Điểm lại 5 động thái mà Trung Quốc đồng loạt thực hiện sau khi bị Mỹ áp thuế 10%
Trung Quốc đã thực hiện đồng loạt 5 biện pháp đáp trả sau khi bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên tất cả hàng hóa.
Tăng thuế với hàng hóa Mỹ
Hàng hóa tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Đáp lại quyết định tăng thuế lên 10% của chính quyền Tổng thống Trump, Trung Quốc thông báo áp thuế 10-15% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Cụ thể, theo Tân Hoa xã, Ủy ban Thuế quan Hải quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 4/2 cho biết nước này sẽ áp thuế bổ sung đối với một số sản phẩm của Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/2.
Theo tuyên bố của ủy ban này, thuế bổ sung 15% sẽ được áp dụng đối với than và khí tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu có xuất xứ từ Mỹ.
Tuyên bố cũng cho biết dầu thô, máy móc nông nghiệp, ô tô dung tích lớn và xe bán tải sẽ chịu mức thuế bổ sung 10%.
Trung Quốc nói rằng các biện pháp mới này nhằm đáp trả đợt tăng thuế đơn phương của Mỹ vào cuối tuần qua.
Ngày 1/2, Tổng thống Trump thông báo các biện pháp áp thuế rộng rãi đối với các đối tác thương mại lớn, bao gồm Canada và Mexico, trong đó hàng hóa Trung Quốc chịu thêm 10% thuế ngoài các mức thuế hiện có. Canada, Trung Quốc và Mexico là ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Ông Trump lý giải rằng các biện pháp này là nhằm trừng phạt các quốc gia không ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp và các loại m.a tú.y, bao gồm fentanyl, vào Mỹ.
Mỹ đã hoãn áp thuế hàng hóa Mexico và Canada nhưng vẫn áp thuế với hàng hóa Trung Quốc theo kế hoạch.
Trung Quốc công bố các biện pháp thuế mới chỉ vài giờ sau khi ông Trump cho biết ông sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vòng 24 giờ tới.
Khiếu nại lên WTO
Tiếp đó cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này đã đệ đơn khiếu nại lên cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với quyết định của Mỹ áp thuế bổ sung 10% lên hàng hóa Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng động thái này nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc.
Video đang HOT
Người phát ngôn này khẳng định việc Mỹ áp thuế bổ sung đối với sản phẩm Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của WTO, đồng thời cho rằng hành động này mang tính đơn phương và là biểu hiện điển hình của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Theo Trung Quốc, động thái của Mỹ làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống thương mại đa phương dựa trên quy tắc, bào mòn nền tảng hợp tác kinh tế và thương mại Trung – Mỹ, cũng như gây gián đoạn tính ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu.
Mỹ đã nhiều lần đặt chủ nghĩa đơn phương lên trên chủ nghĩa đa phương, khiến phần lớn thành viên WTO lên án mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc nhấn mạnh: “Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động của Mỹ và kêu gọi Mỹ ngay lập tức sửa chữa những sai lầm của mình”.
Theo người phát ngôn nói trên, là một nước ủng hộ mạnh mẽ và đóng góp quan trọng cho hệ thống thương mại đa phương, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các thành viên WTO khác để đối phó với những thách thức do chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gây ra đối với hệ thống thương mại đa phương, đồng thời bảo vệ sự phát triển trật tự và ổn định của thương mại quốc tế.
Kiểm soát xuất khẩu nguyên liệu hiếm
Trung Quốc cũng công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với kim loại và hóa chất hiếm, bao gồm tungsten, tellurium, bismuth và molybdenum. Đây là những vật liệu được sử dụng trong nhiều thiết bị công nghiệp.
Điều tra chống độc quyền đối với Google
Biểu tượng Google tại California. Ảnh: AFP/TTXVN
Bên cạnh đó, Trung Quốc thông báo mở cuộc điều tra đối với tập đoàn công nghệ Mỹ Google.
Cụ thể, Tổng cục Quản lý Giám sát Thị trường Nhà nước ngày 4/2 thông báo sẽ tiến hành điều tra Google với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.
Trong thông báo, cơ quan trên nghi ngờ Google vi phạm Luật chống độc quyền của Trung Quốc, đồng thời xác nhận đã mở cuộc điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan này không cung cấp thêm thông tin chi tiết về các cáo buộc chống Google.
Đưa 2 tập đoàn Mỹ vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy
Cùng ngày, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đưa tập đoàn thời trang PVH Corp. – công ty sở hữu thương hiệu Tommy Hilfiger và Calvin Klein – cùng với hãng công nghệ sinh học Illumina vào danh sách các thực thể không đáng tin cậy.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, động thái này nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và lợi ích phát triển theo đúng các quy định pháp luật liên quan. Bộ này tuyên bố: “Hai thực thể nói trên vi phạm các nguyên tắc giao dịch thị trường bình thường, cản trở giao dịch với các doanh nghiệp Trung Quốc và có hành vi phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp Trung Quốc”.
