Điểm lại những giai đoạn phát triển của “núi đôi”
Giai đoạn đầu tiên
Đây là khoảng thời gian trước năm teen girl tròn 10 tuổi. Thật ra trong giai đoạn này có thể bạn sẽ không thấy bất kì thay đổi nào của ngực nhưng các chuyên gia sức khoẻ vẫn chia nó thành một giai đoạn riêng biệt để dễ dàng xác định các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn này, teen girl sẽ phát triển nhanh toàn bộ cơ thể trừ vùng ngực nên có thể bạn không thấy đỉnh núi mà chỉ thấy có một quầng tròn màu hồng thôi!
Giai đoạn 2
Bắt đầu từ 8 tuổi đến 13 tuổi và khoảng thời gian này có thể xê dịch tuỳ theo di truyền và chế độ dinh dưỡng của teen girl. Đa số các XX vẫn chẳng thấy có sự thay đổi lớn nào ở vòng 1, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng đây là một trong những bước đệm cực kì quan trọng cho sự phát triển của núi đôi vào giai đoạn dậy thì đấy!
Nguyên nhân là vì trong khoảng thời gian này, cơ thể của chúng mình bắt đầu tiết ra nhiều Leptin-một loại hormone tác động đến sự phát triển của quá trình dậy thì nói chung và sự phát triển của núi đôi nói riêng.Vì vậy trong giai đoạn này, đỉnh núi dần dần xuất hiện báo hiệu cho sự phát triển của tuyến vú.
Giai đoạn 3 – Tiền dậy thì
Ở độ tuổi từ 12 tới 14, đỉnh núi đôi sẽ xuất hiện rõ ràng và ngực bạn bắt đầu phát triển với tốc độ vừa phải. Đây là lúc teen girl bắt đầu được mẹ sắm cho những chiếc áo chíp đầu tiên.
Giai đoạn 4 – Dậy thì
Như chúng mình đã biết là trong độ tuổi dậy thì (12-15 tuổi tuỳ cơ thể mỗi người) thì núi đôi sẽ phát triển “chóng mặt” cùng với sự thay đổi của toàn bộ cơ thể. Bạn có thể thấy kích cỡ núi đôi tăng lên kèm theo những cơn đau nhức thấy rõ. Nhiều teen girl còn phát hiện là núi đôi có những vết rạn da màu hồng nhạt (may mắn là chúng sẽ biến mất sau một thời gian).
Video đang HOT
Các tuyến bên trong núi đôi bắt đầu phát triển rất nhanh nên khi kiểm tra chúng mình sẽ thấy có cục u bên trong. Thường thì đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường và sẽ mất đi khi teen girl trưởng thành. Tuy nhiên nếu sau tuổi dậy thì mà núi đôi vẫn xuất hiện nhiều khối u lạ thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nhé!
Lúc này thì chiếc áo ngực hoàn chỉnh sẽ giúp bạn nâng đỡ và bảo vệ cô nàng núi đôi nhạy cảm.
Giai đoạn 5 – Phát triển tối đa
Giai đoạn phát triển cuối cùng của núi đôi, kéo dài đến 18 tuổi. Điều này có nghĩa là vòng 1 của chúng mình sẽ đạt mức tối đa có thể vào khoảng 18 tuổi và không phát triển thêm nữa.
Nếu bạn giữ cân nặng của mình ở mức ổn định thì kích cỡ của áo ngực cũng không đổi vì vòng 1 không có biến chuyển gì. Thế nhưng trong trường hợp bạn đột ngột tăng hoặc giảm cân sẽ khiến núi đôi phình lên xẹp xuống tỉ lệ theo số cân của bạn và làm bạn thay đổi kích cỡ áo ngực luôn.
Lời khuyên cho những teen girl muốn có vòng một đầy đặn là nên ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng và thể thao đều đặn nhé!
Theo PLXH
Những dấu hiệu đáng ngại của khí hư
Nhận biết khí hư bình thường.
Teen girl cần biết là khí hư vốn là một loại dịch tiết hết sức bình thường của cơ thể phe XX chúng mình. Khí hư được tiết ra từ các tuyến nằm ở cổ tử cung với nhiệm vụ chống lại vi khuẩn và dọn dẹp các tế bào già cỗi bên trong "cô bé". Trung bình trong 1 ngày,mỗi XX trường thành sẽ cần phải dọn đẹp 2g tế bào già khỏi khu vực kín. Tuy nhiên, lượng khí hư tiết ra sẽ khác biệt tuỳ theo cơ thể mỗi người và tác động của nguyệt san.
Vậy khí hư như thế nào là bình thường?
-Trong vòng 1 tuần sau khi kết thúc đèn đỏ, hầu như bạn sẽ không thấy khí hư rõ ràng.
-Giữa chu kì, tức là khoảng 2 tuần sau ngày kết thúc đèn đỏ ý, thì khí hư sẽ có dạng hơi lỏng, nhìn giống lòng trắng trứng gà, khi tiếp xúc với không khí có thể chuyển sang màu vàng nâu.
-Khí hư bình thường không có mùi, chỉ khi bị vi khuẩn tấn công thì mới xuất hiện mùi.
-Khí hư không gây ngứa rát.
Cẩn thận với sự thay đổi của khí hư!
Nếu bạn thấy khí hư có những dấu hiệu sau thì nguy cơ nhiễm bệnh là khá cao đấy!
-Nặng mùi hoặc cómùi chua chua.
-Trắng đục và đặc quánh.
-Màu xanh.
-Khí hư có máu (không phải trong những ngày đèn đỏ nhá!)
-Ngứa rát ở cô bé.
Nếu như những dấu hiệu trên đi kèm với việc đau bụng dưới và xuất hiện sau khi bạn có chữ x thứ 3 không an toàn thì chắc chắn bạn đã bị viêm nhiễm ở vùng kín!
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây "khó chịu" cho cô bé
-Nhiễm khuẩn: khiến dịch tiết có mùi hôi như cá ươn vậy.
-Nhiễm nấm: phổ biến nhất là nấm Candida, gây ngứa và làm khí hư trắng đục, đặc dính.
-Mắc phải các bệnh lây qua đường tình dục (STDs): tuỳ vào mỗi bệnh mà sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau.
Làm gì khi phát hiện khí hư có vấn đề?
Bất cứ khi nào nhận thấy "cô bé" có dấu hiệu không ổn, teen girl nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được khám và tư vấn kĩ lượng.
Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi thói quen, học cách vệ sinh "cô bé" đúng cách. Trong những ngày đèn đỏ thì hãy nhớ thay tampon hoặc băng vệ sinh ít nhất 4 lần /ngày để vi khuẩn không có cơ hội tấn công "cô bé"
Theo PLXH
Những chỉ dẫn giúp nguyệt san "đều đặn" Tôi năm nay 26 tuổi, đã kết hôn được 8 tháng nhưng vẫn chưa có bầu. Kinh nguyệt tôi thực ra cũng khá thất thường hàng tháng. Có phải do kinh nguyệt không đều nên tôi chưa có bầu phải không? Chẳng hiểu tại sao kinh nguyệt của tôi lại không đều đặn? Điều tôi muốn hỏi là để điều hòa nguyệt san...