Điểm khác giữa đăng kiểm ôtô điện và ôtô chạy bằng xăng dầu
Đăng kiểm ôtô điện và ôtô chạy bằng xăng, dầu có khác nhau không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nhu cầu dùng xe điện tăng lên.
Đăng kiểm là gì?
Đăng kiểm được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát, xác nhận chất lượng xe về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định hay không? Đồng thời, giúp Nhà nước giám sát được số lượng, chất lượng các phương tiện hiện hành.
Việc đăng kiểm xe đúng kỳ hạn giúp tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người.
Đăng kiểm ôtô điện, ôtô xăng dầu là quy định bắt buộc
Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định rất rõ về việc kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, gồm: Ôtô xăng và ôtô điện. Thủ tục đăng kiểm xe ôtô điện, ôtô xăng dầu được thực hiện định kỳ, đồng thời, chủ phương tiện cần chuẩn bị hồ sơ và đóng đầy đủ các khoản phí theo quy định của pháp luật.
Điểm khác nhau giữa đăng kiểm ôtô điện, ôtô xăng dầu
Điểm khác cơ bản nhất giữa đăng kiểm ôtô điện, ôtô xăng dầu đó là đăng kiểm ôtô điện sẽ được bỏ qua công đoạn số 4 – kiểm tra hệ thống khí thải, bảo vệ môi trường. Theo đó, đăng kiểm ôtô điện, đơn vị kiểm định sẽ tiến hành kiểm tra thêm các bộ phận như: Hệ thống lưu trữ pin; hệ thống quản lý RESS (nếu được trang bị); bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối; động cơ kéo; hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị yêu cầu; bộ phận kết nối đầu sạc trên xe.
Đăng kiểm ôtô điện và ôtô chạy bằng xăng, dầu có khác nhau không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nhu cầu dùng xe điện tăng lên. Đồ họa: M.H
Còn đăng kiểm ôtô xăng, dầu sẽ tiến hành 5 công đoạn: Kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
- Kiểm tra phần trên của phương tiện.
- Kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang.
- Kiểm tra môi trường.
- Kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Ngược lại, theo Phụ lục II, Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, xe ôtô điện được bổ sung thêm 6 hạng mục về kiểm tra trên dây chuyển đăng kiểm như:
- Hệ thống lưu trữ Pin (RESS).
- Hệ thống quản lý RESS nếu được trang bị, ví dụ: thông tin phạm vi, chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt pin.
- Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối.
- Động cơ kéo.
- Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị/ yêu cầu.
- Bộ phận kết nối đầu sạc trên xe.
Còn lại, về việc đăng kiểm xe ôtô điện hay ôtô xăng, dầu vẫn có những thủ tục phải làm giống nhau như: lệ phí đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ, thời hạn đăng kiểm…
Trải nghiệm VinFast VF e34
Vận hành đường dài một chiếc ôtô điện mang lại cảm giác rất khác so với một chiếc xe chạy xăng.
Video đang HOT
Tôi đã từng cầm lái chiếc xe điện VF e34 trước đây, nhưng một hành trình dài khoảng 200 km mang lại cảm nhận đầy đủ hơn về một sản phẩm rất mới ở Việt Nam và trên thực tế mới có khoảng 100 khách hàng nhận được xe và còn ít người có cơ hội được trải nghiệm thực tế.
Nhận xe từ 9h30 sáng 7/4 và sau hành trình dài gần 5 tiếng, nhiều câu hỏi của tôi đã được giải đáp.
Những lo lắng ban đầu về dung lượng pin
So với một mẫu xe điện có quãng đường di chuyển thực tế được ước tính khoảng 200 km khi được sạc đầy, hành trình Hạ Long - Sa Vĩ có vẻ như là quá vừa vặn và một sai lầm nhỏ có thể khiến chiếc xe điện phải "nằm đường". Tâm lý hoài nghi là không thể tránh khỏi, khi việc "cấp cứu" năng lượng cho một chiếc xe điện sẽ tốn thời gian hơn khá nhiều so với một chiếc xe chạy xăng.
Trạm sạc di động của VinFast.
Ban tổ chức hành trình có chuẩn bị những "trạm sạc di động" đi theo để đề phòng. Hiểu đơn giản, đây là những cục pin dự phòng cỡ lớn có thể sạc cho những chiếc xe điện, với tổng thời gian sạc đầy khoảng 2 tiếng, và có thể cứu nguy cho những chiếc xe VF e34 với khoảng 15 phút sạc.
