Điểm danh những món bánh cuốn trứ danh ở miền Bắc
Bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn Hưng Yên, bánh cuốn trứng Lạng Sơn… là những món bánh cuốn nổi tiếng và đã là trở thành đặc sản của mảnh đất đó.
Ở mỗi vùng miền, món bánh cuốn lại có những biến tấu khác nhau hấp dẫn du khách trên dọc đường tìm hiểu ẩm thực Việt Nam. Dưới đây là 5 món bánh cuốn nổi tiếng và được nhiều người yêu thích.
1. Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Bánh cuốn trứng ăn cùng bát nước lèo lớn
Bánh cuốn trứng là một đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn mà bất cứ du khách nào ghé qua cũng muốn thưởng thức một lần. Về cơ bản, bánh cuốn trứng Lạng Sơn vẫn dùng gạo xay mịn thành bột rồi tráng mỏng nhưng phần nhân lại có những thay đổi nhất định. Đó là sử dụng trứng gà lòng đào làm phần nhân thơm ngậy bên trong. Sau khi bánh chín, thay vì bỏ ra, người làm sẽ đập vào giữa một quả trứng gà. Chờ tới khi lớp màng mỏng bên ngoài quả trứng chuyển màu thì người thợ sẽ khéo léo lấy đôi đũa tre dẹp lật mép góc bánh để ôm lấy quả trứng rồi bày ra đĩa, vuông vức và đẹp mắt.
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn được ăn cùng bát nước lèo ninh từ xương ống có thả thêm giò và hành tươi cho bắt mắt. Vào những ngày trời lạnh, bánh cuốn trứng là giải pháp khá tuyệt để xua đi cái giá bên ngoài. Du khách cũng có thể tìm thấy món ngon độc đáo này tại cao nguyên đá Hà Giang.
2. Bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội
Video đang HOT
Nhắc tới bánh cuốn Tranh Trì, nhiều người thường nghĩ tới ngay món bánh tinh hoa của mảnh đất Hà thành ngàn năm văn hiến. Quả thật, ai đã từng một lần thưởng thức món ăn này sẽ chẳng thể quên được hương vị đậm đà của từng chiếc bánh. Bột sau khi dàn đều ra mặt tấm vải căng trên nồi nước chờ tới chín sẽ được cuộn lại bằng một thanh tre nhỏ rồi bỏ ra đĩa, cắt làm đôi. Bánh cuốn Thanh Trì có hai loại không nhân và có nhân từ hành, tôm nõn bóc vỏ giã bông hoặc thịt băm.
Dù là loại nào thì món bánh này cũng đều được dùng với chả quế, đậu rán nóng và nước chấm mắm pha giấm có điểm thêm chút ớt tươi cho thêm phần bắt mắt. Mỗi miếng bánh cho vào miệng lại để lại thứ vị dịu dịu, êm êm và bùi ngậy quyện lại, khách ăn một lần là nhớ mãi không thôi.
3. Bánh cuốn Hưng Yên
Bánh cuốn Hưng Yên được cuốn lại thành hình ống
Nằm giáp gianh với Hà Nội cùng món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng nhưng bánh cuốn Hưng Yênvẫn có những nét riêng hấp dẫn du khách có dịp ghé qua mảnh đất này. Nét riêng ấy nằm ở từng chiếc bánh dài cỡ chiếc đũa hình ống xếp gọn trong tấm lá chuối xanh mướt. Bánh cuốn Hưng Yên vẫn được tráng lớp vỏ mỏng như cách làm bánh cuốn thông thường nhưng sau khi chín sẽ được xếp lên thành chồng. Khi có khách gọi, chủ quan mới xúc nhân từ thịt băm và hành khô vào giữa tấm vỏ bánh rồi cuốn lại. Bánh cuốn Hưng Yên được ăn kèm với nước chấm có hòa cùng chút nhân bánh và vài lát ớt đỏ. Chính vì được làm theo dạng cuốn này mà bánh cuốn Hưng Yên có thể được mua làm quà cho khách phương xa.
