Điểm danh 8 tác dụng của đường đối với cơ thể con người
Tác dụng của đường đối với cơ thể con người là vô cùng quan trọng. Đường là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Do đó, lượng đường cung cấp phải đủ để đảm bảo vai trò của nó.
Đường thường được cho là tác nhân của những căn bệnh như béo phì hay đái tháo đường. Tuy nhiên, việc thiếu hụt đường cũng có thể gây ra những vấn đề cho cơ thể và sức khoẻ.
Vì vậy, việc bổ sung đường là cần thiết cho sức khỏe con người. Với những tác dụng của đường đem lại với cơ thể rất nhiều. Chỉ cần sử dụng đường đúng cách, bổ sung đủ đường cho cơ thể có thể đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe như sau:
1. Đường tạo ra năng lượng cho cơ thể
Đường có tác dụng gì đối với cơ thể con người. Thực tế, đường được biết là nguồn cung cấp năng lượng cho rất nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động. Cụ thể, vai trò của đường là tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ bắp, não bộ và hệ thần kinh. Ngoài ra, đường cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể con người.
Đường trong máu, hay còn gọi là đường huyết sẽ bị phá vỡ nhờ các phản ứng tạo ra năng lượng. Nguồn năng lượng này sẽ được sử dụng trong quá trình hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Một loại hormone có tên là insulin sẽ được giải phóng khi bạn ăn đường. Insulin sẽ tạo điều kiện cho sự hấp thu glucose vào các tế bào. Đây cũng là nơi nó được chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể sử dụng ngay lập tức.
2. Tạo ra năng lượng dự phòng cho cơ thể
Ngoài việc tạo ra năng lượng để cơ thể sử dụng ngay, vai trò của đường còn được thể hiện trong việc dự trữ năng lượng cho cơ thể. Glucose có thể được lưu trữ trong gan và cơ dưới dạng glycogen. Glycogen hoạt động như một nguồn dự trữ năng lượng được sử dụng khi mức đường huyết giảm. Một lượng glycogen ổn định sẽ giúp đảm bảo mức glucose cần thiết khi cơ thể tiêu hao năng lượng.
Đường tạo ra năng lượng để cơ thể sử dụng ngay, vai trò của đường còn được thể hiện trong việc dự trữ năng lượng cho cơ thể – Ảnh Internet
Theo nhiều nghiên cứu, người trưởng thành có thể lưu trữ đủ glycogen để thay thế glucose trong 90 phút tập thể dục cường độ thấp hoặc tối đa 20 phút cho cường độ cao. Glycogen có thể được duy trì bằng cách bổ sung các loại trái cây, sữa và ngũ cốc nguyên hạt.
3. Cải thiện tâm trạng con người
Vai trò của đường trong cơ thể không phải ai cũng hiểu rõ. Có thể bạn nhận ra rằng mỗi khi cơ thể bổ sung đồ ăn ngọt thì bạn cảm thấy rất dễ chịu. Bởi vì, đường có tác dụng cải thiện tâm trạng rất tốt.
Video đang HOT
Cải thiện tâm trạng tiêu cực là một trong những vai trò của đường đối với cơ thể. Bản chất, bổ sung đường cho cơ thể là cần thiết khi xuất hiện tâm trạng tiêu cực vì đường sẽ kích hoạt trung tâm khoái cảm của não và tạo ra dopamine, gây cảm giác hưng phấn ngay lập tức.
Không những thế, đường còn giúp cải thiện tình trạng đau nửa đầu xảy ra. Bổ sung đường giúp làm dịu cơn đau nửa đầu. Nếu bị đau nửa đầu, chỉ cần tiêu thụ 20gr đường thốt nốt đã giúp chứng đau nửa đầu xuất hiện thuyên giảm đáng kể.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng một lượng đường vừa đủ theo khuyến nghị. Bởi vì việc sử dụng quá nhiều đường cũng được cảnh báo là sẽ gây ra những phản ứng ngược.
