Điểm mặt các chất độc gây chết người có trong pin
Thông tin lõi pin được hòa với nước để nhuộm vào cà phê và đóng gói bán ra thị trường khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng. Vậy trong pin chứa các chất độc nguy hiểm nào gây hại cho sức khoẻ?
Trong pin thường có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (As) hay còn gọi là thạch tín… đây là những chất cực độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.
Lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện hàng chục tấn cà phê “nhuộm” pin chuẩn bị xuất xưởng.
Sử dụng thực phẩm, nước uống nhiễm kim loại nặng gây ngộ độc cấp tính làm ảnh hưởng tới sức khỏe khôn lường, ngộ độc cấp tính nặng có thể gây tử vong.
Ngộ độc thủy ngân, bệnh nhân có biểu hiện vị kim loại nặng trong cổ họng, đau bụng, nôn, xuất hiện những chấm đen trên lợi, bị kích động, tăng huyết áp, sau 2-3 ngày chết vì suy thận.
Ngộ độc cấp bởi Asen (thạch tín), nạn nhân có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, ỉa chảy, khát nước dữ dội, mạch tim đập yếu, nhợt nhạt rồi thâm tím, bí đái và tử vong nhanh chóng.
Nhiễm độc chì cấp tính khi ăn uống phải một lượng chì 25 – 30gam, nạn nhân lúc đầu có thể thấy vị ngọt, rồi chat, tiếp theo là cảm giác nghẹn ở cổ, chảy máu thực quản, dạ dày, nôn ra chất trắng (chì clorua) đâu bụng dữ dội, ỉa chảy, phân đen (chì sunfua), mạch yếu, tê chân tay, co giật và tử vong.
Ngộ độc mạn tính thường gặp và nguy hiểm hơn do nhiều lần ăn uống phải thức ăn, đồ uống có hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng, chúng nhiễm và tích lũy dần rồi gây hại cho cơ thể.
Nơi tích lũy kim loại nặng là gan, thận, não rồi đào thải qua đường tiêu hóa và đường tiết niệu. Khi cơ thể tích lũy một lượng đáng kể sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sung lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên (tay bị biến dạng), mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây xẩy thai ở phụ nữ có thai.
Ngộ độc mạn do tích lũy liều lượng nhỏ Asen trong thời gian dài có gây các biểu hiện như: da mặt xám, tóc rụng, viêm dạ dày ruột, đau mắt, đau tai, có asen trong nước tiểu, gây yếu dần và kiệt sức.
Ths. Bs Nguyễn Văn Tiến
Video đang HOT
Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng
Theo Dân trí
Asen - chất độc đoạt mạng hai hoàng đế
Asen hay thạch tín là chất độc đã gây ra cái chết cho nhiều người nổi tiếng trong lịch sử, trong đó có vua Quang Tự của Trung Quốc và hoàng đế Pháp Napoleon.
Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte. Ảnh: Wiki
Asen vô cơ, hay còn gọi là thạch tín, là một loại á kim có độc tính rất cao, có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong cho con người khi hấp thụ liều lượng lớn. Trong lịch sử, nhiều người nổi tiếng, kể cả các hoàng đế, được cho là đã thiệt mạng khi bị đầu độc hoặc hấp thụ thạch tín liều lượng lớn.
Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte
Sau thảm bại ở Waterloo năm 1815, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte bị buộc thoái vị và chịu án đi đày trên hòn đảo St. Helena phía nam Đại Tây Dương. Ông qua đời vào năm 1821.
Kết quả khám nghiệm tử thi chỉ ra rằng nguyên nhân cái chết là ung thư dạ dày. Tuy nhiên, Franois Carlo Antommarchi, bác sĩ riêng của Napoléon và là người chỉ đạo cuộc khám nghiệm, đã không ký vào báo cáo chính thức.
Năm 1955, nhật ký của người hầu của Napoléon, Louis Marchand, xuất hiện trên báo chí. Bản mô tả của ông này về Napoléon những tháng trước khi mất khiến cho chuyên gia Thụy Điển Sten Forshufvud đề xuất những nguyên nhân khác cho cái chết, bao gồm khả năng Napoléon đã bị đầu độc từ từ bằng thạch tín.
Ông Forshufvud nhấn mạnh trong một cuốn sách năm 1978 rằng thi thể của hoàng đế được bảo quản tốt một cách đáng ngạc nhiên khi được di chuyển vào năm 1840. Thạch tín là một chất có tính bảo quản mạnh, và điều này củng cố giả thiết ông bị đầu độc. Có giả thiết cho rằng Hoàng đế bị đầu độc bởi bá tước Charles de Montholon, một người thân của Napoleon, có thể do ganh tị, mua chuộc, thậm chí vì lý do chính trị.
Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 phân tích các mẫu tóc Napoléon từ nhiều thời điểm trong cuộc đời ông, cũng như mẫu từ gia đình và những người cùng thời với ông, cho thấy tất cả các mẫu đều có nồng độ thạch tín rất cao.
Theo các nhà nghiên cứu này, cơ thể Napoléon đã bị nhiễm độc thạch tín nặng khi còn là một cậu bé, và nồng độ thạch tín cao trong tóc không phải do sự đầu độc có chủ ý nào, vì người ta có thể phơi nhiễm liên tục thạch tín từ các loại keo và chất nhuộm, dẫn đến tử vong.
Hoàng đế Quang Tự
Hoàng đến Quang Tự của của triều nhà Thanh Trung Quốc. Ảnh: alphahistory
Hoàng đế Quang Tự (1871 - 1908) của triều đại nhà Thanh Trung Quốc qua đời vào ngày 14/11/1908, chỉ một ngày trước khi Từ Hy Thái hậu từ trần.