Tất nhiên đây cũng chỉ là phương án dự phòng, và trong điều kiện sử dụng thực tế thì không phải khi nào người dùng cũng có thể dễ dàng tiếp cận những cục pin cứu hộ di động này.
May mắn là tất cả hơn 100 chiếc xe điện trong đoàn đều có thể về đích mà không cần sử dụng tới trạm sạc di động, dù khi về tới điểm cuối cùng, xe của tôi chỉ còn 7% pin sau quãng đường 202,9 km.
Tôi lên xe với hơn 90% dung lượng pin.
Sự hồi hộp của tôi với hệ thống pin điện bắt đầu ngay từ khi xuất phát. Với mức dung lượng pin ban đầu là hơn 90% và quãng đường đi được dự kiến là 193 km, khá sát với hành trình thực tế, tức là về cơ bản xe của tôi có thể cạn pin trước khi tới đích.
Sự lo lắng tăng lên khi xe di chuyển chậm ở thành phố Hạ Long, mức pin giảm dần và quãng đường đi được còn giảm nhanh hơn. Sau khoảng 20 phút loay hoay trong phố, chiếc xe của tôi báo dung lượng pin còn 85% và quãng đường đi được dự kiến là 136 km.
Vận hành trong phố khiến quãng đường di chuyển dự kiến chỉ còn 136 km.
Có thể do tôi chưa quen với một chiếc xe điện nên việc sử dụng vẫn chưa được tối ưu, tuy nhiên với cách chạy giống như xe xăng, tôi có cảm giác chiếc xe điện sẽ hoạt động ngắn hơn đáng kể nếu chỉ sử dụng trong thành phố.
Đi chậm khiến chiếc xe tốn năng lượng hơn, quãng đường di chuyển ngắn hơn và lượng pin tái tạo cũng không được là bao.
Sau khi được giải phóng khỏi những con đường đông đúc, chiếc xe của tôi được tăng tốc lên khoảng 60-80 km/h, và có vẻ như đây là dải tốc độ ưa thích của một chiếc xe điện. Đi nhanh hơn tức là cùng một dung lượng pin tôi sẽ đi được xa hơn. Con số quãng đường di chuyển dự kiến tăng dần, và đạt đỉnh là 185 km tại 80% pin.
Khi được chạy nhanh hơn, pin cũng hao ít hơn và quãng đường di chuyển dự kiến tăng lên.
Khi tôi chạy đều ga, cũng giống như xe xăng, ôtô điện tụt pin chậm hơn và quãng đường di chuyển qua đó được cải thiện. Đây là điểm giống nhau hiếm hoi của xe điện với xe xăng mà tôi cảm nhận được.
Gia tốc có lẽ là thứ vũ khí đặc biệt nhất của xe điện nếu như so với những mẫu xe xăng cùng tầm tiền. Không cần tới chế độ Sport, chế độ Eco cũng đủ sức giúp chiếc xe điện vượt hầu hết xe trên đường chỉ bằng một cú nhấn ga.
Tăng tốc là ưu điểm của xe điện.
Không có độ trễ ở chân ga và không cần cảm giác sang số hay những tiếng gầm của động cơ, VF e34 có thể tăng tốc ấn tượng và giúp những cú vượt xe thêm phần dứt khoát, an toàn. Nếu so với các mẫu xe xăng bình dân với động cơ cỡ nhỏ thiên về tiết kiệm nhiên liệu, rõ ràng xe điện mang lại giải pháp về tăng tốc hơn hẳn.
Vượt nhanh với những cú đạp ga mạnh khiến xe tốn pin hơn.
Tất nhiên thứ phải đánh đổi mỗi lần tôi chạy kiểu "to chân" vượt xe khác chính là dung lượng pin. Pin tụt khá nhanh khi tôi tăng tốc mạnh, và đặc biệt nếu tăng tốc ở dải tốc độ cao trên những đoạn cao tốc. Càng chạy nhanh, pin tụt càng nhanh. Có lẽ những người lái xe điện sẽ cần quen với một dải tốc độ tối ưu, vì chạy xe điện cần tính toán nhiều hơn xe xăng.
Một điểm khác mà tôi khá thích nhưng cũng cần thời gian để làm quen, đó là hệ thống tái nạp năng lượng của xe điện. Mỗi khi tôi buông chân ga, ngay lập tức sẽ có 1 lực hãm chiếc xe lại, đó là khi pin được nạp lại dựa vào động năng đang có của xe. Tôi có thêm điện mỗi lần buông chân ga, tôi có thể di chuyển một hành trình dài mà nhiều khi không cần sử dụng tới chân phanh.