Đường có tác dụng cải thiện tâm trạng con người rất hiệu quả – Ảnh Internet
4. Vai trò của đường trong cơ thể giúp tiết kiệm protein
Cơ thể thường có xu hướng đốt cháy carbohydrate để lấy năng lượng thay vì protein hoặc chất béo. Tuy nhiên, khi thiếu đường, cơ thể có thể chuyển sang các nguồn khác để tự cung cấp nhiên liệu.
Cụ thể, cơ thể sẽ đốt cháy các axit amin từ protein để cung cấp năng lượng cho các mô. Tuy nhiên, điều này có thể gây ảnh hưởng đến lượng protein dự trữ cho các mục đích khác. Chẳng hạn như xây dựng cơ bắp hoặc duy trì khối lượng cơ bắp. Do đó, bổ sung đường để tiết kiệm protein là một trong những vai trò của đường đối với cơ thể.
5. Đường tự nhiên cung cấp nhiều dưỡng chất
Thực chất, đường có nhiều loại và có thể bạn chưa biết hết các loại đường hiện có. Tìm hiểu thêm qua bài viết: Đường ăn và các loại đường ăn phổ biến.
Bên cạnh các yếu tố tạo ngọt, đường tự nhiên bao gồm các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các sản phẩm như sữa, trái cây và rau củ đều cung cấp thêm chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và hydrat hóa.
Do đó, bạn có thể thưởng thức các loại thực phẩm ngọt tự nhiên mà không cần lo lắng đến sự hình thành của các gai insulin không lành mạnh.
6. Cải thiện kỹ năng tư duy
Vai trò của đường trong việc cải thiện khả năng tư duy được thể hiện rõ nhất qua chocolate – một loại thực phẩm chứa nhiều đường. Chocolate là một nguồn đường tự nhiên, nhưng nó cũng chứa các thành phần lành mạnh khác.
Tác dụng của đường giúp cải thiện tư duy rất tốt – Ảnh Internet
Đặc biệt, chocolate có thể cung cấp một lượng lớn chất chống oxy hóa cùng với flavanol ca cao. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra flavanol ca cao có khả năng cải thiện chức năng nhận thức. Bởi chúng có thể chống lại tổn thương tế bào não và giúp tạo ra các kết nối trong não.
Nghiên cứu này cho biết, mức độ nhận thức được tăng cường lớn nhất khi sử dụng chocolate đen ít chế biến. Bởi những loại chocolate này đạt hàm lượng flavanol ca cao cao hơn những loại đã qua chế biến. Ngoài ra, để giảm bớt vị đắng, bạn cũng có thể kết hợp chocolate với các loại quả mọng.
7. Đường giúp gì cho cơ thể trẻ em
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được biết là còn rất yếu nên thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Sử dụng đường thốt nốt có lợi ích đáng kể với sức khỏe của bé như đem lại hiệu quả:
- Giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
- Phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ em.
- Giúp xương trẻ chắc khỏe.
- Có tác dụng thải độc gan.
- Chống táo bón.
8. Đường có tác dụng của đường trong việc trị cảm và ho
Dân gian vẫn thường áp dụng các biện pháp điều trị ho và cảm với đường hiệu qảu.
Thực tế, cơn ho có thể giảm dần khi bạn uống một cốc trà gừng được pha với đường thốt nốt. Bởi vì, hoạt chất trong gừng và đường có tác dụng làm ấm cơ thể. Nên đường được xem là một dược liệu được tận dụng trong các biện pháp điều trị ho trong dân gian.
Dù có nhiều lợi ích, nhưng việc tiêu thụ đường quá mức vẫn sẽ gây ảnh hưởng cho cơ thể. Do đó, để đảm bảo vai trò của đường, bạn cần theo dõi mức đường hàng ngày mà cơ thể tiêu thụ.
