Điểm mặt 11 startup nhận được “tiền tươi thóc thật” từ Shark Tank Việt Nam mùa 2
6 tháng sau khi Shark Tank Việt Nam mùa 2 tập cuối cùng công chiếu, đã có 11 trên tổng số 27 startup được các Sharks giải ngân
Với tỷ lệ giải ngân thành công khá cao ở mức 40,74%. Một số startup thậm chí còn được các Sharks nâng số vốn đầu tư gấp 2 – 3 lần so với cam kết. Tuy nhiên, có một cá mập xuyên suốt từ mùa 1 đến nay chưa từng công bố giải ngân lần nào…
Đã 6 tháng sau khi Shark Tank Việt Nam mùa 2 công chiếu tập cuối cùng, theo thống kê từ Ban tổ chức, đã có 27 thương vụ thương thuyết thành công trên truyền hình, trong đó có 11 thương vụ đã kết thúc quá trình thẩm định DD ( Due diligence) và được giải ngân.
Công bố này được đưa ra tại Hội thảo Giải pháp cho nông nghiệp 4.0 trong khuôn khổ vòng tuyển chọn Shark Tank Việt Nam mùa 3 tổ chức tại Cần Thơ sáng 13/4.
Tuy nhiên, có một cá mập xuyên suốt từ mùa 1 đến nay chưa từng công bố giải ngân lần nào. Đó là Shark Thái Vân Linh đến từ VinaCapital. Mặc dù tổng vốn cam kết mùa 1 là 26,8 tỷ đồng và mùa 2 là 25,116 tỷ đồng, đến nay Shark Linh và phía VinaCapital vẫn chưa từng công bố một deal giải ngân nào.
Dưới đây là 11 startup được giải ngân sau Shark Tank Việt Nam mùa 2:
1. ViralWorks – Nền tảng kết nối brand & Micro – Influencer
- Shark đầu tư: Shark Dzung
- Số tiền cam kết đầu tư: 300.000 USD cho 15%
- Số tiền đầu tư thực tế: như cam kết
- Doanh số tăng: 200%
2. JobsGo – Ứng dụng tìm kiếm việc làm
- Shark đầu tư: Shark Dzung
- Số tiền cam kết đầu tư: 2 tỷ cho 10%
- Số tiền đầu tư thực tế: 5 tỷ cho 10%
- Doanh số tăng: 1000%
3. Mopo – Bình trữ điện
- Shark đầu tư: Shark Hưng
Video đang HOT
- Số tiền cam kết đầu tư: 1 triệu USD cho 25%
- Số tiền đầu tư thực tế: 1 triệu USD
- Doanh số tăng: 2000%
4. Scan Fit – Ứng dụng đo chân – đóng giày
Mặc dù Scan Fit là deal chung giữa Shark Hưng và Shark Linh, nhưng video công bố giải ngân cho startup này chỉ xuất hiện Shark Hưng.
- Shark đầu tư: Shark Hưng
- Số tiền cam kết đầu tư: 4 tỷ cho 36%
- Giải ngân giai đoạn 1: 1,4 tỷ cho 10%
- Doanh số tăng: 300%
5. Hoa Nắng – Gạo hữu cơ
- Shark đầu tư: Shark Louis
- Số tiền cam kết đầu tư: 10 tỷ cho 51%
- Số tiền đầu tư thực tế: 10 tỷ
- Doanh số tăng: 150%
6. Dota – Cầu dắt xe thông minh
- Shark đầu tư: Shark Phú
- Số tiền cam kết đầu tư: 4, 650 tỷ cho 20%
- Số tiền đầu tư thực tế: 4, 650 tỷ cho 20%
- Doanh số tăng: 200%
7. Bé Bống chè bưởi
- Shark đầu tư: Shark Hưng Shark Thủy
- Số tiền cam kết đầu tư: 300 triệu cho 30%, Học bổng 500 triệu
- Số tiền đầu tư thực tế: 300 triệu cho 30%, Học bổng 500 triệu
8. Talks café 100% English – Chuỗi Café dạy tiếng Anh
- Shark đầu tư: Shark Thủy
- Số tiền cam kết đầu tư: 5 tỷ cho 45%
- Số tiền đầu tư thực tế: 5 tỷ cho 45%
- Doanh số tăng: 200%
9. We Escape – Trò chơi nhập vai thực tế 3D
- Shark đầu tư: Shark Thủy
- Số tiền cam kết đầu tư: 5 tỷ cho 36%
- Số tiền đầu tư thực tế: 5 tỷ cho 36%
10. Pema – nhà hàng chay
- Shark đầu tư: Shark Thủy
- Số tiền cam kết đầu tư: 3 tỷ cho 80%
- Số tiền đầu tư thực tế: 10 tỷ cho 80%
- Doanh số tăng: 65%
11. CDTS – Trang phục bảo hộ lao động
- Shark đầu tư: Shark Việt (*)
- Số tiền cam kết đầu tư: 5 tỷ cho 36%
- Số tiền đầu tư thực tế: 10 tỷ cho 36%
- Doanh số tăng: 300%
(*) Theo cam kết trên truyền hình, CDTS nhận được cam kết đầu tư từ Shark Việt và Shark Linh với số tiền cam kết là 5 tỷ đồng cho 36%. Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có Shark Việt công bố rót 10 tỷ đồng cho startup này. Phía Shark Linh và VinaCapital hiện chưa có công bố gì.
