Điểm danh những ngân hàng được nới room tín dụng
Ngày 7/9, bốn “ông lớn” ngân hàng và một số ngân hàng thương mại (NHTM) tư nhân có điểm chấm tốt hoặc tham gia tái cơ cấu đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp thêm hạn mức tín dụng từ 1 – 4%.
Quyết định nới room không chỉ “cởi trói” cho các ngân hàng mà còn giúp nguồn vốn được khơi thông. Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức
Theo đó, Sacombank (STB) được cấp thêm room tín dụng năm nay là 4%; Agribank là 3,5%; HDBank (HDB) 3,4%; MB (3,2%); OCB (3,1%); VIB (3%). Vietcombank và Techcombank cùng được cấp thêm 2,7%; TPBank được bổ sung thêm 1,2%. Một số ngân hàng khác cũng được nới room nhưng ở mức khiêm tốn hơn.
Theo Vietcombank, hạn mức tín dụng mới của ngân hàng này cả năm nay là 17,7%. Tính đến hết tháng 8/2022, Vietcombank đã tăng trưởng tín dụng 14,7% so với đầu năm. Do đó, ngân hàng còn dư địa cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng trong những tháng còn lại của năm.
Với quy mô dư nợ Top đầu hệ thống, Agribank cũng vừa được nới thêm room 3,5% so với mức cũ là 7%; đồng nghĩa ngân hàng này còn dư địa khoảng 50.000 tỷ đồng để tung ra thị trường đến hết năm. Tính trên tổng quy mô dư nợ hơn 400.000 tỷ đồng vào cuối quý II/2022, Sacombank còn dư địa tăng trưởng hơn 11.000 tỷ đến hết năm sau khi được cấp thêm room 4% so với hạn mức cũ là 7%.
Đây là lần đầu tiên NHNN đồng loạt nới hạn mức tín dụng cho một số tổ chức tín dụng (TCTD) trong năm nay. Các năm trước, NHNN thường có 1 – 2 đợt nới room trong năm, sau khi đã giao mức trần cho từng đơn vị vào đầu năm.
Trong thông tin báo chí sáng 7/9 của NHNN, nhà điều hành không nêu rõ những ngân hàng nào được nới room tín dụng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh room tín dụng đợt này của ngân hàng vẫn dựa trên đơn đề nghị của các NHTM và căn cứ điểm xếp hạng của NHNN như: Kết quả xếp hạng từng TCTD theo Thông tư 52 (đã được sửa đổi, bổ sung); xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như: TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Video đang HOT
Theo NHNN, tính đến hết tháng 8/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 9,91%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ hai năm trước. Các NHTM gần đây cũng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng được cấp từ đầu năm khiến người dân và doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay. Với ưu tiên kiểm soát lạm phát, NHNN vẫn kiên định mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm quanh mức 14%. Dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống còn lại hơn 4%, có thể phần nào giải toả “cơn khát” tín dụng nhưng khó lòng đáp ứng được hết nhu cầu vào mùa kinh doanh cao điểm cuối năm.
“Nhu cầu vốn của doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Doanh nghiệp cần vốn nhiều để nhập nguyên liệu, trang trải hoạt động của bộ máy và trả lương cho người lao động, đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần vốn để xây dựng thương hiệu, tham gia hội chợ, giao thương nhằm quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường. Việc các ngân hàng thương mại được tăng cung tín dụng và áp dụng lãi suất cho vay hợp lý chính là liều thuốc kích thích để doanh nghiệp phục hồi và duy trì sản xuất kinh doanh từ nay đến cuối năm; đồng thời đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế – xã hội”, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết.
Với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối thiểu 14%, trong 4 tháng cuối năm, sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng được phân bổ về cho các NHTM. Đây chính là dư địa để các ngân hàng đưa ra các giải pháp tín dụng hiệu quả, giúp doanh nghiệp đến gần hơn với vốn vay.
