Điểm danh những món ngon miền tây ăn no căng nhưng vẫn thèm
Ngoài đặc sản là sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, miền Tây còn nổi tiếng bởi những món ăn khiến du khách “đi dễ khó về”.
CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Ngoài đặc sản trái cây bốn mùa, cá lóc nướng trui đậm vị đồng quê là món ăn du khách không nên bỏ lỡ khi về Vĩnh Long. Cá lóc nướng trui được nướng theo kiểu “rừng rú” nhưng ăn một lần là ghiền bởi phải khéo tay và nướng đúng điệu thì cá ăn mới thơm, thịt mới ngọt.
Dùng một que tre tươi chuốt nhọn đầu rồi đâm xuyên từ miệng đến đuôi cá. Sau đó cắm que xuống đất, phủ rơm lên và đốt. Thoạt tiên trông có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng nướng được cá ngon mà không bị khét hoặc sống. Phải phủ rơm vừa đủ, rơm ít cá sẽ sống, khi ăn có mùi tanh còn rơm nhiều quá cá khét thì ăn bị đắng.
Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Cá lóc nướng trui thường dùng với bánh tráng, rau thơm, khế, húng lủi, giá sống, chuối chát, dưa leo… và chấm kèm với nước mắm tỏi ớt, me.
Cá lóc nướng cuốn với bánh tráng là món ăn tuyệt hảo.
HỦ TIẾU
Hủ tiếu khá phổ biến tại đồng bằng sông Cửu Long, song hủ tiếu Mỹ Tho là danh bất hư truyền, bởi dù chỉ ăn một lần cũng làm người ta nhớ mãi. Món ăn được nấu từ sợi hủ tiếu khô cùng với nước lèo từ thịt bằm nhỏ, lòng và xương tủy heo. Hủ tiếu Mỹ Tho được ăn kèm với giá, hẹ, xà lách và một số loại rau sống khác. Nước chấm đi kèm là nước tương tỏi ớt pha chút giấm đường, giúp tô hủ tiếu thêm thơm ngon, bắt mắt.
Một tô hủ tiếu ngon thì sợi hủ tiếu phải trong và dai, không bị bở hay mềm. Hủ tiếu Mỹ Tho ngày nay có mặt khắp mọi nơi ở miền Tây, song về Tiền Giang thì phải ăn món này mới đúng điệu.
CANH CHUA CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Video đang HOT
Bông điên điển là loài cây mọc hoang đặc trưng ở miền Tây. Bông hoa nhỏ, màu vàng, thường được chế biến theo kiểu luộc hay xào tỏi. Nhưng bông điên điển ngon nhất vẫn là khi được nấu món canh chua với cá linh mùa nước nổi. Cá linh bằng ngón tay, thân có nhiều xương, vảy cá cứng. Từ khoảng tháng 11 âm lịch, nước rút, lúc này cá về nhiều ăn không hết, ngoài nấu canh chua, người dân tích trữ, ủ thành nước mắm ăn dần.
Lẩu cá linh ăn cùng bông điên điển là món ăn yêu thích của du khách
Bông điên điển với cá linh là một sự kết hợp độc đáo, rất miền Tây và có lẽ chỉ ở xứ sở này người ta mới có thể tìm thấy món ngon như thế. Vị ngọt từ cá linh, vị chua chua, thơm, giòn và bùi của bông điên điển chấm với nước mắm mặn pha ớt… khiến cho những ai từng ăn món này đều phải gật gù khen ngon.
KẸO DỪA
Kẹo dừa Bến Tre vốn nổi tiếng từ lâu bởi nơi đây được mệnh danh là xứ dừa với những cánh đồng dừa bạt ngàn bất tận. Về Bến Tre không những được uống nước dừa thả ga, du khách còn có dịp thưởng thức món kẹo dừa thơm ngon, béo ngậy.
Nguyên liệu chính để làm kẹo dừa là cơm dừa khô, nếp, đường và đậu phộng. Ngày nay kẹo dừa phong phú về chủng loại bởi đã được người dân sáng tạo ra nhiều hương vị như kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa cacao… để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.
