Điểm danh 6 sai lầm dễ mắc phải khi chạy bộ
Tưởng như là đơn giản nhưng vẫn có không ít người gặp những sai lầm dễ mắc phải khi chạy bộ dẫn đến mất cơ, chấn thương hay nghiêm trọng hơn là những vấn đề về tim mạch khi chạy bộ chưa đúng cách.
Chạy bộ là môn thể thao đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tích cực đến sức khỏe lẫn vóc dáng. Chạy bộ cũng không cần đầu tư nhiều về tài chính, không nhất thiết phải vào phòng gym đông đúc cũng như không yêu cầu quá nhiều kỹ năng.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý những sai lầm dễ mắc phải khi chạy bộ dưới đây để tránh tình trạng mất cơ, chấn thương hay nghiêm trọng hơn là những vấn đề về tim mạch khi chạy bộ chưa đúng cách.
1. Sải chân quá dài khi chạy
Một trong những sai lầm khi chạy bộ dễ mắc phổ biến nhất là sải chân quá dài. Việc này gây thương tích phổ biến nhất do tiếp đất quá mạnh bằng chân trước so với trọng tâm của cơ thể. Một số người cho rằng một sải chân dài sẽ cải thiện tốc độ và hiệu suất chạy nhưng điều này không thật sự hiệu quả. Tiếp đất quá mạnh sẽ làm lãng phí năng lượng và phá vỡ tư thế chạy của bạn và dẫn đến chấn thương ống chân. .
Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tiếp đất ở giữa bàn chân, đặc biệt là khi xuống dốc. Chú ý vung tay ngắn, thấp để giữ cho sải chân của bạn ngắn và sát mặt đất. Cố gắng điều chỉnh các bước chân nhẹ nhàng và hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt đất.
2. Tập luyện quá mức ở giai đoạn đầu
Một trong những sai lầm dễ mắc phải khi chạy bộ của người mới bắt đầu là thường không lượng sức mình mà tập luyện quá sức. Giai đoạn đầu là giai đoạn cơ thể còn chưa thích nghi và quen với cường độ vận động, do đó việc tập với cường độ cao dễ dẫn đến đau nhức cơ, mệt mỏi,…
Video đang HOT
Không nên luyện tập quá sức ở giai đoạn đầu – Ảnh Internet
Hãy thực hiện chạy bộ theo lộ trình phù hợp với bản thân. Nâng thời gian chạy, tốc độ chạy, chặng đường chạy qua từng giai đoạn. Biện pháp này không chỉ chạy bộ mà còn áp dụng được với nhiều bộ môn thể thao khác. Các chuyên gia đều khuyến khích người mới bắt đầu luyện tập không nên tăng cường độ lên quá 10% mỗi tuần.
3. Chỉ chú ý đến chạy bộ
Chạy bộ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và vóc dáng người tập. Tuy nhiên giống như những môn thể thao khác, trước khi bắt đầu cần có một bài khởi động trước tiên để đảm bảo tất cả các bộ phận trên cơ thể sẵn sàng. Làm giảm nguy cơ chấn thương các hệ cơ và tăng tuần hoàn máu.
Ngoài ra, việc chỉ duy nhất chạy bộ mà không tập luyện các bài tập khác sẽ dẫn đến việc 1 nhóm cơ hoạt động quá nhiều, đôi chân lúc nào cũng ê ẩm. Từ đó dẫn đến việc luyện tập không mang lại nhiều hiệu quả như mong muốn.
Chính vì vậy, trước khi bắt đầu chạy bộ cần bắt đầu bằng những bài khởi động và kết thúc bằng việc đan xen những bài tập phát triển nhóm cơ khác. Nếu có thể, hãy kết hợp việc chạy bộ với nhiều môn thể thao khác như bơi lội, yoga,… để cơ thể dẻo dai và phát triển toàn diện nhất.
4. Chạy liên tục không nghỉ
Cho dù chạy bộ với cường độ như thế nào thì việc nghỉ ngơi là rất cần thiết để cơ thể được hồi phục. Việc này tốt cho sức khỏe và an toàn hơn so với việc rèn luyện sức khỏe ở tần suất cao và cường độ mạnh. Thời lượng chạy tốt nhất mà các chuyên gia nghiên cứu là 3 lần mỗi tuần, mỗi lần chạy khoảng 20-50 phút với cường độ tập luyện vừa phải.
