Điểm danh các loại thực phẩm không nên ăn sống
Rất nhiều người cho rằng ăn thực phẩm không qua chế biến sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn, mà không hề biết rằng có những thực phẩm không thích hợp cho việc ăn sống.
Dưới đây là các loại thực phẩm không thích hợp để ăn sống.
Cà chua, cà rốt ăn sống sẽ lãng phí dinh dưỡng
Lycopene trong cà chua và chất -carotene trong cà rốt đều là những chất dinh dưỡng tan trong chất béo, sau khi được chiên nấu trong dầu ăn càng dễ được cơ thể hấp thụ, phát huy được tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong một nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện, chất chống oxy hóa lycopene trong cà chua có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
So với cà chua sống, chất lycopene trong cà chua nấu chín càng dễ được hấp thụ vào cơ thể hơn. Theo các chuyên gia, cà rốt giàu -carotene, nó có thể bảo vệ thị lực, nuôi dưỡng làn da, nâng cao sức đề kháng. Ăn cà rốt nấu chín hoặc nấu với dầu ăn, -carotene mới có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Ăn sống chỉ làm lãng phí dinh dưỡng, do đó, càng không nên uống nước cà rốt ép, như vậy sẽ lãng phí chất xơ lành mạnh có lợi cho sức khỏe.
Ăn sống các loại đậu dễ bị trúng độc
Video đang HOT
Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu cô ve, đậu kiếm… đều không thích hợp để ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột. Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.
Củ từ, bông cải xanh ăn sống gây khó tiêu
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các loại rau chứa nhiều tinh bột như khoai tây, khoai lang, củ từ, khoai môn đều không được ăn sống. Những món này nếu ăn sống không chỉ khiến những chất dinh dưỡng như tinh bột trong đó không dễ được cơ thể hấp thụ mà còn sinh ra cảm giác khó chịu như trướng bụng. Rau thuộc họ cải như bông cải xanh, xúp lơ trắng… giàu chất xơ, luộc lên không chỉ có hương vị ngon mà còn giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.
Những loại rau giàu axit oxalic như rau bina, măng tây, rau muống tốt nhất nên trần qua nước để loại bỏ axit oxalic sau đó để nguội. Bởi vì axit oxalic khi kết hợp với canxi trong đường ruột sẽ trở thành canxi oxalat khó hấp thụ, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ướp lạnh khổ qua, dưa chuột, hãy cho thêm ít tỏi băm hoặc uống thêm một bát nước gừng đường nâu, để có thể giảm bớt tính hàn.
Ăn cá sống dễ gây bệnh sán
Rất nhiều người có sở thích ăn cá sống cho món sushi. Tuy nhiên, gỏi sống bao gồm cả gỏi cá là một trong những món ăn có chứa kí sinh trùng ceviche. Những người bị nhiễm kí sinh trùng này sẽ dễ bị nhiễm sán dây trong ruột.
Trứng gà ăn sống dễ tiêu chảy
Trong trứng gà có thể chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc là trứng của gà ốm. Nếu ăn trứng gà sống, người bệnh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế, chất kháng sinh tơripxin trong trứng gà nếu ăn sống sẽ kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác. Chất kháng sinh này chỉ được tiêu huỷ khi được nấu chín.
Theo Thanhnien
Sa dạ dày vì đi bộ buổi tối quá nhiều
Đi bộ buổi tối sau khi vừa ăn cơm no có thể khiến bạn bị sa dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa.
Khi tập thể dục, do tác dụng cơ học của vận động sẽ gây ra các biểu hiện ngăn trở quá trình tiêu hoá của dạ dày, lâu dần gây viêm loét dạ dày, đường tiêu hoá...
Chị Nguyễn Thị Nga (Thành Công, Hà Nội) có thói quen sau ăn tối là đi dạo hồ và tập erobic. Sau một thời gian chị thấy tức bụng, bụng ậm ạch khó chịu, đầy trướng... Đi khám chị mới biết mình bị viêm, sa dạ dày do tập thể dục buổi tối sau khi ăn no.
Lời bàn: Theo Ths. Nguyễn Văn Phú, Trưởng khoa Y học thể thao, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, khi vừa ăn xong, về nguyên tắc máu tập trung ở dạ dày và ưu tiên cho cơ quan tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn. Nếu lúc đó chúng ta tập luyện, vận động, máu phải phân tán tới các cơ quan ngoại biên, cơ làm cản trở quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, dẫn tới tiêu chậm.
Đi bộ không đúng khoa học có thể gây hại cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Ngược lại, quá trình tiêu hoá cũng ngăn cản quá trình vận động chung của cơ thể gây ra biểu hiện rối loạn tuần hoàn. Như vậy, khiến cho cả sự tập luyện và tiêu hoá đều không có hiệu quả. Hơn nữa, do tác dụng của cơ học của vận động sẽ gây ra các biểu hiện ngăn trở quá trình tiêu hoá của dạ dày, lâu dần gây viêm loét dạ dày, đường tiêu hoá...
Vì vậy, nên ăn trước khi tập luyện tối thiểu 2 tiếng, không ăn no và uống bia, rượu. Chú ý ăn thức ăn dễ tiêu, ít mỡ, ít chất xơ để tránh tình trạng dạ dày đầy, thức ăn sẽ gây khó khăn khi chạy và thở, ảnh hưởng đến tiêu hóa; tỷ lệ thức ăn nhiều đường bột, ít chất béo và chất đạm, giảm muối. Có thể uống thêm vitamin C.
Theo Eva
Rước bệnh vì ăn sống hải sản Ăn hải sản tái, sống, ngoài nguy cơ bị nhiễm virus tiêu chảy còn có nguy cơ bị dị ứng, viêm gân cơ hoặc nhiễm tạp, tảo độc... Hải sản càng to càng nhiều độc tố Các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ TP HCM và Trường Đại học Y TP HCM đã dùng kỹ thuật sinh học phân tử,...