Trước đó TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết: Trước nguy cơ lạm phát chi phí đẩy nghiêm trọng do giá đầu vào tăng cao, nếu nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ làm lạm phát chi phí đẩy bị khuếch đại lên; ngược lại, nếu siết chặt sẽ làm cung giảm, đồng nghĩa giá sẽ tăng. Do vậy theo ông Lê Xuân Nghĩa, duy trì sự ổn định của chính sách tiền tệ là hành xử phù hợp nhất của cơ quan điều hành trong giai đoạn này.
“Với lộ trình về lâu dài, NHNN cần bỏ cấp room tín dụng. Việc cấp room chỉ nên được coi là giải pháp tạm thời trong thời gian 1 đến 2 năm nữa”, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ Quốc gia cho biết. Còn nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược NHNN, ông Phạm Xuân Hòe cho rằng: Trong khi nhu cầu vốn đang rất cần sau 2 năm dịch bệnh, hạn mức tín dụng được kiểm soát quá chặt chẽ, “đạp phanh” vào nỗ lực phục hồi kinh tế.
Việc được cấp thêm hạn mức tín dụng sẽ hỗ trợ được các doanh phiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm. Ảnh: TTXVN
Theo ông Phạm Xuân Hoè, vốn cho nhu cầu phục hồi sản xuất kinh doanh đang rất lớn, nhiều khách hàng đang bị ngưng trệ, giảm khả năng phục hồi quy mô sản xuất kinh doanh do NHTM là hết room tín dụng. Hàng loạt người mua nhà đang bị chủ đầu tư phạt vì chậm nộp tiền cũng vì ngân hàng nói hết room tín dụng.
Về mặt pháp lý, nếu đã có các công cụ khác gián tiếp để kiểm soát mức cung tín dụng ra nền kinh tế tốt hơn, nhưng cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải tiếp tục can thiệp bằng công cụ hành chính mạnh mẽ vào công việc kinh doanh của các tổ chức tín dụng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế là không bình đẳng với doanh nghiệp khác và không phù hợp với giai đoạn hiện nay. “Từ thực tiễn này, cộng với việc lạm phát ở Việt Nam là lạm phát chi phí đẩy chứ không phải từ chính sách tiền tệ, tôi cho rằng đã đến lúc từ bỏ sử dụng công cụ hạn mức tín dụng”, ông Phạm Xuân Hoè cho biết.
Kỳ vọng ngân hàng được sớm nới 'room' tín dụng
Dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát đồng nghĩa với việc nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng cao.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn lo lắng sẽ sớm cạn room tín dụng bởi room Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp cho năm 2022 là 14%, bằng với tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế của năm 2021.
Nhiều ngân hàng kỳ vọng sẽ có đợt nới "room" tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý thời gian tới. Ảnh: ABBank.
Trong bối cảnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất theo theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, các ngân hàng sẽ lại càng phải cân nhắc nhiều hơn cho các nhu cầu vay vốn của khách hàng. "Gói hỗ trợ lãi suất là chủ trương lớn nên dự kiến số lượng khách hàng đăng ký sẽ lớn. Do đó, để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay của các khách hàng đủ điều kiện, NHNN nên xem xét nới room cho các tổ chức tín dụng lớn để các ngân hàng triển khai các chính sách được thông suốt, hiệu quả", ông Trần Phương - Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết.
Đề cập vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng, PGS.TS Đặng Ngọc Đức cho biết: " Việc sử dụng công cụ hạn mức tín dụng cho các NHTM dựa trên một số lý do cơ bản: Hạn chế tình trạng tăng trưởng tín dụng quá cao, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao; đồng thời tăng trưởng tín dụng có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nóng; để phân biệt các NHTM hoạt động kinh doanh an toàn và các ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn; kiểm soát cơ cấu đầu tư vốn trong nền kinh tế.
Theo SSI Research, đại diện NHNN từng chia sẻ sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lý hơn (có thể vào cuối quý III/2022 - theo kỳ vọng của SSI Research) và mức điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng.
"Chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng trong thời gian tới sẽ tiếp tục tích cực khi nền kinh tế đang dần hồi phục, đặc biệt gói hỗ trợ lãi suất 2% vừa được ban hành sẽ góp phần kích thích mạnh mẽ đà tăng trưởng. Trong đó, nhóm ngân hàng quốc doanh có thể hưởng lợi hơn khi có tỷ trọng các nhóm ngành được hỗ trợ cao hơn", báo cáo Công ty chứng khoán (CTCK) Agriseco nhận định.