Cầm lái một chiếc xe điện, tôi cần thay đổi thói quen quan sát và điều khiển.
Nghe thì có vẻ rất hấp dẫn, nhưng nó vô tình cũng gây ra những điểm khó chịu. Chiếc xe sẽ không vận hành mượt mà được như xe xăng, mà sẽ có những pha giảm tốc bất cứ khi nào tôi buông chân ga, điều này tạo đôi chút khó chịu cho những hành khách trên xe.
Việc chiếc xe phía trước giảm tốc bằng hệ thống tái tạo năng lượng nhưng không hề "đỏ đèn" cũng khiến xe đi sau gặp nhiều bất ngờ và cần phải linh hoạt giảm tốc hơn, thay vì nhìn vào tín hiệu giảm tốc ở xe phía trước. Có lẽ hệ thống kiểm soát hành trình chủ động là cần thiết khi có nhiều xe điện lưu thông trên đường cùng với xe xăng.
Ở 8% pin, xe báo có thể đi thêm 23 km, gia tốc vẫn chưa bị hạn chế.
Ở vài chục km cuối của cuộc hành trình, nỗi lo hết pin của tôi trở lại khi xe chỉ còn dưới 15% pin. Với thói quen sử dụng smartphone hàng ngày, lượng pin từ 15% cho tới lúc sập nguồn là rất nhanh. Đồng thời nếu dung lượng pin quá thấp, chiếc xe sẽ không thể chạy nhanh và có lẽ tôi sẽ phải sử dụng tới chiếc xe "cục sạc dự phòng" của ban tổ chức.
Tôi kết thúc 202,9 km hành trình với tốc độ trung bình 46 km/h, trên xe còn 7% pin.
Rất may là khi pin xuống 10% rồi 8%, chiếc xe vẫn không bị tụt công suất và cuối cùng tôi đã có thể về đích mà không có sự trợ giúp nào. Có lẽ một vài lần thử đạp ga và chuyển chế độ lái thể thao hơn cho tôi những trải nghiệm mới nhưng cũng khiến pin trên xe cạn nhanh hơn.
Những khác biệt với xe xăng
VF e34 là chiếc xe điện điển hình để so sánh với những chiếc xe xăng trong tầm giá 600-700 triệu. Đây là chiếc xe sinh ra cho nhu cầu sử dụng của gia đình, tuy nhiên nếu được điều chỉnh hợp lý, nó hoàn toàn có thể là giải pháp thay thế sẽ khiến nhiều mẫu xe động cơ đốt trong thiên về thương mại dịch vụ phải đau đầu.
VF e34 có góc nhìn rộng, vô lăng và màn hình dễ sử dụng.
Ở vị trí người lái, tôi thích góc nhìn khá rộng của xe, vô lăng gọn gàng, chính xác và mang lại cảm giác lái tốt hơn khá nhiều mẫu xe xăng cùng tầm tiền. Cả đồng hồ trung tâm và màn hình giải trí đều không quá xuất sắc về thiết kế, nhưng dễ sử dụng. Ghế lái dù nhận nhiều ý kiến trái chiều về thiết kế không có tựa đầu rời, nhưng thực tế sử dụng là vừa vặn với người cao 1,85 m như tôi.
Ghế lái và ghế phụ dù không có tựa đầu rời nhưng vẫn khá thoải mái khi sử dụng.
Một vài điểm tôi chưa ưng là phần cạnh của khu vực trung tâm tỳ vào chân hơi khó chịu, và không có cửa gió điều hòa ở tay phải người lái, gây bất tiện với những người thích mát lạnh hay có mồ hôi tay. Còn lại, không có gì để chê về vật liệu hay thiết kế, trang bị trên xe, đặc biệt nếu xét tới giá VF e34 chỉ là 520 triệu đồng cho những khách hàng sắp nhận xe, sau khi đã trừ hết các ưu đãi.
Hàng ghế sau rộng rãi là ưu điểm của VF e34.
Vị trí ngồi sau là một sự khác biệt lớn của VF e34 khi so sánh với xe xăng ở phân khúc SUV/crossover 5 chỗ, dù là hạng B hay hạng C. Tiết kiệm được khối động cơ và những phức tạp của động cơ đốt trong bằng pin và mô tơ điện, VF e34 đơn giản là rộng hơn đáng kể.