Shark Tank Việt Nam mùa 3 dự kiến sẽ lên sóng vào tháng 7/2019.
Theo GenK
Go-Jek gia nhập câu lạc bộ Startup trị giá "chục tỷ đô"
Go-Jek là doanh nghiệp đầu tiên của Indonesia và thứ hai của Đông Nam Á, sau Grab, trở thành startup có mức định giá từ 10 tỷ USD...
Công ty ứng dụng gọi xe Go-Jek của Indonesia vừa được một công ty nghiên cứu của Mỹ định giá ở mức 10 tỷ USD, theo đó gia nhập câu lạc bộ các công ty khởi nghiệp (startup) trị giá hàng chục tỷ USD.
Theo hãng tin Bloomberg, công ty nghiên cứu CB Insights có trụ sở ở New York đưa ra một bản danh sách 19 startup có mức định giá từ 10 tỷ USD trở lên trên toàn cầu. Danh sách có sự góp mặt của những công ty ứng dụng gọi xe đình đám khác là Uber, Grab và Lyft.
Như vậy, Go-Jek là doanh nghiệp đầu tiên của Indonesia và thứ hai của Đông Nam Á, sau Grab, trở thành startup có mức định giá từ 10 tỷ USD.
Một phát ngôn viên của Go-Jek nói rằng mức định giá trên phản ánh niềm tin của nhà đầu tư rằng công ty này sẽ tiếp tục phát triển, nhưng từ chối xác nhận hay phủ nhận mức định giá này. Vị phát ngôn viên cũng nói phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là mục tiêu dài hạn của Go-Jek, nhưng công ty chưa có kế hoạch cho một vụ phát hành như vậy trong tương lai gần.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông Indonesia Rudiantara nói rằng việc Go-Jek được định giá 10 tỷ USD "là một cột mốc quan trọng không chỉ đối với Indonesia và đối với toàn khu vực".
Go-Jek và Grab đang ở trong một cuộc đấu gay cấn nhằm giành vị thế thống lĩnh tại thị trường gọi xe Đông Nam Á, sau khi Uber rút lui khỏi khu vực này vào năm ngoái.
Mới đây, Grab huy động được 1,5 tỷ USD từ quỹ Vision Fund của tập đoàn Nhật Bản Soft Bank, nhờ đó có thêm nguồn lực cho việc mở rộng dịch vụ khắp khu vực. Trong vòng 1 năm trở lại đây, Grab đã được rót vốn khoảng 4,5 tỷ USD.
Hồi tháng 1, giới thạo tin nói rằng Go-Jek vừa huy động được hơn 1 tỷ USD từ một nhóm nhà đầu tư lớn gồm Google, JD.com và Tencent.
Go-Jek đang đặt ra nhiều thách thức cho Grab bằng cách tiến vào những thị trường mà Grab đã đến trước như Singapore, Việt Nam và Thái Lan. Hai ứng dụng này cũng cạnh tranh gay gắt ở thị trường quê nhà của Go-Jek là Indonesia. Giám đốc điều hành (CEO) của Go-Jek là ông Nadiem Makarim và nhà sáng lập Grab là ông Anthony Tan là bạn cùng lớp ở Trường Kinh doanh Harvard.
Là hai startup đắt giá nhất của Đông Nam Á, Grab và Go-Jek đang triển khai hàng loạt dịch vụ từ thanh toán trên di động cho tới giao hàng thực phẩm, bên cạnh dịch vụ chính là gọi xe. Việc tung ra nhiều dịch vụ nhằm mục đích đưa Grab và Go-Jek trở thành siêu ứng dụng.
Theo VnEconomy
Startup tung công nghệ giọng nói AI hệt như giọng người thật Một video quảng cáo ngắn được đăng tải trên YouTube với hình ảnh người mẫu tóc vàng, trên nền nhạc và giọng nữ nói: 'Thời trang thay đổi, nhưng phong cách tồn tại mãi'. Người mẫu là thật, song giọng nói thì không. Ảnh: Shutterstock Theo CNN, video quảng cáo này là một phần của bản thử video được WellSaid Labs đăng tải...