Điểm mặt những bệnh ung thư do thiếu hoặc thừa chất gây ra
Cơ thể thiếu hoặc thừa chất đều không có lợi vì đó có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư đe dọa sức khỏe của bạn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, trong đó có cả nguyên nhân xuất phát từ chuyện ăn uống. Bị hãy tham khảo những thông tin dưới đây để biết cách bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, phòng bệnh và giữ sức khỏe tốt nhất.
1. Có thể bị ung thư đại trực tràng nếu cơ thể thiếu chất xơ
Nguy cơ ung thư đại trực tràng (ung thư ruột kết) là do thức ăn lưu trữ lâu trong ruột. Trong cuộc sống hiện đại, chế độ ăn uống của nhiều người thường thiễu chất xơ, cellulose… nhiều protein, chất béo…
Thực phẩm protein cao, chất béo cao sau khi vào cơ thể sẽ phân giải và sinh ra nhiều chất gây ung thư. Những chất này lưu lại trên màng ruột kết trong thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư ruột kết. Nếu cơ thể được cung cấp đủ chất xơ, thức ăn qua đường ruột sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, nhờ đó những chất gây ung thư cũng được sản sinh ra ít hơn và nhanh chóng loại bỏ khỏi cơ thể nên nguy cơ ung thư đại trực tràng cũng giảm.
Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các thực phẩm như yến mạch, các loại đậu, carotene, cam quýt, lúa mạch…
Cơ thể thiếu hoặc thừa chất đều không có lợi vì đó có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư đe dọa sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
2. Có thể bị ung thư tuyến giáp nếu cơ thể thiếu i-ốt
Thiếu i-ốt dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp và ảnh hưởng tới nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gây ra nhiều rối loạn khác nhau gọi chung là “các rối loạn do thiếu i-ốt.
Video đang HOT
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất, ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn thì các tế bào trong cơ thể sẽ không còn hoạt động hiệu quả như bình thường, khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh khác.
Nếu chức năng tuyến giáp bị suy giảm hoặc nồng độ hormone tuyến giáp trong máu tăng cao có thể gây ra những tổn thương ở mô và rối loạn chuyển hóa hoặc gây những tổn hại về mô, chuyển hóa (nhiễm độc giáp), nhịp tim thường xuyên nhanh, tăng nhu động ruột,…
Nếu không được điều trị kịp thời, cả hai tình trạng suy giảm hoặc hoạt động quá mức của tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng tuyến giáp, thậm chí có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp.
Chế độ ăn uống nghèo iodine cũng góp phần vào sự xuất hiện của ung thư liên quan đễn estrogen như vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Vì vậy, bạn nên bổ sung i-ốt từ những thực phẩm như rong biển, hải sâm, rong biển, nghêu, mực…
3. Có thể bị ung thư vú nếu cơ thể thiếu vitamin D
Trung tâm Y tế thuộc Đại học Georgetown (Mỹ) vừa kết thúc một nghiên cứu dài kỳ và phát hiện thấy mối liên kết giữa việc bổ sung liều vitamin D cao và tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Theo nghiên cứu này, những phụ nữ thường xuyên tắm nắng và bổ sung vitamin D qua ăn uống giảm được tới 75% rủi ro mắc các loại bệnh ung thư nói chung và 50% nguy cơ di căn ở nhóm đã mắc bệnh, nhất là ung thư vú nhạy cảm với estrogen.
Các chuyên gia Bệnh viện Ung bướu Hiện đại Quảng Châu nhắc nhở, những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh sử ung thư vú, có kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn… sẽ dễ mắc bệnh ung thư vú hơn những người khác. Để phòng ngừa bệnh này, chị em nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D như cá, gan bò, lòng đỏ trứng…thường xuyên cần ánh nắng mặt trời để thúc đẩy cơ thể tổng hợp vitamin Dnhiều hơn.
Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ảnh minh họa
Cơ thể thiếu chất dẫn đến ung thư là điều không thể phủ nhận, nhưng bên cạnh đó, có một số chất nếu quá thừa trong cơ thể cũng có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Trong trường hợp xấu nhất là nó cũng có thể dẫn đến các bệnh ung thư. Cụ thể là: Hàm lượng sắt và lipid trong máu cao có thể tăng nguy cơ ung thư nói chung.
“Sắt và lipid kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự ứng suất oxy hóa – yếu tố đóng vai trò trong quá trình phát triển ung thư”, Tiến sĩ Arch G. Mainous III, Đại học Y Nam Carolina (Mỹ), cho biết. Nghiên cứu được tiến hành trên khoảng 3.000 người có lượng sắt và lipid cao. Họ được đo lượng sắt và 3 loại cholesterol là HDL, LDL và VLDL trong máu (trong đó, HDL là loại cholesterol có lợi, còn LDL và VLDL gây hại). VLDL là cholesterol có hàm lượng lipid rất thấp.