Có nhiều giả thuyết xoay quanh cái chết của ông. Nhiều người tin rằng ông bị Từ Hy Thái hậu (người có sức khỏe rất yếu vào thời điểm đó) ám sát vì bà sợ Hoàng đế Quang Tự sẽ đảo ngược chính sách của mình sau khi bà qua đời. Việc Thái hậu qua đời ngay sau khi nhà vua băng hà càng củng cố giả thiết này.
Một giả thiết khác là Hoàng đế Quang Tự bị đầu độc bởi đại thần Viên Thế Khải, người lo sợ bị nhà vua thanh trừng. Cũng có ý kiến cho rằng Lý Liên Anh, thái giám tâm phúc của Từ Hy Thái hậu là kẻ ám sát Hoàng đế hoặc đã thực hiện âm mưu này cùng với Viên Thế Khải. Tuy nhiên, không có nguồn đáng tin cậy chứng minh ai là hung thủ ám sát vua Quang tự.
Ghi chép từ thái y của Hoàng đế Quang Tự cho thấy ông bị đau bụng dữ dội và khuôn mặt tái xanh - triệu chứng điển hình của ngộ độc thạch tín. Ngày 4/11/2008, kết quả xét nghiệm pháp y cho thấy mức độ thạch tín trong hài cốt của Hoàng đế Quang Tự cao hơn 2.000 lần so với người bình thường.
Những người nổi tiếng
Không chỉ có các vị vua, các nhà thám hiểm và hoạt động nổi tiếng cũng là nạn nhân của thạch tín.
Nhà thám hiểm người Mỹ Charles Francis Hall. Ảnh: CBC
Nhà thám hiểm người Mỹ Charles Francis Hall (1821-1871) bất ngờ qua đời trong chuyến thám hiểm Bắc Cực thứ ba của ông trên tàu Polaris. Ông bị ốm nặng, nôn mửa và mê sảng trong một tuần sau khi uống một tách cà phê.
Ông cáo buộc một số người thuộc công ty tàu, kể cả bác sĩ của tàu, Emil Bessels - người mà ông có bất hòa, đã đầu độc ông. Ngay sau đó, Hall một lần nữa gặp các triệu chứng nói trên và cuối cùng qua đời. Sau khi đoàn thám hiểm trở về, một cuộc điều tra của hải quân Mỹ cho kết quả rằng Hall chết vì chứng ngập máu.
Tuy nhiên, vào năm 1968, người viết tiểu sử Chauncey C. Loomis Hall, giáo sư tại Đại học Dartmouth, Mỹ đã đến Greenland để khai quật thi thể Hall. Do đất đóng băng, thi thể, quần áo và quan tài của ông Hall đều được bảo quản khá tốt. Xét nghiệm mẫu xương, móng tay và tóc cho thấy ông Hall chết vì ngộ độc liều lớn thạch tín trong hai tuần cuối đời.
Nhà hoạt động Munir Said Thalib. Ảnh: omahmunir.com
Munir Said Thalib, nhà hoạt động nhân quyền tại Indonesia, bị đầu độc bằng thạch tín trên một chuyến bay của hãng hàng không nhà nước Indonesia có tên là Garuda, khởi hành từ Jakarta đến Amsterdam ngày 7/9/2004. Kết quả khám nghiệm tử thi và lời kể nhân chứng cho thấy ông đã chết hai giờ trước khi hạ cánh tại Schiphol, Amsterdam. Ông bị đầu độc trong lúc quá cảnh ở Singapore hoặc vào gần thời điểm đó.
Munir bị tiêu chảy và nôn mửa ngay sau khi chuyến bay cất cánh từ Singapore đến Amsterdam. Phi hành đoàn thông báo cho phi công rằng một hành khách bị ốm, và một bác sĩ tình cờ có mặt trên chuyến bay được yêu cầu trợ giúp y tế. Tuy nhiên, Munir không qua khỏi.
Viện Pháp y Hà Lan tháng 11/2004 tiết lộ rằng thi thể của Munir chứa mức độ thạch tín nhiều gấp ba lần so với liều gây chết người. Kết quả này sau đó được xác nhận bởi cảnh sát Indonesia.
Pollycarpus Budihari Priyanto là nghi phạm chính của vụ việc. Y được cho là đã bỏ thạch tín vào cốc nước cam của Munir, theo yêu cầu từ giám đốc điều hành hãng Garuda vào thời điểm đó, Indra Setiawan.
Tháng 12/2005, Pollycarpus Budihari Priyanto bị kết tội giết Munir và bị kết án 14 năm tù giam. Tháng 10/2007, Indra Setiawan và cấp phó của ông, Rohainil Aini bị kết tội và bỏ tù vì có liên quan đến vụ ám sát Munir. Năm 2007, tòa án ở Jakarta cho rằng hãng Garuda đã tắc trách khi không cho máy bay hạ cánh khẩn cấp để cấp cứu Munir và bị yêu cầu bồi thường tiền cho vợ góa của Munir.
Phương Vũ
Theo VNE
8 cách khử độc rau củ quả ngậm hoá chất cực đơn giản hiệu quả nhất Bằng những nguyên liệu sẵn, bạn có thể sử dụng có để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản hoa quả một cách tự nhiên và đơn giản. Lý do cần rửa sạch hóa chất nguy hại ra khỏi rau củ quả: - Bảo vệ bộ não: nhiều loại thuốc trừ sâu sản sinh hóa chất Organophosphate sẽ gây ra chất...