Theo đó, Agriseco kỳ vọng sẽ có đợt nới "room" tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý thời gian tới cho các NHTM. Các ngân hàng có hệ số an toàn vốn CAR cao, chất lượng tài sản tốt và hệ số LDR (tỷ lệ dư tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng) còn nhiều dư địa tăng trưởng sẽ có thể được nới hạn mức cao hơn.
Theo NHNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng tính đến giữa năm 2022 đã đạt tới 8,16% so với đầu năm 2022 và tăng trưởng tín dụng so với cùng kỳ năm 2021 là 17,09% so với cùng kỳ năm 2021. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nửa đầu 2022 cũng là mức cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2017 trở lại đây. "Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm 2022 phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Điều này đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng", Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết,
Hiện NHNN chưa có tín hiệu sẽ nới lỏng tỷ lệ hạn mức tín dụng (room) và theo lãnh đạo NHNN, room vẫn còn chứ chưa hết và đây chính là thời điểm để các ngân hàng "gạn đục khơi trong", hướng dòng vốn vào những lĩnh vực an toàn, hiệu quả.
Ông Đào Minh Tú phân tích thêm: Thực tế tốc độ tăng trưởng tín dụng đã đạt 8,16% tuy là khá nhanh, nhưng so với hạn mức mà NHNN cấp chung cho toàn hệ thống trong năm nay (14%) thì với phần còn lại vẫn còn khoảng gần 6% cho các ngân hàng. Các ngân hàng sẽ phải tự xoay sở để tập trung dòng vốn vào các lĩnh vực thực sự hiệu quả, hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Theo định hướng của NHNN, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh.
"Nhu cầu tăng trưởng tín dụng tăng cao cũng đặt ra nhiều vấn đề lớn trong điều hành như áp lực lạm phát tăng, cũng như "vòng xoáy" về lãi suất, về nợ xấu...Theo đó, việc điều tiết tăng trưởng tín dụng của NHNN đã được thể hiện rất rõ trong Chỉ thị 01 ban hành từ đầu năm, trong đó, việc cấp room với từng ngân hàng sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí cụ thể. Các ngân hàng có mức xếp hạng cao hơn về an toàn tài chính có thể sẽ được cấp room lớn hơn, ngoài ra room cũng có thể được ưu tiên tăng thêm cho các ngân hàng tham gia xử lý các ngân hàng yếu kém", ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết.
Ngược lại, NHNN cũng luôn cảnh báo việc các NHTM i rót vốn vào các lĩnh vực rủi ro cao, những lĩnh vực đầu cơ...
"Trường hợp các ngân hàng cố tình tham gia các lĩnh vực rủi ro thì NHNN sẽ giảm room của các ngân hàng này", ông Phạm Chí Quang cho biết.
Tuy nhiên phía NHNN cũng chia sẻ, có thể room tín dụng không hoàn toàn "đóng cứng" cho đến hết năm, bởi ngay trong định hướng đưa ra thời điểm đầu năm thì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra là 14%, nhưng cũng có thể điều chỉnh theo diễn biến thực tế.
Vấn đề hiện nay đối với NHNN là sẽ phải điều hành trên cơ sở cân đối các mục tiêu khác nhau, trong đó, một trong những vấn đề đáng quan ngại hiện tại vẫn là nguy cơ lạm phát, bởi thực tế lạm phát đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, tình hình tài chính tiền tệ của các quốc gia đang có rất nhiều biến động, gây áp lực đến kinh tế Việt Nam.
Doanh nghiệp 'khát' vốn, ngân hàng mong được nới thêm room tín dụng Sau hơn 2 năm COVID-19 hoành hành, nhu cầu vốn của nhiều doanh nghiệp giống như "cơn khát nước sau trận hạn hán" tăng lên nhanh. Với "room" tín dụng hiện nay, chắn chắc sẽ không đáp ứng đủ, nên nhiều ngân hàng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nâng hạn mức tín dụng. Lãnh đạo NHNN cho biết, rất...