5. Tiếp tục chạy khi cơ thể bị đau
Khi chạy bộ, các cơ bắp đột ngột hoạt động nhiều hơn so với trước đó hoặc thay đổi cách vận động gây ra thương tổn cho các sợi cơ. Từ đó, hiện tượng đau nhức và căng cứng cơ sẽ xảy ra. Tuy nhiên đôi lúc có thể cơn đau của bạn là bất bình thường. Hãy kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân của cơn đau là gì để có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý tuyệt đối không nên cố gắng chịu đựng bởi rất có thể đây là tình trạng đau cơ kéo dài hoặc do chế độ luyện tập chưa thực sự phù hợp với bản thân. Hãy trao đổi với chuyên gia y tế để được chẩn đoán nếu tình trạng đau nhức quá mạnh hay kéo dài.
6. Không dùng trang phục chuyên dụng
Tuy rằng không cần phải đầu tư quá nhiều để bắt đầu thói quen chạy bộ, nhưng không có nghĩa là nên bỏ qua những trang phục chuyên dụng cho việc tập luyện. Một đôi giày chất lượng tốt là cần thiết để nâng cao hiệu quả tập luyện cũng như giảm thiểu chấn thương. Đồng thời, lựa chọn đồ tập phù hợp với vóc dáng cơ thể, với từng mùa nhất định cũng ảnh hưởng tới kết quả của chạy bộ.
4 dấu hiệu cảnh báo cơ bắp đang yếu vì ít vận động
Ở nhà thường xuyên vì Covid-19 cộng với lối sống ít hoạt động sẽ khiến cơ bắp suy yếu. Cơ yếu không chỉ ảnh hưởng đến vận động mà còn dễ gây mệt mỏi.
Bị mỏi lưng khi đứng lâu thì là dấu hiệu cơ lưng yếu - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người mắc cần phải tập luyện thể dục thường xuyên nếu thấy những dấu hiệu sau, theo The Healthy.
1. Mau mệt
Chỉ đi lên vài bậc thang cũng khiến bạn mệt và thở nhanh. Nguyên nhân là vì cơ bắp bình thường ít hoạt động nên khi phải hoạt động nhiều hơn, chúng phải gắng sức. Quá trình này đòi hỏi tim phải bơm máu nhanh hơn để cung cấp đủ ô xy cho cơ. Cảm giác mệt và thở nhanh cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang không ở trong trạng thái tốt nhất.
Để khắc phục chứng mau mệt và tăng cường sức khỏe, phải tập luyện thể chất thường xuyên. Mọi người có thể bắt đầu bằng các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ. Bắt đầu với cường độ thấp, sau đó tăng dần lên, The Healthy dẫn lời bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Cordelia Carter tại Trung tâm Y tế NYU Langone (Mỹ).
2. Mỏi lưng khi đứng xếp hàng
Đứng xếp hàng khi chờ mua thứ gì đó là điều bình thường. Nhưng nếu bạn đứng chờ mà cảm thấy mỏi lưng thì là dấu hiệu cho thấy cơ lưng yếu.
Để tăng sức mạnh cơ lưng, plank là bài tập rất phù hợp. Khi bắt đầu, hãy giữ tư thế plank trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 giây, thực hiện 5 lần. Mỗi ngày nên có 2 buổi plank như vậy, chuyên gia vật lý trị liệu và phục hồi chức năng người Mỹ Nadya Swedan hướng dẫn.
3. Dễ bị đau cơ
Cứ mỗi khi vận động nhiều một chút là bạn lại cảm thấy đau mỏi ở vai, lưng, đầu gối hay một số bộ phận cơ thể khác. Tình trạng này trước đây không có. Đó là dấu hiệu cảnh báo các cơ bắp đang suy yếu vì ít vận động.
4. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Không tập luyện thường xuyên sẽ khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi. Cách để khắc phục tình trạng này là hãy tập kết hợp cả nâng tạ với các bài cardio như chạy bộ, đạp xe, bơi lội. Tập đều đặn không chỉ giúp cơ thể hết mệt mỏi mà còn khỏe mạnh hơn, theo The Healthy.
Những đối tượng nào không nên chạy bộ? Chạy bộ là một trong những bài tập tốt nhất có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân, săn chắc cơ thể, giảm stress... Tuy nhiên, có những đối tượng không nên chạy bộ vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Trong tất cả các bài tập rèn luyện sức khỏe thì chạy bộ được cho là...