Điểm danh các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc quai bị
Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biển. Mặc dù nó không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, nhưng lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập.
Vậy những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc quai bị là gì? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau cho người bệnh. Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những khu vực tập trung dân cư đông đúc và khí hậu lạnh.
Tuy là căn bệnh có vắc xin phòng bệnh và không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng quai bị có thể để lại những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một trong những biến chứng thường gặp và tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống người mắc quai bị chính là vô sinh do mắc biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới và viêm buồng trứng ở nữ giới.
Điều đáng lưu ý là quai bị có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc căn bệnh quai bị. Tuy nhiên, có những đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này hơn. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc quai bị bạn cần phải biết.
1. Độ tuổi là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc quai bị
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc quai bị đầu tiên mà ta phải chú ý đó chính là độ tuổi. Các nghiên cứu và các thống kê cho thấy những đối tượng là trẻ em có độ tuổi từ 2 tới 12 tuổi, đặc biệt là những trẻ em chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ số mũi phòng bệnh quai bị là trường hợp có nguy cơ mắc quai bị cao nhất.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị – Ảnh Internet.
Chính vì vậy, phụ huynh cần có chế độ chăm sóc khoa học để làm giảm nguy cơ mắc quai bị cho con em mình. Bên cạnh việc tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể cho trẻ, biện pháp ngăn ngừa bệnh quai bị tốt nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị.
Các bác sĩ khuyến cáo hầu hết trẻ em đều có miễn dịch với bệnh quai bị nếu được tiêm phòng đầy đủ. Theo đó, vắc xin quai bị thường được tiêm dưới dạng tiêm kết hợp phòng 3 bệnh sởi-quai bị-rubella (MMR II).
Có thể bạn cần tìm hiểu thêm về bảo vệ và phòng ngừa quai bị qua bài viết: Vắc xin quai bị và tổng hợp những thông tin chắc chắn cần biết.
2. Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh
Như đã nói, quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Quai bị dễ dàng lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp và có thể trở thành đại dịch. Vì vậy, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc quai bị tiếp theo chính là tiếp xúc hoặc dùng chung vật dụng với những người mắc quai bị.
Cụ thể, đường lây của quai bị là khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc nhổ…, virus trong dịch mũi họng hoặc các hạt nước bọt,… phát tán ra ngoài không khí hoặc bám vào các bề mặt, người khác hít trực tiếp hoặc chạm vào các vật dụng bị nhiễm virus sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Vì thế, để phòng tránh mắc bệnh quai bị, cần tránh tiếp xúc hoặc dùng chung vật dụng với những người bệnh. Những đối tượng đã mắc quai bị cần được cách ly để tránh lây lan bệnh ra cộng đồng.
Video đang HOT
Để phòng tránh mắc bệnh quai bị, cần tránh tiếp xúc hoặc dùng chung vật dụng với những người bệnh – Ảnh Internet
3. Hệ miễn dịch yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Hệ miễn dịch yếu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc quai bị. Những người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm vi khuẩn hay virus gây bệnh hơn những người khác. Vì vậy, những đối tượng này có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh quai bị. Những người có hệ miễn dịch yếu dễ dàng bị lây bệnh quai bị. Hơn nữa, nếu mắc bệnh thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành bệnh.
Chính vì vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh quai bị với những đối tượng này là cần chủ động cách ly với người bệnh. Ngoài ra, để phòng bệnh quai bị cũng như các bệnh lý khác, cần tập trung bổ sung và cân đối các thực phẩm lành mạnh, điều trị các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, thường xuyên tập luyện, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Những việc làm này sẽ giúp phục hồi và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tìm hiểu về bệnh viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị
Bên cạnh viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị ở nữ giới cũng là một trong những yếu tố cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Các căn bệnh liên quan đến buồng trứng là nhân tố quan trong có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản sau này ở nữ giới. Tuy chỉ chiếm 7% số trường hợp, tuy nhiên viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có thể để lại những hậu quả nặng nề nếu không được chăm sóc, điều trị hợp lý và kịp thời.
1. Viêm buồng trứng do quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do Paramyxovirus gây ra. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể nhiếm bệnh, đặc biệt đối với trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Bệnh có thể lây truyền dễ dàng và bùng phát thành dịch qua con đường hô hấp.
Theo Thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam có khoảng 7% các trường hợp bệnh nhân nữ mắc quai bị gặp biến chứng viêm nhiễm buồng trứng do virus gây viêm nhiễm lan xuống dưới khu vực buồng trứng của bệnh nhân.
Hình ảnh buồng trứng bình thường và buồng trứng bị viêm do quai bị (Ảnh: Internet)
2. Viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có nguy hiểm không?
Thực tế, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm do nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Trong đó:
- Điều trị không đúng cách hoặc không được điều trị có thể dẫn đến nguy cơ hiếm muộn, nghiêm trọng hơn là vô sinh.
- Tình trạng viêm nhiễm ở buồng trứng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của trứng, gây khó thụ thai.
- Viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị không điều trị có thể dẫn đến dính buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, u nang buồng trứng, mưng mủ ở buồng trứng và ống dẫn trứng. Nghiêm trọng hơn có thể gây nên tắc vòi trứng, hình thành apxe buồng trứng... dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng cũng tạo điều kiện cho các khối u phát triển, hình thành ung thư buồng trứng. Điều này là do các khối u này đa phần là u ác tính với tốc độ di căn nhanh, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
- Hơn nữa, khi mắc bệnh sẽ khiến tâm lý người bệnh bất ổn, lo lắng, chán nản, bi quan, ngủ không ngon, chán ăn, tinh thần sa sút... ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.
