Điểm mặt hàng trăm dự án trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện trong Kết luận Thanh tra Chính phủ
Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố Văn bản số 1468/KL-TTCP về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hà Nội giai đoạn 2003 – 2016.
Theo báo cáo 1468/KL-TTCP, hàng trăm dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh đã bị thanh tra lại toàn bộ. Trong đó phải kể đến dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và căn hộ tại 44 Yên Phụ do Cty CP Tháp Nước Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án tồn tại những sai phạm về triển khai thực hiện dự án, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất.
Chung cư Aqua Central 44 Yên Phụ từng bị lập biên bản ngừng thi công vì xây dựng sai so với thiết kế.
Ngoài ra, Dự án Trung tâm thương mại, nhà ở thấp tầng và cao tầng Hano-Vid tại 430 Cầu Am do Cty CP Bất động sản Hano-Vid làm chủ đầu tư cũng nằm trong danh sách bị thanh tra.
Bên cạnh đó, trong báo cáo nêu rõ một số dự án như Tòa nhà Star Tower của Cty CP Thăng Long Talimex và Cty CP Đầu tư thiết bị và xây dựng Việt Nam; Dự án Chung cư cao tầng và Trung tâm thương mại văn phòng tại 250 Minh Khai của Cty CP May Thăng Long; Dự án nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại lô đất 2.6-NO đường Lê Văn Lương do Cty CP Xây dựng số 1 Hà Nội làm chủ đầu tư; Dự án Khu nhà ở và công trình công cộng tại 409 đường Nguyễn Tam Trinh.
Dự án khách sạn, thương mại văn phòng và nhà ở thấp tầng 107 Xuân La do Liên danh Cty CP Đầu tư An Lộc và Cty CP Đầu tư xây lắp thương mại và dịch vụ làm chủ đầu tư chưa có biên bản bàn giao hồ sơ mốc giới giao đất tại thực địa, chưa có quyết định phê duyệt thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và chủ đầu tư đã thi công vượt 6 căn so với quy hoạch.
Những dự án xuất hiện trong kết luận thanh tra phải kể đến: Dự án chung cư cao tầng và trung tâm thương mại văn phòng tại 250 Minh Khai; Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ tại 302 Cầu giấy; Dự án Tổ hợp tại ô đất B9/CC1, B9/C3, C3/CC2 thuộc Khu đô thị Nam Trung Yên; Dự án Khu văn phòng dịch vụ tại gõ 164 Khuất Duy Tiến; Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở cao tầng 87 Lĩnh Nam; Dự án xây dựng khu văn phòng, nhà ở nhà trẻ tại 201 Minh Khai; Dự án khu nhà ở, văn phòng, nhà trẻ tại ngõ 622 Minh Khai.
Ngoài ra phải kể đến dự án Khu hỗn hợp nhà ở thấp tầng và nhà trẻ tại 25 Vũ Ngọc Phan; Khu nhà ở cao tầng, văn phòng làm việc và nhà ở thấp tầng tại 89 Thịnh Liệt; Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở để bán tại ô đất 3.7 CC Lê Văn Lương; Dự án Khu hỗn hợp cao tầng, văn phòng dịch vụ thương mại và nhà ở số 219 Trung Kính; Dự án nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ công cộng Sakura Tower 47 Vũ Trọng Phụng do Cty CP Hùng Tiến Kim Sơn làm chủ đầu tư.
Dự án Nhà điều hành sản xuất, văn phòng cho thuê, chung cư và trung tâm thương mại 31 Láng Hạ của Cty CP Mặt trời – Đường sắt Việt Nam; Dự án tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp văn phòng căn hộ khách sạn tại 47 Nguyễn Tuân; Dự án đầu tư xây dựng văn phòng làm việc và cho thuê tại 210 Trần Quang Khải và 17 Tôn Đản của Cty CP Him Lam; Dự án Khu văn phòng giao dịch, nhà ở, chung cư cao tầng, biệt thự nhà vườn tại Km9 Ngọc Hồi do Cty CP Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu làm chủ đầu tư.
Dự án khu văn phòng làm việc cho thuê và nhà ở thấp tầng tại 36 ngõ 61 Lạc Trung; Dự án Phát triển nhà Phong phú – Deawon – Thủ Đức tại 378 Minh Khai có tổng mặt bằng và phương án kiến trúc không phù hợp với quy hoạch, làm giảm diện tích cây xanh; Dự án Tổ hợp nhà ở để bán kết hợp văn phòng và dịch vụ tại Trung Văn của Cty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam có sai phạm về việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp.
