ 2,4 mach ở độ cao rất thấp (Để đạt được tốc độ này, thường các máy bay siêu âm thanh cần bay ở độ cao nhất định). Fencer cũng được trang bị tên lửa có thiết bị định vị mục tiêu bằng la-ze. Công nghệ này cùng với hệ thống radar mặt đất (terrain-radar) giúp Fencer trở nên siêu quyền năng. Chiếc máy bay bay thử lần đầu tiên vào ngày 2/7/1967 và chính thức được quân đội Liên Xô sử dụng từ năm 1974.
Khoảng 1.400 chiếc Su-24 Fencer đã được chế tạo, 60 chiếc này thuộc về Liên bang Xô Viết. Hiện tại, Fencer đang dần được thay thế bởi mẫu tiên tiến hơn là Su-34. Tuy nhiên, nhiều máy bay này vẫn được Không quân Nga và Không quân Ukraina sử dụng cho tới khi chính phủ Nga có thể đảm bảo đủ tiền bao quát tất cả chi phi lắp đặt Su-34. Bên cạnh hai quốc gia này, những nước như Iran, Algeria, Iraq, Lybia, Belarus và nhiều nước khác cũng trang bị Su-24 cho quân đội của mình.
5. F-111 Aardvark – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)
F-111 Aardvark (Lợn đất F-111) có lẽ được biết đến nhiều vì khả năng tách thành hai cỗ máy con cho hai phi công trong trường hợp họ cần tách ra khẩn cấp, sau đó lại có thể ghép lại. Được phác thảo lần đầu vào năm 1960 bởi Tập đoàn General Dynamics, F-111 Aardvark được dùng làm oanh tạc cơ chiến lược. Chiếc máy bay được đưa vào sử dụng quân sự tháng 7.1967.
Nhiệm vụ của F-111 là đánh chặn máy bay địch từ xa cho hải quân Mỹ cũng như thực hiện ném bom cho không quân. Tuy nhiên, chiếc máy bay chỉ chứng tỏ hữu hụng đối với không lực bởi sau khi được lắp ghép hoàn chỉnh, nó tỏ ra quá nặng. Mặc dù vậy, không quân Mỹ vẫn sử dụng F-111 hữu hiệu. Ngay khi chào đời, F-111F tỏ ra là chiến đấu cơ đỉnh cao với động cơ mạnh, hệ thống theo dõi radar mặt đất, trang bị vũ khí được định vị mục tiêu bằng la-ze.
Trong suốt chiến tranh ở Việt Nam, Lợn đất F-111 được sử dụng rộng rãi tuy nhiên nó đã bị tổn thất nặng nề. Hiện nay Lợn đất F-111 không còn được Hoa Kỳ sử dụng nữa. Không quân Hoa Kỳ đã ngưng sử dụng nó vào năm 1998. Úc vẫn có một hạm đội nhỏ F-111C hoạt động nhưng quốc gia này có kế hoạch thay thế nó bằng F-35 hồi cuối năm 2010 vừa qua.
4. F-15 Eagle – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)
Năm 1965, khi muốn thay thế F-4 Phantom, không quân Hoa Kỳ ra thông cáo tìm kiếm một chiến đấu cơ siêu đẳng tầm xa. Và ý tưởng về chiếc F-15 Eagle (Đại bàng F-15) đã ra đời. Chỉ 7 năm sau, máy bay này đã lần đầu tiên cất cánh bay thử và được đưa vào dùng chính thức từ năm 1979.
Công ty sáng chế McDonnell Douglas (hiện đổi tên là Boeing) đã thiết kế hệ thống cánh lớn có kích cỡ chiều dài khoảng 20 mét và chiều ngang giữa hai mút cánh 13 mét.
Mặc dù có kích cỡ lớn hơn hầu hết các máy bay chiến đấu khác, cỗ máy này được cấu thành từ kim loại Titan cũng như có cấu tạo van linh hoạt giúp điều chỉnh nén lại hoặc mở rộng ra cho phép máy bay có thể đạt tới tốc độ 2,5 mach trong nháy mắt.
Tuy nhiên, Đại bàng chỉ đạt 1,78 mach khi chở thêm vũ khí. F-15 Eagle có rất nhiều dòng khác nhau như F-15A và F-15D. Những mẫu thiết kế hiện đại hơn được trang bị thêm hệ thống radar hàng đầu, công nghệ vi tính và nhiều công nghệ khác nữa.
Hiện nay, F-15 Eagle là một trong số ít máy bay còn được sử dụng bởi quân đội Mỹ, trong đó có Cảnh vệ quốc gia và Không quân. Eagle thường được cho là một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất từng được tạo ra.
Máy bay đã thực hiện trên 100 chuyến bay nhiệm vụ từ khi xuất hiện lần đầu tiên. Chúng được dùng rộng rãi trong các cuộc xung đột Trung Đông trước đây. Trong chiến tranh Iraq, F-15 đã chứng tỏ là chìa khóa cho thành công cuộc chiến. Nhật Bản, Israel, Saudi Arabia cũng sở hữu F-15.
3. MiG-31 Foxhound – tốc độ 2,83 mach (Liên Xô cũ)
MiG-31 Foxhound được chế tạo để thay thế MiG-25 lần đầu tiên tham gia bay thử ngày 16.9.1975 và chính thức đi vào sử dụng từ năm 1983.