4. Bánh cuốn Hạ Long
Chưa nếm thử bánh cuốn chả mực có lẽ là một thiếu sót lớn khi du khách có dịp ghé qua Hạ Long. Chả mực Hạ Long vốn nổi tiếng khắp miền bởi vị thơm giòn và khi kết hợp với bánh cuốn thì món ăn này lại càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Miếng bánh cuốn ở Hạ Long được tráng mỏng lộ rõ cả nhân thịt băm, nấm, mộc nhĩ bên trong cùng hương thơm quyến rũ của ruốc và hành phi. Khách tới ăn lấy một miếng bánh kèm rau mùi và một miếng chả mực vừa chiên xong, còn nóng hổi rồi chấm vào bát nước chấm màu vàng sóng sánh.
Khách tới Hạ Long thường gọi những đĩa bánh cuốn chả mực đầy đặn để cảm nhận vị giòn sần sật của chả mực và vị mềm dẻo của bánh cuốn. Bát nước chấm cũng là điểm nhấn đáng chú ý của món ăn này. Để giảm đi vị tanh từ mực, nước chấm bánh cuốn thường được pha cay hơn một chút. Thế mới biết người Hạ Long đã khéo léo biến tấu và kết hợp để có được món ăn thơm ngon, được nhiều người yêu thích đến nhường nào.
5. Bánh cuốn Hà Nam
Bánh cuốn Hà Nam được ăn cùng thịt nướng
Nhắc tới ẩm thực Phủ Lý, Hà Nam, nhiều người thường nghĩ ngay tới món bánh cuốn chả thơm ngon và hấp dẫn. Không giống như món bánh cuốn ở một số nơi khác, bánh cuốn chả Hà Nam được ăn nguội cùng thịt nướng và nước mắm nóng đủ vị chua cay mặn ngọt kèm một số loại rau thơm khác. Bánh sau khi được tráng sẽ được xếp thành từng tấm đặt chồng lên nhau.
Chả ăn kèm được làm từ thịt lợn ba chỉ để khi nướng lên không bị quá khô hay ngấy. Thịt sau khi thái miếng vừa ăn sẽ được ướp cùng nước mắm, hành khô, tiêu, đường và vừng trắng rồi nướng trên than củi. Tới khi bên ngòai miếng thịt có màu vàng rộm là đã có thể bày lên đĩa mời thực khách. Mặc dù không ăn kèm với chả giò, chả quế như món bánh cuốn nổi danh Thanh Trì hay miếng mực chiên vàng rộm như ở Hạ Long nhưng, món bánh cuốn với chả nướng Hà Nam vẫn hấp dẫn rất nhiều người.
Theo Vnexpress
Hương sắc bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Hà Nội giờ ở đâu cũng bán, thứ bánh trong mướt, mềm mại với nhân bánh đầy đủ thịt thà, mọc nhĩ thơm tho. Nhưng người Hà Nội vẫn không sao quên được vị ngọt giòn của miếng bánh cuốn Thanh Trì, loại bánh nổi tiếng từ lâu.
Bánh cuốn được gọi tên theo làng nghề truyền thống làm ra nó - làng Thanh Trì, nay thuộc phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh cuốn làng Thanh Trì không có nhân, xếp thành từng lớp mỏng đặt trong thúng, người bán đội thúng lên đầu chứ không quàng vào đôi gánh, rồi điệu nghệ mang tiếng rao và món bánh ngon rong ruổi khắp nẻo phố phường.
Bánh cuốn Thanh Trì ngon bởi cách chế biến tuy giản đơn mà cầu kì, tạo ra món bánh trắng trong, đậm hương lúa. Bánh muốn ngon nhất thiết phải làm theo phương pháp thủ công, đòi hỏi nhiều bí kíp và "công phu" gia truyền. Gạo phải là thứ tẻ ngon được lựa kĩ sao cho không quá dẻo, bánh sẽ nát mà cũng không phải loại hút nước quá nhiều khiến bánh thành phẩm bị khô cứng. Gạo tẻ sau khi nhặt sạn được ngâm kĩ, vo sạch rồi xay thành bột nước. Khi tráng, người thợ bánh múc một muôi bột nhỏ láng lên mảnh vải trắng viền tre, phủ trên nồi nước sôi nóng, đậy vung chờ khoảng 2 phút đến khi bột bánh chuyển màu trắng trong thì dùng một thanh tre nhỏ lấy bánh lên trải ra bàn, cắt làm đôi rồi nhanh chóng cuộn lại.