Không gian hàng ghế sau rộng rãi, có cửa gió điều hòa, có thể ngồi thoải mái 3 người lớn với không gian trên đầu và chỗ để chân thoải mái, có cả cảnh báo thắt dây an toàn cho 3 vị trí hàng ghế sau. Cốp xe vẫn có thể chứa được 4-5 vali.
Xe có cốp khá rộng và đóng mở điện.
VF e34 không có tiếng động cơ hay ống xả khi di chuyển, ở bên trong xe tôi chỉ nghe thấy một chút tiếng mô tơ điện và tiếng lốp vọng lên từ mặt đường. Khi buông chân ga, tiếng rít của hệ thống tái tạo năng lượng nếu chú ý cũng có thể nghe thấy được. Nhìn chung về "ô nhiễm tiếng ồn" hay ô nhiễm không khí thì xe điện có lợi thế hơn hẳn nếu so với xe chạy động cơ đốt trong. Cách âm của xe cũng ở mức khá trong tầm giá 600-700 triệu đồng.
Điểm thua thiệt của xe điện như VF e34 khi so với xe xăng vẫn là tốc độ và thời gian sạc. Rất khó để xe điện có thể sạc đầy trong vài phút như khi xe động cơ đốt trong nạp nhiên liệu. Chắc chắn khi sử dụng xe điện, người lái sẽ cần phải tính toán nhiều hơn thời điểm sạc và phương án sạc nếu không muốn gặp rắc rối.
Chuyện sạc và cơ hội cho xe điện
Thử thách lớn nhất của VinFast trong hành trình này chính là việc nạp năng lượng cho hơn 100 chiếc xe điện đã cạn pin sau hành trình 200 km.
VF e34 có thể nhận tối đa công suất 60 kW, dù có được kết nối với trụ sạc 250 kW. Để sạc đầy một chiếc VF e34 cần khoảng 75 phút, cho dù xe có thể lên 70% pin trong 30 phút nếu như được kết nối vào các trạm sạc từ 60 kW trở lên. VinFast đã phải bố trí 10 vị trí sạc cho 10 xe cùng lúc, và tổng thời gian sạc cho cả đoàn cũng lên tới 12,5 giờ, tức là vừa kịp để đoàn xe thực hiện hành trình Sa Vĩ - Hạ Long vào sáng sớm ngày 8/4.
Tốc độ và thời gian sạc vẫn là vấn đề nhiều người dùng suy nghĩ khi chọn mua xe điện.
Sự quan tâm của nhiều người tới dung lượng pin và thời gian sạc của VF e34 cho thấy xe điện vẫn còn cần thêm thời gian để có thể thay thế được cho xe động cơ đốt trong. Tuy nhiên có lẽ điều này sẽ không tốn quá nhiều thời gian, bởi ưu điểm của xe điện, như đã nói ở trên, là khá rõ ràng.
VF e34 có thể khiến tôi hồi hộp vì dung lượng pin của xe khá hạn chế, do kích thước có hạn của mẫu xe này. Ở điều kiện vận hành trong thành phố và có thể thường xuyên được sạc đầy, có lẽ pin cho VF e34 là vừa đủ. Tuy nhiên nếu muốn đi xa hơn hay sử dụng làm xe taxi, mẫu xe này cần có thêm dung lượng để có thể vận hành trọn vẹn mà không cần dừng sạc.
Một mẫu xe "chiến lược" có kích thước nhỉnh hơn VF e34, có 7 chỗ ngồi và dung lượng pin đủ vận hành cho khoảng 500 km sẽ có thể thay thế cho nhiều xe chạy dịch vụ, thương mại hiện tại. Đối với người dùng gia đình, VF 8 hay VF 9 sẽ là những lựa chọn đắt tiền hơn nhưng cũng hiệu quả hơn và đẹp hơn so với VF e34.
Ngoài vấn đề phương tiện, hạ tầng điện và mạng lưới chạm sạc cũng cần được phát triển đồng bộ để có thể bù đắp lại sự bất tiện của người dùng xe điện khi so sánh với ôtô dùng động cơ đốt trong.
Ô tô không đạt đăng kiểm vì hoa lốp khác nhau Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đi ô tô bất ngờ nhất khi không thể vượt qua đăng kiểm nằm ở hoa lốp, xảy ra khi người dùng không sử dụng lốp giống nhau. Cục Đăng kiểm Việt Nam thông tin, trong 2 tháng đầu năm 2022, toàn quốc có hơn 681.200 xe ô tô vào đăng kiểm định kỳ tại...