Danh sách trên còn bao gồm một loạt các dự án như: Trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng và nhà ở 69 Vũ Trọng Phụng; Khu nhà ở dịch vụ thương mại Golden Palace tại C3 Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính của Cty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Hoàng Cường; Tòa nhà hỗn hợp thương mại, văn phòng, trường mầm non và nhà ở 109 Nguyễn Tuân của Cty CP Đại Việt Trí Tuệ; Chủ đầu tư Dự án Tòa nhà hỗn hợp để bán và văn phòng cao cấp cho thuê COMMATCE tại Ngụy Như Kon Tum nợ tiền, chậm nộp tiền sử dụng đất gần 50 tỉ đồng.
Video đang HOT
Dự án GP Complex tại số 1 Phùng Chí Kiên của Cty TNHH Đầu tư Toàn cầu Tràng An xây dựng một phần diện tích tầng kỹ thuật không đúng công năng; Dự án Khu chung cư để bán và văn phòng làm việc cho thuê tại Ngụy Như Kon Tum của Tổng Cty Thành An (Binh đoàn 11 – Bộ Quốc phòng) nợ tiền sử dụng đất khoảng 242 tỉ đồng.
Hàng loạt các dự án như Khu hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng tại 108 Nguyễn Trãi; Dự án tòa nhà hỗn hợp văn phòng cho thuê và nhà ở số 1 Ngụy Như Kon Tum do liên danh Tổng Cty Điện lực TP Hà Nội và Cty CP Đầu tư Điện lực TP Hà Nội làm chủ đầu tư; Tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư PVV-Vinapharm 60B Nguyễn Huy Tưởng có chủ đầu tư là liên danh Tổng Cty Dược Việt Nam và Cty CP Đầu tư xây dựng Vinaconex-PVC; Dự án Khu trường học, văn phòng, dịch vụ nhà ở cao tầng và thấp tầng ở 170 La Thành của Cty CP Đầu tư dầu khí Toàn Cầu; Dự án tổ hợp công trình văn phòng làm việc kinh doanh thương mại tại 167 Thụy Khuê cũng được nêu tên trong báo cáo.
Cuối cùng, Dự án UDIC Riverside 1 tại Vĩnh Tuy của Tổng Cty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC có những sai phạm trong việc xác định tiền sử dụng đất phải nộp; Dự án đầu tư xây dựng văn phòng và nhà ở số 536A Minh Khai do Liên danh Cty CP Văn phòng phẩm Cửu Long và Cty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Vinaconex làm chủ đầu tư xây dựng tầng hầm vượt chỉ giới xây dựng hơn 1000 m2.
Đáng chú ý, những dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách bị thanh tra cũng được nêu rõ trong báo cáo này.
Hà Nội mạnh tay “chi” 1.000 tỷ cho hợp phần buýt nhanh BRT nhưng không đạt hiệu quả.
Phải kể đến Hợp phần I – xe buýt nhanh BRT thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (Km 185 – Km 189) huyện Thanh Trì do Sở Giao thông vận tải chậm tiến độ khiến người dân vô cùng bức xúc.
Đoạn đường Lê Trọng Tấn do Sở Giao thông vận tải xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 200 tỉ đồng cũng vướng sai phạm trong quá trình phê duyệt dự án và chất lượng công trình không đạt yêu cầu.
Tiếp theo là Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn cầu Chui – cầu Đuống, Ngô Gia Tự do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư không hề tổ chức đấu thầu.
Cuối cùng là Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 1B đến Khu đô thị mới Việt Hưng cũng do UBND quận Long Biên đầu tư xây dựng tiếp tục lặp lại “sai lầm” khi một số hạng mục điều chỉnh bổ sung không được đấu thầu theo đúng quy định.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi vẫn đang thực hiện dang dở.
Kết luận của Thanh tra về công tác quản lý sử dụng đất và đầu tư xây dựng đối với các dự án chuyển mục đích sử dụng đất có vị trí lợi thế kinh doanh
Theo Thanh tra, việc triển khai thực hiện công tác di dời và chuyển mục đích sử dụng đất; công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng chưa được chú trọng, việc thực hiện quy hoạch chi tiết và quá trình triển khai thiếu kiểm tra đôn đốc, ngoài ra các chủ đầu tư tự ý điều chỉnh quy hoạch và mục đích sử dụng đất không tuân thủ đúng công năng, ảnh hưởng cộng đồng.
Đáng chú ý, trong 38 dự án thì chỉ có 4 dự án chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ. Tuy vậy, chỉ có 1 dự án được UBND TP Hà Nội xác định tiền chậm tiến độ, còn lại 3 dự án không thực hiện gây thất thoát nguồn ngân sách.
Đối với những dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nướcLưu ý, tại thời điểm thanh tra, có 8 dự án nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chậm nộp với tổng số tiền gần 2 nghìn tỷ đồng. Sau thanh tra, một số chủ đầu tư đã nộp và số tiền nợ đọng còn hơn 800 tỷ đồng. Thanh tra cũng nêu ra sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất là khoảng gần 4 tỷ đồng.
