Điểm khác biệt dễ bị nhầm lẫn giữa sởi và sốt phát ban
Sởi có nhiều đặc điểm giống với sốt phát ban. Tuy nhiên, nếu nhầm lẫn, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe trẻ.
Thời gian gần đây, Bộ Y tế ghi nhận sự trở lại của bệnh sởi trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước. Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở trẻ em, rất dễ lây lan nếu không được phát hiện sớm.
Sởi cũng rất dễ nhầm lẫn với sốt phát ban thông thường, dẫn đến chủ quan phát hiện, chăm sóc trẻ mắc bệnh. Dù đều nổi ban và có đặc điểm bệnh giống nhau, sốt phát ban và sởi vẫn có một số điểm khác nhau nhất định.
Tác nhân gây bệnh
Cả sởi và sốt phát ban đều gây ra bởi virus. Tác nhân gây sốt phát ban hầu hết là virus thông thường (70-80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. Tác nhân gây sởi lại là virus thuộc giống morbillivirus của họ Paramyxoviridae, gây ra tình trạng nhiễm virus cấp tính.
Theo bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, ở giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn khởi phát, sốt phát ban và sởi đều có những đặc điểm tương tự nhau.
Video đang HOT
Thông thường, giai đoạn này kéo dài khoảng một tuần. Trẻ lúc này có triệu chứng của trình trạng nhiễm siêu vi như sốt, mệt mỏi, lừ đừ, nhức mỏi cơ bắp, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy.
Đến giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có xuất hiện ban. Đây là sự khác biệt rõ rệt nhất ở những bệnh nhân sốt phát ban và sởi.
Đối với những trẻ sốt phát ban thông thường, ban xuất hiện sau khi giảm sốt. Đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ. Sau khi bay, vết ban thường không để lại dấu tích trên da trẻ.
Vết ban sởi sẩn gồ ở lưng bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đối với những trẻ mắc sởi, ban thường xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Ban biến mất theo thứ tự đã nổi trên da.
Đặc điểm ban sởi là có dạng sẩn, gồ lên mặt da. Khi bay, vết ban sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”.
Trẻ mắc bệnh sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm là chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.
Biến chứng nguy hiểm
Sốt phát ban do nhóm siêu vi thông thường gây ra, hầu hết đều là bệnh lành tính. Trẻ sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây ra bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
Tuy nhiên, ở các trẻ mắc sởi, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là ở những bé có sức đề kháng quá kém như trẻ có bệnh nền, suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi), trẻ đang sử dụng thuốc kháng viêm dạng corticosteroids liên tục và kéo dài.
Bệnh sởi rình rập bùng phát, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022.
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255%.
Ngày 19-3, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi khi căn bệnh này đang diễn biến bất thường.
Bộ Y tế nêu rõ, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi từ năm 2022 đến năm 2023 đã tăng 255%.
Bệnh sởi rất dễ lây lan ở trẻ nhỏ
Đối với Việt Nam, từ đầu năm 2024 tới nay ghi nhận 42 ca mắc sởi tại 13 tỉnh thành. Hơn nữa, thời gian qua do ảnh hưởng của việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc.
Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi vaccine sởi là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.
Trẻ mắc sởi thường bị sốt phát ban
Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.
Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vaccine sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vaccine sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi; Rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.
Những biến chứng của viêm họng cấp tính mùa lạnh Viêm họng cấp hay gặp vào mùa lạnh, nếu không được điều trị sớm có thể biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị đúng để tránh biến chứng. Bệnh viêm họng là tình trạng mà cổ họng và hầu bị viêm do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến cho cổ họng đau rát, khó chịu. Viêm...