Điểm lại những nước ăn Tết âm lịch giống Việt Nam
Trung Quốc, Triều Tiên hay Singapore là những đất nước ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam.
Trung Quốc
Tết Nguyên đán chính là ngày Tết cổ truyền theo âm lịch tại Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 Âm lịch.
Về nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền Trung Quốc, sâu xa từ 4.000 năm trước, khi vua Thuấn trở thành hoàng đế, ông đã dẫn dắt thuộc hạ của mình cúng tế trước trời đất. Đó chính là ngày mồng 1 Tết ngày nay. Từ đó cứ đến ngày này, mọi người tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi để chào đón một năm nhiều may mắn, theo thời gian các tập tục có nhiều thay đổi song vẫn giữ được nét truyền thống, chỉ thêm phần long trọng, thời gian dài hơn, có thêm hơi thở của nhịp sống hiện đại.
Mỗi dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
Triều Tiên
Trước kia, người Triều Tiên đón Tết vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng âm lịch. Giống như nhiều quốc gia châu Á khác, người Triều Tiên cũng có phong tục đón Tết cổ truyền với nhiều hoạt động, sinh hoạt truyền thống nhưng tựu chung gửi gắm thông điệp về một năm mới sum vầy, hòa bình, ấm no và hạnh phúc.
Món bánh songpyeong không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người Triều Tiên.
Dịp Tết là thời điểm người dân nơi đây bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng với tổ tiên, cha mẹ, ông bà và thày cô giáo. Với người Triều Tiên, đặc biệt hơn, đây cũng là thời điểm để họ bày tỏ sự kính trọng đối với các vị lãnh tụ. Tết cũng là thời điểm sum vầy cùng gia đình nên những người sinh sống ở các thành phố xa xôi sẽ quay trở về quê hương để dành thời gian bên gia đình thân yêu.
Video đang HOT
Đêm 30 Tết, các gia đình quét dọn trong nhà ngoài hiên, treo câu đối Tết, tranh Tết, làm cơm Tết và may quần áo Tết. Người dân Triều Tiên chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước cửa nhà để xua đi cái xui xẻo của những ngày đã qua cũng như đón may mắn và tốt đẹp đến với năm mới.
Món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên đó là món “cơm thuốc”. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương… rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.
Singapore
Người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán âm lịch cổ truyền. Diễn ra cùng thời điểm với Tết Nguyên đán của người Việt Nam, những ngày Tết ở Singapore thường diễn ra Lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật: Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao và Lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Trong suốt 15 ngày từ đêm Giao thừa cho đến hết ngày 15 tháng Giêng, trên đất nước Singapore đâu đâu cũng diễn ra các hoạt động vui xuân, là dịp để người ta đi thăm họ hàng, bạn bè và đãi tiệc nhau. Cha mẹ và những người thân đã lập gia đình sẽ gửi tặng “hong baos” (tiền lì xì đựng trong bao đỏ) cho những người thân chưa lập gia đình là biểu thị một cách cầu chúc may mắn cho họ.
Mông Cổ
Mông Cổ là một trong số ít các quốc gia châu Á đón tết âm lịch như Việt Nam. Tết âm lịch của người Mông Cổ có nhiều phong tục tập quán và món ăn riêng biệt, đậm nét văn hóa bản địa của người dân du mục.
Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Ở Mông Cổ, hai dịp lễ quan trọng được chờ đợi nhất là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar) vào tháng giêng và tết Naadam vào tháng 7.
Người Mông Cổ luôn chú trọng nghi thức thanh taaty, “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn để chào đón năm mới, cũng như tẩy sạch những tội lỗi từ năm trước. Vì thế, hàng năm vào thời khắc trước đêm giao thừa, người Mông Cổ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa.
Đồng thời, trước giao thừa hàng năm, tất cả những nam giới đều lên một ngọn đồi hay một ngọn núi, mang theo thực phẩm và cầu nguyện. Sau đó, mỗi người lại chọn một hướng đi mà theo tử vi là hướng hợp với họ để xuất hành, tập tục này còn gọi là “Lễ xuất hành” (muruu gargakh). Theo quan niệm của người Mông Cổ, xuất hành đúng hướng sẽ gặp nhiều may mắn.
Cũng giống như Tết cổ truyền ở Việt Nam, Tết Losar là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước Bhutan và được tổ chức rất long trọng theo Âm lịch.
Tết Losar diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới được xem là quan trọng nhất đối với người dân Bhutan.
Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình Bhutan đều tất bật dọn dẹp nhà cửa và dâng lên bàn thờ tổ tiên nhiều thực phẩm và hoa quả để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no trong năm cũ.
Nhật Bản
Ngày nay trong quá trình hội nhập, văn hóa phương Tây tràn ngập mang lại sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến văn hóa Nhật Bản, khiến Nhật Bản từ lâu đã không còn đón tết âm lịch như các nước châu Á khác. Tuy nhiên tết truyền thống Nhật Bản vẫn luôn giữ gìn được những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông. Thông thường, người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ.
Tất cả mọi việc đều ngừng nghỉ trong một tuần lễ. Họ mua sắm và trang trí nhà cửa bằng cây thông hoặc cây tre trước cửa nhằm ngăn trừ không cho tà ma đến nhà quấy nhiễu và để mong được mạnh khỏe và sống lâu. Trước ngày 30, có bao nhiêu nợ nần phải thanh toán cho dứt điểm vì người Nhật sợ đầu năm mới để nợ sẽ xui xẻo cả năm.
Theo danviet.vn
Trung Quốc vượt Mỹ, đứng đầu thế giới về số văn phòng ngoại giao
50 năm trước, Trung Quốc chỉ có một đại sứ quán ở nước ngoài - tại Cairo. Hiện tại, nước này đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia có nhiều văn phòng ngoại giao nhất thế giới.
Chỉ số Ngoại giao Toàn cầu mới nhất của Viện Lowy, xếp hạng 61 quốc gia theo sự hiện diện ngoại giao, thống kê được 276 văn phòng ngoại giao của Trung Quốc (đại sứ quán, lãnh sự quán và các phái đoàn thường trực) so với 273 của Mỹ.
Theo Nikkei Asian Review, trong khi Trung Quốc đang bổ sung mạng lưới ngoại giao cho lực lượng kinh tế và quân sự đang trỗi dậy của mình, Mỹ lại đang cắt giảm.
Rex Tillerson, Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, đã đóng băng và tái tổ chức Bộ Ngoại giao, khiến Mỹ mất 60% nhân viên ngoại giao hàng đầu.
Số văn phòng ngoại giao của các quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến tháng 11. Nguồn: Viện Lowy.
Tính về số lượng nhân viên ngoại giao, Mỹ hiện vẫn đang đứng đầu với 14.000 người so với 10.000 của Trung Quốc.
Mỹ mất một cơ sở vào năm ngoái khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán tại St. Petersburg sau khi ông Trump trục xuất 60 nhà ngoại giao Nga khỏi Mỹ vì vụ đầu độc cựu điệp viên Moscow.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã và đang bổ sung hoặc tăng cường sự hiện diện ngoại giao tại các quốc gia mà họ lấy lại quan hệ từ Đài Loan. Các đại sứ quán đã được mở tại Burkina Faso, El Salvador, Sao Tome và Príncipe.
Tại Cộng hòa Dominica, nơi cũng chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào năm ngoái, văn phòng phát triển thương mại của Trung Quốc đã được nâng cấp thành đại sứ quán.
Các quốc gia mà Trung Quốc có phái đoàn ngoại giao còn Mỹ thì không bao gồm Antigua và Barbuda, Guinea-Bissau, Seychelles, Vanuatu, cũng như Syria và Triều Tiên.
Trung Quốc vẫn bám sát Mỹ về số lượng cơ sở nước ngoài tại các thành phố thủ đô. Ngoài ra, hầu hết quốc gia đều có lãnh sự quán và phái đoàn thường trực tại Liên Hợp Quốc ở New York, với tổng số 109 cơ sở. Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, chỉ có 47 lãnh sự quán.
Báo cáo cho thấy, nhìn chung, các quốc gia có trung bình 120 cơ sở. Pháp đứng ở vị trí thứ ba với 267, tiếp theo là Nhật Bản 247 và Nga 242.
Sau Trung Quốc và Nhật Bản, các nước châu Á có thứ hạng cao nhất là Ấn Độ (186), Hàn Quốc (183) và Indonesia (132). Bhutan đứng cuối cùng với chỉ 9 cơ sở.
Theo news.zing.vn
Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc phản đối việc thu thập thông tin về những người Triều Tiên đào tẩu Ngày 20/10, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc, đã lên tiếng phản đối một dự luật mà có thể cho phép chính phủ thu thập thông tin về thân nhân những người Triều Tiên đào tẩu như một biện pháp để cung cấp cho họ các điều kiện an sinh xã hội tốt hơn, khi viện dẫn những quan ngại về...