Hồi tháng 9/2024, Trung Quốc đã tuyên bố điều tra PVH với cáo buộc tẩy chay vô lý bông từ khu tự trị Tân Cương.
Mỹ siết chặt thủ tục hải quan với hàng gửi qua bưu điện từ Trung Quốc
Về phần Mỹ, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới của Mỹ (CBP) thông báo từ ngày 4/2 theo giờ Mỹ, các gói hàng hóa và bưu kiện được gửi đến nước này bằng đường bưu điện từ Trung Quốc sẽ phải thực hiện thủ tục hải quan chính thức theo mức thuế mới đã được Tổng thống Donald Trump công bố.
Theo thông báo đăng ngày 3/2 trên Công báo Liên bang, các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả những mặt hàng trước đây đủ điều kiện được miễn thuế tạm thời, sẽ phải chịu mức thuế mới là 10% có hiệu lực từ 0h01′ ngày 4/2 theo giờ bờ Đông nước Mỹ (tức 12h01 cùng ngày ở Việt Nam). Những gói hàng hóa và bưu kiện được gửi từ Trung Quốc đến Mỹ qua đường bưu điện cũng nằm trong diện bị áp thuế. Vì vậy, cơ quan trên đã ban hành hướng dẫn bổ sung cho các đơn vị vận chuyển về cách thức xử lý các kiện hàng theo lệnh hành pháp mới của Tổng thống Trump, đồng thời nhấn mạnh các doanh nghiệp vận chuyển cần theo dõi chặt chẽ thông tin từ cơ quan hải quan.
Nhân tố then chốt hàng đầu trong Chính quyền của Tổng thống Trump
Chỉ trong vòng 2 tuần kể từ khi nhậm chức, tân Ngoại trưởng Rubio đã chứng minh được bản thân là một nhà ngoại giao năng nổ, có khả năng xử lý hiệu quả hàng loạt vấn đề gai góc tại Mỹ Latinh và một số vấn đề liên quan cho Chính quyền Tổng thống Trump.
Ông Marco Rubio phát biểu trong phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Nhiều nhà phân tích nhận định rằng khi đề cử ông Marco Rubio vào vị trí Ngoại trưởng vào tháng 11, ông Donald Trump có lẽ đã hình dung về một chính quyền Mỹ mạnh mẽ, sôi động với những hành động quyết liệt và sớm giành được những thắng lợi rõ ràng.
Ngoại trưởng Rubio được biết đến là người thông thạo tiếng Tây Ban Nha, am hiểu sâu sắc về các yếu tố địa chính trị định hình khu vực Tây Bán Cầu. Chính điều này đã khiến Mỹ Latinh trở thành điểm đến trong chuyến công du quốc tế đầu tiên của ông. Sự lựa chọn có vẻ khác thường, nhưng lại mang lại những kết quả thực tế cho chính quyền Trump.
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, Ngoại trưởng Rubio đã gây sức ép khiến Panama đưa ra những tín hiệu từ bỏ một thỏa thuận cơ sở hạ tầng quan trọng với Trung Quốc, giám sát việc thả 6 tù nhân người Mỹ khỏi Venezuela và giải quyết những bế tắc với Colombia. Những hành động này không chỉ củng cố uy tín của ông Rubio mà còn thể hiện phong cách chính sách đối ngoại mang tính "giao dịch" đặc trưng của chính quyền Trump.
Panama: Vạch ranh giới đỏ với Trung Quốc
Ngoại trưởng Rubio đã có cuộc gặp được nhận định là khá căng thẳng với Tổng thống Panama Jose Raul Mulino vào ngày 2/2. Tại đây, ông đã cảnh báo rằng Mỹ có thể xem xét lại lập trường của mình về kênh đào Panama do ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
"Các công ty có trụ sở tại Hong Kong kiểm soát các điểm ra vào của kênh đào là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Điều đó không thể tiếp tục", ông Rubio tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn trước chuyến đi.
Ông Rubio cũng nhắc đến khả năng Washington sẽ xem xét lại các điều khoản của hiệp ước kênh đào ban đầu - một thông điệp có tác động mạnh, khi Tổng thống Trump đã xem kênh đào này là biểu tượng cho lợi ích chiến lược của Mỹ ở nước ngoài.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong bản tóm tắt cuộc họp: "Ngoại trưởng Rubio đã nêu rõ rằng tình trạng hiện tại này là không thể chấp nhận được và nếu không có thay đổi ngay lập tức, Mỹ sẽ phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền của mình theo hiệp ước".
Sự cứng rắn của Ngoại trưởng Rubio dường như đã có hiệu quả, khi Panama sau đó xác nhận sẽ không gia hạn thỏa thuận với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Venezuela: Chủ nghĩa thực dụng hơn ý thức hệ
Khi đối mặt với Venezuela, Ngoại trưởng Rubio không chỉ đơn thuần giữ quan điểm cứng rắn như trước đây mà còn thể hiện sự linh hoạt trong đàm phán. Là một thượng nghị sĩ của bang Florida, ông từng là người ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ Chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro, nhưng khi trở thành Ngoại trưởng, ông buộc phải tập trung vào các giải pháp thực tế hơn.