Bánh tráng Thanh Trì đặc biệt ở chỗ được làm không có nhân, tấm bánh mỏng manh được phết một lớp mỡ hành bóng bẩy, là thứ mỡ hành ta trồng, thái lát mỏng phi thơm. Phần hành khi ấy sau được dùng để rắc lên bánh, tỏa hương ngào ngạt và hấp dẫn. Từng miếng bánh cuốn khéo léo xếp chồng lên nhau, óng ả, tinh tươm. Vị thanh nhẹ của gạo tẻ ngon, thơm nồng mùi mỡ hành chấm cùng chút nước mắm pha chế khéo léo là đã đủ bữa ăn thanh cảnh mà ngon miệng.
Nước chấm bánh cuốn không có nhiều gia giảm cầu kì, nhưng cũng phải thạo vị quen nghề lắm mới pha chế được loại nước mắm mềm mại, khác xa vị gắt gỏng cơ bản của mắm cá mặn chát. Mắm chấm bánh cuốn có thể được pha với giấm, đường, cắt vài lát ớt cay, thêm vài giọt tinh dầu cà cuống. Thứ mắm ấy không quá mặn, chẳng quá chua, ngọt mà không lợ, nhuận nhị tinh tế khi chấm kèm miếng bánh cuốn dẻo dai trắng trong, ngọt thanh hương gạo.
Bánh cuốn Thanh Trì không nhân nên người ta thường ăn kèm một vài món phụ, đặc biệt là chả quế. Miếng chả thịt thơm tho hợp vị vô cùng với miếng bánh cuốn mịn màng và nước chấm đậm đà. Nhưng trong bát có thêm vào lát đậu Hoàng Mai rán giòn mới thấy hết được hương vị vượt bậc của những món ăn dân giã. Chẳng vậy mà nhà văn Thạch Lam đã từng thốt lên ""Này đây mới là món quà chính tông: bánh cuốn ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là Bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn thì đậm vì chút mỡ hành" Bánh cuốn Thanh Trì mỏng manh mà dai dẻo, chắc đậm không nát, vị mộc mà không thô. Ăn miếng bánh mà thấy thấm nhuần cả dư vị quê hương ven đô.
Nhà văn Vũ Bằng cũng từng ca ngợi bánh cuốn Thanh Trì trong cuốn cẩm nang nổi tiếng "Miếng ngon Hà Nội" của mình như thế này: "Ta chấm một chiếc bánh trắng vào trong chén nước chấm màu hổ phách và đưa lên miệng và chưa nhai đã tưởng như bánh "chưa đến môi đã trôi đến cổ mất rồi". Món bánh dân dã mà khiến bao trái tim nghệ sĩ say mê, huống chi người bình thương. Hương vị xưa trong từng thúng bánh bán rong nay đã được góp nhặt vào các tiệm quán. Ở những nơi ấy bánh cuốn được biến tấu đi khá nhiều, với nhiều thức đi kèm, nhưng dù thế nào đi nữa, hương vị bánh cuốn Thanh Trì cũng được bảo tồn khá nguyên vẹn và trở thành niềm tự hào đi theo năm tháng của người Tràng An.
Theo DepPlus
Thưởng thức 10 món Dim Sum kinh điển ở Hồng Kông Đa dạng và tinh tế, Dim Sum là món ăn bạn chắc chắn không thể bỏ qua nếu có dịp du lịch Hồng Kông. Dù là hấp, luộc, nướng hay chiên thì sự đa dạng và hương vị ngon tuyệt của các món Dim Sum sẽ khiến thực khách, thậm chí những người sành ăn phải đau đầu chọn lựa. Cùng điểm qua...