Lưu ý khi chọn đường
Để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, cần lựa chọn đường có nguồn gốc, nhãn mác và xuất xứ rõ ràng để người sử dụng có thể an tâm về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nên lựa chọn các loại sản phẩm màu trắng tự nhiên và không biến màu trong quá trình lưu thông. Người sử dụng cũng cần chú ý đến ngày sản xuất và thời gian sử dụng sản phẩm.
Sản phẩm đường tin dùng bạn có thể lựa chọn tại các siêu thị, chợ và tiệm tạp hóa. Việc lựa chọn các sản phẩm uy tín sẽ đem lại sự an toàn về sức khỏe cho cả gia đình.
Thực phẩm giàu tryptophan, "liều thuốc" giúp cải thiện tâm trạng
Lâu nay, nồng độ serotonin trong cơ thể được biết là có liên quan đến việc giúp tạo ra cảm giác hạnh phúc, bởi nếu được duy trì ở hàm lượng thích hợp thì serotonin có thể giúp chúng ta thấy bình tĩnh hơn, tập trung hơn và ít lo lắng hơn.
Ngược lại, nồng độ thấp serotonin có liên quan đến chứng trầm cảm và dễ làm rối loạn giấc ngủ cũng như kích hoạt cảm giác thèm ăn, dễ dẫn đến tăng cân và béo phì.
Nhâm nhi các loại hạt là một cách đơn giản mà hữu hiệu để tăng cường hàm lượng tryptophan trong cơ thể.
Theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today, một cách tự nhiên để tăng cường hàm lượng serotonin trong cơ thể là tiêu thụ các thực phẩm giàu axít amin tryptophan, dưỡng chất tham gia vào hoạt động sản xuất serotonin. Dưới đây là 7 loại thực phẩm dồi dào tryptophan dễ tìm:
Thịt gia cầm. ây là nhóm thực phẩm giàu prôtêin và là lựa chọn tốt để bổ sung tryptophan. Khi tiêu thụ ở lượng thích hợp, thịt gia cầm còn là loại thịt tốt cho sức khỏe hơn vì chứa hàm lượng chất béo không đáng kể.
Trứng. Không chỉ dồi dào tryptophan, trứng cũng chứa hàm lượng cao các dưỡng chất như vitamin A, B12 và selen. ặc biệt, lòng đỏ trứng còn là nguồn cung tốt về choline, dưỡng chất được chứng thực là rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu cũng như hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Cá hồi. Loại cá này rất giàu tryptophan và cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại axít béo, omega-3 và vitamin D.
Các loại hạt. ây là nhóm thực phẩm có lợi ích tăng cường nồng độ serotonin, nhờ chứa nhiều tryptophan. Không chỉ vậy, các loại hạt (như óc chó, hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng, mắc ca...) cũng là nguồn cung quan trọng về các chất béo không bão hòa đơn, prôtêin, các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp duy trì chức năng bình thường của cơ thể.
Các sản phẩm từ đậu nành (như đậu hủ, sữa đậu nành hay nước tương). Không chỉ giúp bổ sung prôtêin thực vật hiệu quả, nhóm thực phẩm này cũng chứa hàm lượng tryptophan dồi dào. Do đó, các sản phẩm từ đậu nành được xem là một nguồn bổ sung tryptophan quan trọng đối với những người ăn chay.
Các sản phẩm từ sữa. Ngoài là nguồn cung tốt về canxi, vitamin A, D và E, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa (như phô mai, sữa chua) còn giúp tăng cường lượng tryptophan trong cơ thể.
11 thực phẩm giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn ngay lập tức Bạn có biết rằng thức ăn và tâm trạng có một mối liên kết trực tiếp với nhau? Dưới đây là 11 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng của bạn nhanh chóng. Cá hồi: Cá hồi là một thực phẩm tuyệt vời giúp cải thiện tâm trạng nhờ chứa hàm lượng omega-3 dồi dào. Dưỡng chất quan trọng này rất cần thiết...