3. Các dấu hiệu nhận biết viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị
Những triệu chứng của viêm buồng trứng thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt, đau đầu khi mắc quai bị đã giảm. Các dấu hiệu nhận biết bệnh có thể bao gồm:
- Đau âm ỉ vùng bụng dưới.
- Đau 2 bên hố chậu.
- Sốt, không đáp ứng khi sử dụng thuốc hạ sốt.
- Khí hư nhiều, mùi hôi, màu sắc biến đổi.
Khi tình trạng viêm nhiễm trở nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như:
- Đau xương hông dữ dội,
- Sưng rát hậu môn,
- Cơ thể mệt mỏi,
- Kinh nguyệt nhiều, vón cục...
Do vậy, khi mắc quai bị, song song với việc điều trị bệnh, phụ nữ cần lưu ý đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể để biết chắc chắn cơ thể khỏe mạnh và không gặp bất kì biến chứng nguy hại nào khác.
4. Phương pháp điều trị
Việc điều trị viêm buồng trứng do biến chứng của quai bị có thể áp dụng 4 phương pháp như sau: - Điều trị bằng thuốc: Bao gồm thuốc kháng sinh và các loại thuốc hỗ trợ điều trị liên quan khác. Đối với những bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng rõ ràng, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh trước tiên.
- Điều trị bằng vật lý trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng các sóng ngắn, các tia hồng ngoại... tác động lên vùng xương chậu giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng của các mô trong buồng trứng. Từ đó có thể loại bỏ và làm giảm bớt sự viêm nhiễm ở buồng trứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 độ C hoặc đang mắc các bệnh lao sinh dục thì không nên sử dụng phương pháp điều trị này.
- Điều trị bằng tiểu phẫu: Trong trường hợp bệnh viêm buồng trứng nặng, hoặc đã chuyển từ trạng thái cấp tính sang mãn tính, có thể chuyển sang viêm phúc mạc vùng chậu do điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ vùng bị viêm nhiễm.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định với các trường hợp biến chứng viêm buồng trứng do quai bị trở nặng, biến chuyển thành viêm mãn tính (Ảnh: Internet)
- Điều trị bằng tiểu phẫu: Đối với viêm buồng trứng mãn tính do giai đoạn cấp tính chuyển thành, viêm phúc mạc vùng chậu nếu dùng thuốc không có hiệu quả.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các phương pháp điều trị Đông Y như châm cứu...
Bên cạnh việc điều trị y tế, người bệnh cũng cần lưu ý một vài yếu tố sau trong quá trình điều trị:
- Xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Cần tăng cường vitamin, khoáng chất trong thực đơn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế vận động, tuyệt đối không làm việc nặng nhọc, không đi lại nhiều trong thời gian mắc bệnh.
- Uống nhiều nước. Rất có thể bạn đang năm trong 90% dân số thế giới không biết làm sao để uống nước đúng cách! nếu không đọc bài viết này.
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sai liều lượng.
5. Phòng tránh biến chứng viêm buồng trứng do quai bị
Do hậu quả của biến chứng viêm buồng trứng khi mắc quai bị có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt về tâm lý, cơ thể suy nhược và đặc biệt là nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Nữ giới nên đặc biệt chú ý đến cơ thể và không nên chủ quan khi xuất hiện những tín hiệu bất thường.
5.1. Với trường hợp chưa mắc quai bị
Tiêm phòng vaccine phòng tránh quai bị là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Phụ huynh cần lưu ý cho trẻ đi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng như:
- Với trẻ bắt đầu tiêm khi 9 tháng tuổi cần tiêm 3 mũi. Mũi 1 khi trẻ 9 tháng, mũi thứ 2 sau mũi đầu tiên là 6 tháng và mũi 3 khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
- Với trẻ tiêm khi 12 tháng cần tiêm 2 mũi. Mũi 1 tiên khi trẻ 12 tháng tuổi, mũi 2 khi trẻ từ 4 đến 12 tuổi.
Ngoài ra, cần tiêm chủng khẩn cấp cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị mà chưa có tiền sử mắc quai bị hay chưa được tiêm chủng quai bị trước đó. Cần tiêm không quá 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
5.2. Với trường hợp đã mắc quai bị
Đối với những bệnh nhân đã mắc quai bị, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bệnh nhân cần lưu ý thực hiện đúng những điều sau:
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý. Chú ý tăng cường năng lượng cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại sự viêm nhiễm.
- Trong quá trình điều trị bệnh, cần kiêng vận động hoàn toàn, không chạy nhảy hay làm việc nặng. Việc vận động mạnh, làm việc nặng có thể làm cho khả năng phát tán của virus gây bệnh nhanh hơn.
Tuy rằng biến chứng viêm buồng trứng do quai bị không thể gây vô sinh ngay lập tức nhưng nó cũng có thể đem lại nhiều hậu quả cho cả sức khỏe, tâm lý và một phần ảnh hưởng cho sinh sản phụ nữ sau này nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc phòng bệnh quai bị và phòng tránh các biến chứng do bệnh gây ra là vô cùng cần thiết.
Nguy cơ vô sinh do mắc quai bị Nam giới mắc viêm tinh hoàn do quai bị có thể gặp nhiều biến chứng như suy giảm chất lượng tinh trùng, nguy cơ vô sinh. Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết viêm tinh hoàn quai bị là loại...