Nhiệm vụ MiG-31 là đánh chặn máy bay địch ở tốc độ cao cũng như cản trở tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp và các máy bay bay tốc độ thấp khác. Dù giống hệt MiG-25, Foxhound đã được cải tiến rất lớn. Cỗ máy này to hơn và khỏe hơn MiG-25. Nó có khả năng bay với tốc độ siêu thanh tại độ cao rất thấp. Foxhound có gắn động cơ hiện đại mạnh hơn và hệ thống radar dò tìm tiên tiến.
Có khoảng 400 – 500 máy bay MiG-31 được chế tạo cho Nga và Liên bang Soviet. Hiện nay Nga, Kazakhstan và Syrian cũng sử dụng MiG-31. Nga có khoảng 286 chiếc sử dụng cho mục đích quân sự với 100 chiếc còn lại được dự trữ trong trường hợp đất nước này cần dùng.
2. MiG-25R Foxbat-B, tốc độ 3,2 mach (Liên Xô cũ)
MiG-25R Foxbat được Nga cũ chế tạo nhằm cạnh tranh với Lockheed SR-71 và XB-70 của Bắc Mỹ nhiệm vụ khi chế tạo của nó là tham gia đánh chặn và trinh sát. Tháng 3 năm 1964, chiếc MiG-25R Foxbat thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Năm 1972, không lực Soviet đưa MiG-25R vào dùng hẳn.
Sau đợt nâng cấp năm 1980, MiG-25R Foxbat được trang bị thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cũng như hệ thống radar look-down/shoot-down (radar có khả năng phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm “nhìn” của radar).
Phi cơ này cũng có khả năng oanh tạc mục tiêu cố định bằng cách sử dụng bom thả rơi từ độ cao 19.812 mét trong khi vẫn di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Ngoài ra nó thể thả 10 quả bom cùng lúc.
Nhiều quốc gia trên thế giới hiện vẫn sử dụng MiG-25R. Azerbaijan, Kazakhstan, Syria, Turkmenistan, Iran, và Algeria và nhiều nước khác sở hữu loại máy bay này. Tất nhiên Nga còn tiếp tục sử dụng chúng. Không lực Nga sử dụng khoảng 39 chiếc MiG-25 hoạt động hiện tại.
1. SR-71 Blackbird – tốc độ 3,2 (Hoa Kỳ)
Dù được giới thiệu từ năm 1966, SR-71 Blackbird (Chim két SR-71) vẫn là máy bay trinh sát có người lái nhanh nhất sau 4 thập kỉ. Sản xuất bởi Lockheed, SR-71 chính thức được sử dụng từ tháng 1.1966. Có khả năng bay ở tốc độ 3,2 Mach, SR-71 là một cỗ máy phải-có đối với Mỹ thời gian đó khi máy bay trinh sát U-2 bị phòng không Soviet cùng thời khuất phục.
Thực tế, cỗ máy bay này chưa bao giờ bị bắn hạ thay vào đó 12 trong tổng số 32 chiếc được sáng tạo đã bị phá hủy vì tai nạn rủi ro. Máy bay này có lớp sơn công nghệ hiện đại khiến radar không thể dò ra. Hình dạng toàn thân của Chim két cũng khiến nó là một máy bay công nghệ tàng hình số một.
SR-71 đã về hưu hẳn từ năm 1998 khi Quốc hội và Không lực Hoa Kỳ thấy rõ việc bảo dưỡng và vận hành quá tốn kém. Thực chất SR-71 được chế tao như một vũ khí chạy đua trong suốt thời kì chiến tranh lạnh. Nếu muốn ngắm Chim két SR-71, bạn có thể đến bảo tàng Mỹ và Anh
Theo soha
Hải quân Pháp phô diễn kỹ năng đổ bộ chiếm đảo
Hải quân Pháp và quân đội Dominica đã tham gia một cuộc tập trận chung mang tên "Dunas 2013".
Cuộc tập trận diễn ra tại khu vực bờ biển Dunas của nước Cộng hòa Dominica. Trong khuôn khổ cuộc tập trận, Hải quân Pháp và quân đội nước sở tại đã thực hiện đổ bộ chiếm đảo bằng đường không và đường biển.
Cuộc tập trận có sự tham gia của máy bay trực thăng chiến đấu, tàu đổ bộ, xuồng cao tốc, xe bọc thép và lực lượng lính thủy đánh bộ.
Dưới đây là một số hình ảnh về cuộc tập trận "Dunas 2013":
Cuộc tập trận chung của Hải quân Pháp và quân đội Dominica có sự tham gia của xe bọc thép và xe tải quân sự.
Xuồng cao tốc cũng được huy động tham gia cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo Dunas 2013.
Tàu đổ bộ của Hải quân Pháp đưa binh sĩ và xe bọc thép lên đảo.
Lực lượng lính thủy đánh bộ của Hải quân Pháp từ tàu đổ bộ lên đảo.
Giả định tình huống khi một binh sĩ bị thương trong khi chiến đấu.
Một binh sĩ của quân đội Dominica tham gia cuộc tập trận.
Trình diễn kỹ năng đổ bộ chiếm đảo bằng đường không.
Theo soha
Con số khủng khiếp về chiến đấu cơ "khủng" nhất hành tinh Do chương trình cắt giảm chi tiêu tự động có hiệu lực nên Bộ Quốc phòng Mỹ bị mất hơn 40 tỉ USD trong số 549 tỉ USD cho năm tài khóa này. F-35 - máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sản xuất Tuy nhiên, một chương trình của Lầu Năm Góc khó có khả năng bị...