BÁNH CỐNG
Bánh cống ăn kèm rau cải, xà lách.
Cái tên lạ tai của loại bánh này xuất phát từ hình dáng như cái cống sâu. Bánh cống là một món ăn dân dã của người Cần Thơ với nguyên liệu chính từ bột, thịt băm, đậu xanh và tôm tươi.
Khi chế biến, bột bánh trộn đều với đậu xanh, thịt băm (đã được xào chín trước đó) và cho vào khuôn, để tôm tươi lên trên, sau đó đem cho vào chảo dầu nóng chiên đến khi chín thì vớt ra. Bánh cống ăn nóng để giữ độ giòn và thơm, thường ăn kèm với rau sống như cải xanh, xà lách, diếp cá… và chấm nước mắm tỏi ớt.
RƯỢU ĐẾ GÒ ĐEN
Rượu đế Gò Đen là đặc sản nổi tiếng của Long An nói riêng và của miền Tây nói chung. Tên gọi Gò Đen của loại rượu này xuất phát từ địa danh ba 3 xã Mỹ Yên, Long Hiệp và Phước Lợi của huyện Bến Lức. Đây là địa danh tập trung nhiều lò nấu rượu nhất từ hơn 100 năm trước.
Rượu đế Gò Đen được nấu 100% từ nếp nguyên chất và men gia truyền để đảm bảo không cồn và vị thơm, ngon, ngọt khi uống. Bí quyết để rượu thơm ngon và chất lượng nằm ở khâu chọn nếp, thường là nếp cái, nếp mỡ hay nếp than được trồng tại địa phương. Vì thế, rượu đế Gò Đen là loại thức uống mà du khách không nên bỏ qua khi du lịch về Long An.
BA KHÍA MUỐI
Không phải ngẫu nhiên mà loài ba khía đi vào âm nhạc với bài hát Anh ba khía. Bởi lẽ loài ba khía là thực phẩm dân dã, hình dáng không đẹp nhưng thịt thì ngon ngọt, đặc trưng cho ẩm thực miền Tây.
Đặc biệt, món ba khía muối là món ăn không thể bỏ qua khi đến xứ sở của công tử Bạc Liêu. Ba khía muối mua ở chợ về đem gỡ bỏ vỏ, trộn đều với tỏi ớt, đường và chanh. Đợi ba khía ngấm gia vị tầm 30 phút là có thể ăn được. Dân sành ăn thường trộn ba khía sẵn để hôm sau mới ăn cho thấm hết gia vị, ăn sẽ đậm đà hơn. Ba khía muối ăn với cơm là hết sảy, nước ba khía mằn mặn ứa ra hòa trộn với vị ngọt của đường, vị chua của chanh, vị cay nồng của tỏi ớt rất thú vị.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Long An?
Du khách có dịp đặt chân đến Long An không nên bỏ lỡ những món ăn ngon, bổ rẻ như canh chua cá chốt, cá lóc nướng trui, lẩu mắm...
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Long An?
Nhắc tới Long An không thể không nhắc tới những món đặc sản nổi tiếng như: canh chua cá chốt, rượu đế Gò Đen, lạp xưởng tươi, đậu phộng, lẩu mắm... những món ăn rất riêng của người miền tây nam bộ.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những gợi ý nên ăn gì ngon, bổ rẻ ở Long An.
Thanh Long châu Thành
Thanh long là loại trái cây đặc sản được trồng phổ biến ở vùng này, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cành thanh long được thả leo trên cây uốn mình như những con rồng xanh ngậm quả chín mọng đỏ rất hấp dẫn khách tham quan và thưởng thức nét đẹp của vườn cây, vị ngọt mát của loại trái cây này.
Đậu phộng Đức Hòa
Nếu như các bạn có dịp đến Đức Hoà vào những ngày giáp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ tận mắt nhìn thấy cảnh đẹp của cánh đồng đậu phộng. Cảnh đồng rộng mênh mông khoác lên mình một màu xanh mơn mởn. Dưới tán lá xanh là những chùm hoa màu vàng tươi. Nếu như bạn tinh ý một chút bạn sẽ tự khám phá ra một điều vô cùng thú vị về cây đậu phộng. Nhìn kỹ hơn một tí bạn sẽ nhìn thấy những quả đậu phộng được hình thành trên mặt đất sau khi hoa được thụ phấn. Sau đó quả này mới đâm xuống đất và lớn dần lên.