Thanh tra chỉ rõ công tác khảo sát lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư còn hạn chế, chất lượng thấp, không sát thực tế và cần điều chỉnh nhiều lần, các hạng mục hầu hết chậm tiến độ đề ra.
Đặc biệt, công tác đấu thầu ở các dự án đều vi phạm quy định về Luật đấu thầu. Chất lượng công trình không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật khiến an toàn giao thông bị đe dọa.
Cuối báo cáo, Thanh tra Chính phủ có đề nghị UBND TP Hà Nội cần lập tức khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất. Đồng thời rà soát, kiểm tra các dự án có chủ đầu tư vi phạm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, khắc phục theo quy định của pháp luật, xử lý triệt để các vi phạm.
Đối với những dự án còn nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản thuế khác, chủ đầu tư nhanh chóng nộp bổ sung về ngân sách nhà nước, xử lý theo quy định của pháp luật nếu không chấp hành.
Bên cạnh đó, UBND TP chỉ đạo các sở ngành kiểm tra để xác định bổ sung tiền sử dụng đất đối với các dự án do chủ đầu tư xây dựng sai quy hoạch; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; sử dụng không đúng công năng; tính chưa đúng tiền sử dụng đất phải nộp.
Các đơn vị, sở, Bộ, ngành Trung ương cần phối hợp xử lý những dự án nêu trên, cùng với đó, kiểm điểm trách nhiệm nếu có liên quan đến những sai phạm đó.
Liên quan đến những dự án mà Thanh tra Chính phủ công bố, Báo điện tử Xây dựng sẽ thông tin chi tiết từng dự án đến bạn đọc.
Theo Ánh Dương
Báo Xây dựng
Tập trung gỡ vướng các dự án kém hiệu quả ngành Công Thương
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luậncủa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ sáu Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
Thông báo kết luận nêu rõ, sau gần 2 năm thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Đề án), Bộ Công Thương và các Bộ, ngành, doanh nghiệp, đơn vị liên quan đã đề cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt được những kết quả quan trọng, tích cực, quan tâm chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ: Kiên quyết xử lý theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Không cấp thêm vốn Nhà nước cho các dự án, doanh nghiệp; đảm bảo lợi ích của Nhà nước và quyền lợi hợp pháp của người lao động. Thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ các sai phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật...
Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính ở các dự án, doanh nghiệp vẫn còn khó khăn; việc giải quyết các tranh chấp, vướng mắc về hợp đồng EPC và quyết toán dự án còn chậm, chưa hoàn thành theo tiến độ đề ra; tái cơ cấu tài chính, thu xếp, huy động vốn sản xuất kinh doanh ở một số dự án, doanh nghiệp còn vướng mắc, khó khăn... cần được các Bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan nêu cao tinh thần, trách nhiệm và nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đề ra giải pháp, lộ trình xử lý các vướng mắc pháp lý liên quan đến hợp đồng EPC, quyết toán và xử lý tài sản của các dự án, báo cáo Ban Chỉ đạo trong tháng 12/2018.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, xử lý theo thẩm quyền vấn đề giãn, giảm mức trích khấu hao tài sản của một số dự án, doanh nghiệp; xử lý nợ, lãi suất vay vốn của các dự án, doanh nghiệp tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; xem xét, xử lý thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu đối với thạch cao nhân tạo... và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng tiếp tục tái cơ cấu các khoản nợ vay của các dự án, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và nguyên tắc thị trường, cùng chia sẻ rủi ro. Điều chỉnh lại cơ chế vay, trả nợ cho phù hợp để hỗ trợ dự án, doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo đánh giá các tác động của thị trường đến các sản phẩm hàng hóa của các dự án, doanh nghiệp trên và có giải pháp xử lý kịp thời theo chức năng, thẩm quyền để hỗ trợ doanh nghiệp; đề xuất tiêu chí, quy trình, thủ tục xem xét việc đưa ra khỏi Danh sách các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương đối với dự án, doanh nghiệp đã hoàn thành cơ bản việc xử lý các tồn tại, vướng mắc, sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi, báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ.
Các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp, đơn vị liên quan, trong quý IV/2018 chủ động tiếp tục đẩy mạnh xử lý các tồn tại, vướng mắc và nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch hành động thực hiện Đề án của Ban Chỉ đạo, đặc biệt là việc xử lý các vướng mắc về hợp đồng EPC và quyết toán dự án.
Tăng cường các biện pháp quản trị doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các tồn tại, yếu kém tại các dự án, doanh nghiệp do mình quản lý; duy trì, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu Đề án.
Minh Hiển
Theo baochinhphu.vn
Siết chặt kiểm soát chi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi Theo đó, việc kiểm soát và thanh toán vốn ODA, vốn vay ưu đãi (kiểm soát chi) áp dụng theo các quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hình minh họa: Nguồn VnEconomy Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý...