Điểm lại những vụ thảm sát kinh hoàng trong 20 năm qua
Anders Behring Breivik, nghi phạm Thiên chúa giáo cực hữu đã giết hại 76 người trong vụ tấn công vào một trại hè của đảng Lao Động cầm quyền Na Uy và vụ đánh bom ở thủ đô Oslo đã bị dân chúng phỉ báng trên đường tới buổi xử giam tại phiên tòa kép kín hôm thứ Hai (25/7). Hắn đã trở thành tay súng thảm sát mới nhất được hãng tin Reuters liệt kê trong danh sách đăng tải ngày hôm qua.
Dưới đây là dấu mốc một số vụ thảm sát bằng súng tồi tệ nhất trên khắp thế giới trong vòng 20 năm qua:
Tháng 4/1982
- Hàn Quốc: Woo Bum Kong, một sỹ quan cảnh sát trong cơn say cuồng nộ ở Sang-Namdo đã dùng súng trường và lựu đạn cầm tay giết chết 57 người và làm bị thương 38 người khác trước khi nổ súng tự sát.
Ngày 19/8/1987
- Anh: Michael Ryan, một kẻ say mê súng cuồng tín 27 tuổi đã nã đạn khắp thị trấn Hungerford của Anh, giết hại 16 người và làm bị thương 11 người trước khi tự sát bằng súng.
Tháng 8/1989
- Pháp: Một nông dân Pháp đã bắn chết 14 người gồm cả các thành viên trong gia đình ở làng Luxiol, gần biên giới với Thụy Sỹ. Tên này bị thương và đã bị cảnh sát bắt giữ sau đó.
Tháng 12/1989
- Canada: Một kẻ hâm mộ phim chiến tranh bị ám ảnh bởi mối hận thù phụ nữ đã bắn chết 14 phụ nữ tại đại học Montreal và sau đó tự sát.
Tháng 11/1990
- New Zealand: Một kẻ đơn độc đã điên cuồng dùng súng giết chết 11 phụ nữ, đàn ông và trẻ nhỏ trong cuộc thảm sát 24 giờ ở ngôi làng nhỏ ven biển Aramoana. Tên này đã bị cảnh sát bắn chết.
Tháng 9/1995
Video đang HOT
- Pháp: Một thanh niên hoang tưởng 16 tuổi, sau một cuộc cãi vã với bố mẹ đẻ đã dùng súng trường giết hại 16 người tại thị trấn Cuers và sau đó tự sát.
Ngày 13/3/1996
- Anh: Tay súng Thomas Hamilton đã tấn công vào một trường tiểu học ở thị trấn Dunblane, Scotland giết hại 16 học sinh cùng một giáo viên trước khi tự sát.
Ngày 28/4/1996
- Australia: Martin Bryant trở thành kẻ cuồng sát tập thể tồi tệ nhất Australia trong thế giới hiện đại khi hắn bắn chết 35 người tại khu du lịch cảng Arthur ở bang miền Nam Tasmania.
Tháng 4/1999
- Mỹ: Hai thiếu niên được vũ trang hạng nặng đã tấn công trường trung học Columbine ở Littleton, Denver giết hại 13 học sinh và nhân viên trước khi tự kết liễu đời mình.
Anders Behring Breivik (trái), kẻ cuồng sát trong vụ tấn công kép ngày 27/2 tại Na Uy ngồi trong thùng xe có sự dẫn độ của cảnh sát khi rời tòa án ở Oslo ngày 25/7/2011.
Tháng 7/1999 – Mỹ: Một tay súng đã bắn chết 9 người tại hai công ty môi giới ở Atlanta sau khi đã giết chết vợ và hai con. Tên này đã tự tử 5 giờ sau đó.
Tháng 6/2001 – Nepal: 8 thành viên gia đình hoàng gia Nepal đã bị giết hại trong vụ thảm sát tại cung điện do hoàng tử Dipend thực hiện. Người này sau đó đã tự dùng súng bắn mình và chết vài ngày sau đó. Người em út của dòng tộc sau cùng cũng thiệt mạng nâng tổng số người chết lên con số 10.
Ngày 26/4/2002 – Đức: Tại Erfurt, miền Đông nước Đức, Robert Steinhauser, 19 tuổi đã nổ súng sau khi nói rằng hắn sẽ không tham gia kỳ thi toán. Tên này đã giết 12 giáo viên, 1 thư ký, hai học sinh và một cảnh sát ở Gutenberg Gymnasium trước khi tự sát.
Tháng 10/2002 – Mỹ: John Muhammad và Lee Malvo đã sát hại 10 người theo kiểu bắn tỉa làm kinh hoàng khu vực Washington, D.C. một thời.
Ngày 16/4/2007 – Mỹ: Virginia Tech, một trường đại học ở Blacksburg, Virginia, đã trở thành khu vực thảm sát gây chết người lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ khi một tay súng đã giết hại 32 người và chính bản thân hắn.
Ngày 7/11/2007 – Phần Lan: Pekka-Eric Auvinen đã giết hại 6 sinh viên, y tá của trường, thầy hiệu trưởng và chính hắn đã tự sát bằng súng ngắn tại Trường trung học Jokela gần Helsinki.
Ngày 23/9/2008 – Phần Lan: Một sinh viên tên Matti Saari đã nã súng vào một trường dạy nghề ở Kauhajoki, tây bắc Phần Lan giết hại 9 học sinh khác và một nhân viên nam trước khi tự sát.
11/3/2009 – Đức: một tay súng 17 tuổi ăn vận đồ tác chiến màu đen đã giết chết 9 sinh viên và 3 giáo viên tại một trường học gần Stuttgart, đồng thời sát hại một người khác ở bệnh viện bên cạnh. Tên này sau đó bị bắn hạ trong cuộc đọ súng với cảnh sát. Hai hành khách qua đường khác cũng bị thiệt mạng, nâng tổng số người chết lên 16 gồm cả tên sát nhân.
Ngày 2/6/2010 – Anh: Tay súng Derrick Bird đã nã đạn vào người dân ở các thị trấn khắp địa hạt nông thôn Cumbria. 20 người đã thiệt mạng và 11 người bị thương. Tên Bird cũng tự kết liễu mình bằng súng.
Ngày 30/8/2010 – Slovakia: Một tay súng đã bắn chết 6 thành viên gia đình Roma và một phụ nữ khác ở thủ đô Bratislava trước khi tự sát. Ngoài ra còn 14 người khác bị thương.
19/4/2011 – Hà Lan: Tristan van der Vlis đã nã súng vào trung tâm Ridderhof ở Alphen aan den Rijn, phía Nam Amsterdam, giết chết 6 người trước khi dùng súng tự sát.
Ngày 22/7/2011 – Na Uy: Cảnh sát đã bắt giữ Anders Behring Breivik , kẻ cuồng tín 32 tuổi đã giết hại ít nhất 68 người tại một trại hè thanh niên của đảng chính trị cầm quyền Na Uy trên đảo nghỉ dưỡng Utoeya. Anders Behring Breivik sau đó đã bị buộc tội thực hiện vụ thảm sát trên cũng như vụ đánh bom trước đó ở trung tâm Oslo làm thiệt mạng 8 người. Tên này đã phải hầu tòa ở Oslo ngày 25/7 và bị biệt giam trong 8 tuần.
Theo Bee.net.vn
Thủ phạm đánh bom, thảm sát tại Na Uy khai động cơ tội ác
Anders Behring Breivik, kẻ tình nghi trong 2 vụ tấn công đẫm máu nhất ở Na Uy kể từ sau Thế chiến II, đã thừa nhận thực hiện cả hai vụ tấn công "để cứu châu Âu khỏi bị một cuộc chiếm đóng của Hồi giáo", nhưng không nhận là phạm tội.
Breivik cũng khai đang làm việc cho 2 tổ chức khác nhau.
Nghi can Anders Behring Breivik, hôm qua đã xuất hiện trước tòa lần đầu tiên trong vụ xử kín tại Oslo. Sau cuộc thẩm cung, Thẩm phán của tòa án Oslo, Kim Heger, cho biết trước toà rằng thái độ của Breivik "rất bình tĩnh". Tên này khai hắn tin là hành động của y là "tàn ác" nhưng cần thiết để mang lại một cuộc "cách mạng" trong xã hội Na Uy.
Nghi phạm nói hắn muốn "cứu châu Âu" khỏi bị một cuộc chiếm đóng của Hồi giáo. Breivik đã xả súng vào đám đông thanh niên trên đảo Utoeya là để "ngăn không cho các tổ chức Hồi giáo tuyển người".
Breivik cũng khai đang làm việc cho 2 tổ chức khác nhau.
Tòa án đã ra lệnh giam giữ Breivik 8 tuần, trong đó có biệt giam 4 tuần lễ đầu tiên. Vị thẩm phán cho biết những biện pháp vừa kể là cần thiết để ngăn chặn nghi can tiếp xúc với thế giới bên ngoài và có thể làm trệch hướng điều tra của cảnh sát.
Trước đó, Breivik đã đòi mở cuộc xét xử công khai và chuẩn bị mang một bộ đồng phục hầu tòa. Tuy nhiên, cảnh sát Na Uy phản đối việc cho phép Breivik công khai phát biểu những ý tưởng cực hữu của mình.
Trong khi đó, cuộc điều tra của cảnh sát đã xác nhận một trong các mục tiêu của Anders Breivik có khả năng là cựu Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Bruntlann, người được gọi là "người mẹ của dân tộc", và Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Cảnh sát Na Uy cũng đã thống kê lại tổng số người chết trong cuộc nổ súng và đánh bom hôm 22/7, hạ thấp số người chết xuống còn 76 người.
Cảnh sát cho biết tay súng đã hạ sát 68 người trên đảo Utoeya, nơi hằng trăm người trẻ tụ tập để tham dự trại hè do đảng Lao Động cầm quyền tổ chức, cho rằng con số được công bố trước đây quá cao vì tình trạng hỗn độn tại hiện trường.
Cảnh sát cũng nâng số người chết trong một vụ đánh bom xe tại quận chính phủ Oslo lên 8 người.
Thẩm phán Kim Heger đã quyết định phiên toàn hôm qua là một phiên xử kín để xem xét yêu cầu của cảnh sát Na Uy. Dù đã chính thức nhận tội, nhưng trước mắt, Tư pháp và cảnh sát Na Uy còn phải tiến hành điều tra trước khi chính thức truy tố.
Vào lúc nghi phạm chuẩn bị ra trình diện tòa án, nhiều người đã lên tiếng đòi Na Uy sửa đổi hình phạt tối đa: hiện nay, án tù tối đa chỉ giới hạn ở mức 21 năm tù và nhiều người coi đây là một bản án quá nhẹ đối với thủ phạm loạt tấn công đẫm máu cuối tuần trước.
Ngoài ra, một câu hỏi khác đang dấy lên liên quan đến sự chậm trễ của cảnh sát Na Uy trong việc vô hiệu hóa hung thủ: hôm 22/7, phải đợi đến 1 tiếng đồng hồ sau khi báo động được phát đi từ đảo Utoeya, cảnh sát mới bắt đầu đổ bộ lên hòn đảo này.
Để giải thích cho sự chậm trễ nói trên, cảnh sát Oslo nêu lên lý do là toàn bộ các lực lượng cảnh sát đã phải điều động đến khu gần văn phòng thủ tướng cách đảo này gần 40 km, nơi vừa xảy ra vụ đánh bom làm 8 người chết và gây nhiều thiệt hại vật chất.
Theo Dân Trí
Người hùng cứu mạng 30 người trong vụ xả súng Na Uy Một du khách người Đức đã trở thành anh hùng sau khi cứu sống 30 người khỏi thảm kịch xả súng đẫm máu trên đảo Utoeya, Na Uy hôm 22.7. Marcel Gleffe, người hùng nước Đức đã cứu sống 30 người trong vụ xả súng. Sau khi tiếng súng đầu tiên phát nổ ở trại hè, Marcel Gleffe - một khách du lịch...