Dưới sự điều phối của Ngoại trưởng Rubio, chính quyền Trump đã giúp làm trung gian để đạt được một thỏa thuận với phía Caracas, dẫn đến việc thả 6 tù nhân người Mỹ. Đáng chú ý, đặc phái viên Richard Grenell đã đến tận Venezuela để gặp Tổng thống Maduro và trở về không chỉ với những công dân Mỹ được tự do mà còn với một cam kết quan trọng: Venezuela sẽ tiếp nhận những người Venezuela bị trục xuất từ Mỹ.
Thỏa thuận này là một chiến thắng ngoại giao đáng kể, nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi về tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, Ngoại trưởng Rubio từng phản đối bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tổng thống Maduro, nhưng nay ông lại đứng sau một thỏa thuận với chính nhà lãnh đạo này. Điều đó cho thấy, dưới thời chính quyền Trump, những ưu tiên thực tế như kiểm soát nhập cư và lợi ích dầu mỏ có thể quan trọng hơn những cam kết nhân quyền dài hạn.
Colombia: Phản ứng nhanh, kết quả tức thì
Một trong những thử thách đầu tiên của Rubio trên cương vị Ngoại trưởng là xử lý mối căng thẳng với Colombia, khi Tổng thống Gustavo Petro đột ngột từ chối tiếp nhận các chuyến bay trục xuất từ Mỹ. Động thái này thách thức trực tiếp tới những ưu tiên về chính sách nhập cư của Tổng thống Trump và đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ từ Washington.
Ngoại trưởng Rubio đã không ngần ngại áp dụng các biện pháp trừng phạt ngay lập tức. Bộ Ngoại giao Mỹ đình chỉ các dịch vụ lãnh sự tại Bogota, đồng thời Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ đã tăng cường kiểm tra hàng xuất khẩu của Colombia. Hành động quyết đoán này đã có tác dụng. Chỉ trong vòng 12 giờ, Chính phủ của Tổng thống Gustavo Petro đã phải đảo ngược quyết định và thậm chí còn sử dụng máy bay tổng thống để chở những người bị trục xuất khỏi biên giới Mỹ.
Đặc phái viên Mauricio Claver-Carone nhận định: " Đây là điều chưa từng có tiề.n lệ. Việc này đã được thực hiện ngay vào sáng Chủ Nhật (2/2), nhờ sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Rubio".
USAID: Điều chỉnh ưu tiên viện trợ
Bên cạnh các hoạt động ngoại giao căng thẳng, Ngoại trưởng Rubio còn phải đối mặt với nhiệm vụ tái cơ cấu Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Chính quyền Trump đã lên kế hoạch sáp nhập USAID vào Bộ Ngoại giao Mỹ, đồng thời cắt giảm đáng kể ngân sách và nhân sự của cơ quan này.
Tổng thống Trump đã bổ nhiệm ông Rubio làm quyền Giám đốc của USAID, giao cho ông nhiệm vụ tái định hướng các khoản viện trợ sang các chương trình cứu trợ khẩn cấp thay vì hỗ trợ phát triển dài hạn. Điều này phản ánh sự thay đổi lớn trong ưu tiên viện trợ nước ngoài của Mỹ, vốn tập trung nhiều hơn vào lợi ích thực tế thay vì các sáng kiến nhân đạo.
Chỉ trong hai tuần đầu tiên, Ngoại trưởng Marco Rubio đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong việc thực thi chính sách đối ngoại theo phong cách của Tổng thống Trump. Từ việc đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc tại Panama, đàm phán với Venezuela, đến xử lý nhanh chóng bế tắc với Colombia, ông đã định hình một chính sách mang tính "giao dịch" cao, ưu tiên những chiến thắng cụ thể hơn là những cam kết dài hạn.
Trong bối cảnh Trump tiếp tục củng cố quyền lực, Ngoại trưởng Rubio không chỉ đóng vai trò là một nhà ngoại giao mà còn là người thực hiện chiến lược toàn diện của Tổng thống Trump tại Tây Bán Cầu. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu sự cứng rắn và phong cách giao dịch của ông có thể mang lại một chính sách đối ngoại bền vững hay chỉ là những thắng lợi ngắn hạn? Câu trả lời sẽ chỉ rõ ràng theo thời gian.
Ông Trump bất ngờ hoãn áp thuế Mexico, Canada, giữ nguyên với Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3.2 tạm hoãn áp thuế cao đối với Mexico và Canada trong 30 ngày, nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc. Theo Reuters, động thái trên của Tổng thống Trump nhằm đổi lấy những nhượng bộ về thực thi biên giới và tội phạm từ phía hai quốc gia Canada và...