Kết quả cho thấy, quá nhiều sắt trong máu làm tăng 66% nguy cơ phát triển ung thư, còn nhiều cholesterol VLDL tăng 54%. Nếu hàm lượng hai vi tố này đồng thời cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ lên tới 168%. Ngoài ra, nhiều sắt cộng với ít cholesterol HDL cũng làm tăng nguy cơ đến mức tương tự. Điều này chứng tỏ việc giảm sắt và lipid ở những người dư thừa hai vi chất này có thểgiúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
Theo VNE
Những thủ phạm gây ra cơn đau nửa đầu
Đối với những người thường xuyên bị đau đầu hay đau nửa đầu không rõ nguyên nhân thì bạn cũng nên xem lại chế độ ăn của mình.
Nho
Nho ít calo,giàu vitamin C và chất xơ, nó được coi là một món ăn dinh dưỡng.Nhưng chúng cũng chứa một chất gọi là tyramine, một acid amin tự nhiên hình thành từ sự phân hủy của protein trong thực phẩm. Tyramine có thể gây ra tăng huyết áp và có thể gây ra đau đầu ở một số người.
Nghiên cứu cho thấy tyramine trong nho có một tác động tiêu cực nhất định đến loại thuốc chống trầm cảm IMAO.Bệnh nhân dùng các loại thuốc này nên nói chuyện với bác sĩ về chế độ ăn uống của mình.
Thịt hun khói
Nitrit natri và natri, những chất bảo quản trong các loại thịt như thịt hun khói, thịt lợn nướng, xúc xích có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu. Cũng vì chế mà bạn cần tránh các loại thịt chế biến sẵn để tránh cơn đâu nửa đầu ghé qua. Một số người bị đau đầu do chất đường nhân tạo có trong kem chua, rượu vang, men bia và phó mát để lâu ngày. Thậm chí rượu trắng, vang trắng và sâm banh cũng có thể gây ra đau đầu, vì cồn khiến cho các mạch máu não phồng ra.
Caffeine cũng tác động đến đau đầu ở những mức độ khác nhau. Ở một số người, uống một lượng caffeine vừa phải (1 cốc cà phê mỗi ngày) là có thể trị đau đầu, nhưng với một số người chỉ một chút caffeine có thể thúc đẩy cơn đau đầu phát triển.
Đồ uống có ga
Theo một báo cáo của Tiến sĩ J.Gordon Millichap, được công bố trên tạp chí Pediatric Neurology (tạp chí về Thần kinh học Nhi khoa), danh sách các loại thực phẩm, đồ uống và các chất phụ gia có thể kích thích hoặc làm các triệu chứng đau nửa đầu trầm trọng thêm ở một số người bao gồm: Pho mát, Sô cô la, trái cây có múi, Hot dog, Bột ngọt, Đường hóa học, Thực phẩm giàu chất béo, kem, Café, Đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu vang đỏ và bia. Bột ngọt (Mono sodium glutamate) được thêm vào để tăng hương vị các món ăn.
Danh sách thực phẩm nên tránh
Thủ phạm gây ra những cơn đâu nửa đầu có trong thực phẩm được gọi là các Amin như: tyramine, phenylethylamine và histamin.
Tyramine được tìm thấy có nồng độ cao trong các loại thực phẩm đã lên men, ví dụ như: pho mát lâu ngày hoặc pho mát xanh, sữa chua, thịt cá xông khói hoặc đã chế biến sẵn, rượu vang đỏ hoặc bia, nước tương.
Thực phẩm có chứa Phenylethylamine bao gồm: Bánh pho mát, pho mát vàng, Sô cô la, trái cây có múi, ca cao, bánh trái cây hoặc trái cây đóng hộp, rượu vang đỏ.
Thực phẩm có chứa histamin bao gồm: chuối, thịt bò, bia, pho mát vàng, gan gà, trứng, cá có vảy, thịt chế biến (chẳng hạn như xúc xích), dưa bắp cải, nước tương, đậu hũ, cải bó xôi, dâu, cà chua, nước sốt cà chua, bột cà chua, rượu, men và thực phẩm có chứa men, dứa, trái cây có múi, sô cô la.
Theo VNE
Những "thủ phạm" gây ra triệu chứng vàng lưỡi Cũng giống như hầu hết các vấn đề về răng miệng, chứng bệnh vàng lưỡi thường gặp ở những người không tuân theo chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý. Lưỡi là một khối cơ linh hoạt nhất trong cơ thể con người, là cơ quan cảm giác giúp chúng ta cảm nhận được mùi vị và kết cấu của các loại...