Rượu Đế Gò Đen
Trong tâm trí của mỗi dân nhậu Nam bộ, rượu đế Gò Đen xếp hàng "đệ nhất tửu". Dân nấu rượu Gò Đen xưa thường chọn những loại nếp hạt tròn, mẩy, có mùi thơm, trắng đục đều. Thường là nếp mỡ, nếp mù u và nếp than đen tuyền được trồng chính tại địa phương. Sau khi chọn nếp ngon nấu thành cơm nếp, để nguội thì rắc men vào ủ bằng loại men mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn lồng, trầu hương... Sau ba đêm tiếp tục chan nước rồi để ba đêm sau nữa nấu. Chỉ riêng khâu ủ men truyền thống đã mất gần một tuần.
"Mỹ tửu" Gò Đen "chinh phục" người uống bởi rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống.
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Long An?
Gạo nàng thơm chợ Đào
Truyền thuyết dân gian kể rằng, ngày xưa có cô gái tên Thơm quê quán ở bên Sông Vàm Cỏ kết duyên cùng anh trai ở Cần Đước. Từ khi về làm dâu cô Thơm nổi tiếng hiếu thảo, vừa đẹp người, lại đẹp nét, tính tình dịu dàng dễ thương khắp vùng ai ai cũng mến mộ. Khi cô Thơm mang thai chờ ngày sinh nở thì lâm trọng bệnh qua đời. Định mệnh của Thơm vô cùng vắn số. Chôn cất xong, khoảng 100 ngày sau, lạ lùng thay trên mồ cô Thơm mọc lên cây lúa có hột gạo trắng ngần, phát mùi thơm u - ẩn, bên trong hột gạo ửng hồng. Cư dân Cần Đước do ngưỡng mộ nàng dâu hiếu thảo nên lấy tên cô đặt cho giống lúa là lúa Nàng Thơm.
Lẩu mắm Long An
Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp đầy đủ các sản phẩm từ biển cả, ao hồ, ruộng đồng sông ngòi: cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loài rau. Hầu như nơi mảnh đất hoang dã miền nam mọc thứ rau gì ăn được, là có thể tìm thấy trong đĩa rau của lẩu mắm: rau muống, rau cải trời, cọng súng, bông điên điển, giá sống, rau thơm, khế chua, chuối chát, dưa chuột, rau đắng, ớt đỏ, thơm... Đặc biệt không thể thiếu bóng dáng ngọn rau dừa. Với lượng động vật và thực vật phong phú ấy món ăn đã đem lại cho thực khách ngoài sự ngon mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dưỡng chất phong phú, các chất sinh năng lượng và các vitamin..
Bánh tét Long An
Bánh tét Long An là một món ăn ngon không chỉ của người dân nơi đây mà còn là món quà không thể thiếu của du khách khi du lịch tại đây. Bánh tét Long An ngon nhất là ở thị trấn Đức Hòa. Người Đức Hòa chọn nguyên liệu rất kĩ, nếp lấy từ huyện Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc. Thịt ba rọi ngon, đậu xanh tròn hạt, chắc, lá chuối to bản. Nhân bánh tét có nhiều loại nhân mặn, nhân ngọt, nhân chuối, nhân dừa. Một lần dùng thử bánh tét Long An du khách sẽ khó có thể nào quên được hương vị thơm ngon của loại bánh độc đáo này.
Cá lóc nướng trui và gỏi ba khía nức lòng du khách khi đến Cà Mau Những con cá lóc đồng nướng thịt trắng, ngọt, đậm đà hương vị sông nước hay gỏi ba khía lạ miệng luôn mà những món ăn khiến du khách đến Cà Mau muốn thưởng thức. Cá lóc nướng trui Từ lâu cá lóc nướng trui đã trở thành một món ăn dân dã, đặc sắc của người dân Nam Bộ bởi hương vị...