Điểm danh 4 thực phẩm gây rối loạn dậy thì ở con trai
Con trai thường bước vào giai đoạn dậy thì trễ, ở độ tuổi từ 10 đến 16. Thân thể bắt đầu phát triển cao lớn, giọng nói thay đổi… kèm theo những thay đổi về mặt sinh lý.
Tuy nhiên một số “teen boy” bị dậy thì muộn do nhiều nguyên nhân, trong đó có chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Hãy cùng điểm danh 4 thực phẩm gây rối loạn dậy thì ở con trai.
1. Cải bắp
Cải bắp là một loại rau xanh phổ biến, có khả năng gây rối loạn dậy thì ở con trai mà mọi người thường không chú ý. Hàm lượng chất goitrin trong cải bắp tuy không nhiều nhưng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của tuyến giáp ở con trai. Vì vậy các “teen boy” cần hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm này, đặc biệt là những người đang bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ.
Chất goitrin là một chất có tác dụng chống oxy hóa nhưng nếu tích tụ nhiều trong cơ thể con trai có thể gây rối loạn hormone tuyến giáp và quan hệ trạng bướu cổ trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này cũng tác động xấu tới quá trình dậy thì. Để hạn chế tác dụng của chất goitrin, khi chế biến cải bắp bạn nên cắt nhỏ và ngâm vào nước.
2. Đậu nành
Video đang HOT
Đậu nành là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin B, E và khoáng chất tuy nhiên đậu nành không phải là thực phẩm tốt cho tất cả. Các chàng trai đang tuổi dậy thì cần hạn chế sử dụng đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Chất isoflavone có trong đậu nành sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tổng hợp hormone ở tuyến giáp, gây hiện tượng dậy thì muộn.
Ngoài ra, thành phần của đậu nành có chứa một lượng nhỏ estrogen thực vật. Chất này tương tự với estrogen nội tiết tố của buồng trứng tiết ra. Do đó, đậu nành có thể rất tốt cho phái đẹp nhưng lại là thủ phạm gây rối loạn dậy thì ở các “teen boy”. Mỗi ngày, các chàng trai không nên uống quá 300 ml sữa đậu nành.
3. Đồ ngọt và nước uống có ga
Đồ ngọt cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới việc phát triển chiều cao và gây cản trở quá trình dậy thì ở con trai. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ngọt chính là nguyên nhân gây bệnh béo phì, tiểu đường. Vì vậy các bạn nam cần hạn chế ăn đồ ngọt và dùng nước uống có ga trong giai đoạn dậy thì.
Các “teen boy” nên kiềm chế sở thích ăn đồ ngọt và dùng nước có ga, thậm chí bạn cũng nên bớt hàm lượng đường trong các món sinh tố hoặc bánh. Bên cạnh đó, để hỗ trợ tăng chiều cao, các bạn nam nên lựa chọn cho mình những môn thể thao ưa thích.
4. Rượu bia, thuốc lá
Lạm dụng rượu, bia và thói quen hút thuốc lá cũng có thể là những nguyên nhân gây tình trạng dậy thì muộn ở nam giới. Những loại đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ làm giảm hàm lượng testosterone (hormone nam) gây ảnh hưởng tới khả năng “đàn ông” của nam giới sau khi trưởng thành.
Theo lamsao.com
Bị bướu cổ, chuyên gia nội tiết khuyên bạn cần xác định rõ 3 điều
Bướu cổ là bướu nhân lành tính. Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương), hầu như phụ nữ ai cũng có nhân tuyến giáp và không cần quá lo lắng.
Bướu cổ lành tính không nên phẫu thuật vội. (Ảnh minh họa)
Chị Lã Thị Hà (32 tuổi, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đi kiểm tra sức khoẻ, bác sĩ siêu âm tuyến giáp phát hiện có nhân tuyến giáp và chọc sinh thiết nhân để giải phẫu tế bào học xác định có ung thư hay không.
Chị Hà lo lắng về nhà mất ăn mất ngủ và tính chuyện đi phẫu thuật bỏ cái u tuyến giáp vì chị cứ nghĩ đến u là sợ. Tuy nhiên, khi đi tư vấn bác sĩ, chị Hà hết sức ngạc nhiên bác sĩ cho rằng u chị lành tính, chẳng cần phẫu thuật vì phẫu thuật nó lại mọc ra u khác.
Không riêng chị Hà, chị Vũ Quỳnh Nga (38 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội) cũng kể chị bị u tuyến giáp 10 năm nay và năm nào chị cũng đi kiểm tra sinh thiết hai lần. Chị Nga bị u hỗn hợp nên mỗi lần u quá to chị thường chọc hút dịch. Bị u tuyến giáp khiến chị Nga luôn tự ti. Chị Nga đã quyết định mổ nhưng chỉ sau 3 năm sau chị lại sờ thấy có u ở cổ và đi kiểm tra bác sĩ cho biết u tuyến giáp mọc trở lại.
Theo PGS.TS.BS Tạ Văn Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bướu tuyến giáp là bệnh phổ biến và ở nữ nhiều hơn ở nam rất nhiều.
Bướu giáp nhân là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp, được phân loại thành nhân lành tính và ác tính, trong đó đa số trường hợp là nhân lành tính. Việt Nam mỗi năm có khoảng 115.000 người đi khám và chữa bệnh bướu giáp nhân. Tỷ lệ phát hiện bướu giáp nhân gần đây tăng nhiều do người dân ngày càng có ý thức tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ.
Bướu giáp có nguyên nhân sâu xa là rối loạn hệ miễn dịch. Một người có thể bị bệnh này từ khi mới sinh hoặc xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc đời. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 30 đến 55 tuổi. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh thường gặp nhất là chế độ ăn uống thiếu iốt. Về giới tính, do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể nên phụ nữ thường dễ mắc các bệnh liên quan tới tự miễn hơn nam giới, do đó nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp và phát triển thành bướu giáp cao gấp 5 lần.
Các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến bệnh bướu giáp như gia đình có người bị bệnh tự miễn, phụ nữ mang thai, mãn kinh. Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng virus, thuốc tim amiodarone và thuốc lithium tâm thần, phơi nhiễm bức xạ do điều trị phóng xạ vùng cổ, ngực hoặc tiếp xúc với bức xạ trong thử nghiệm hạt nhân, tai nạn... đều làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh này.
Khi bị bướu tuyến giáp, BS Bình cho rằng người bệnh không nên quá lo lắng và không cần phải phẫu thuật ngay. Theo ông, người bệnh có thể trả lời các câu hỏi sau: Thứ nhất: Tuyến giáp có ảnh hưởng tới chức năng các bộ phận khác của cơ thể không? Thứ hai: Có phải do tự miễn gây ra không? Thứ ba: U này có gây ung thư không?
Nếu sàng lọc qua ba điều trên đều không phải thì bệnh nhân không nên quá lo lắng, không cần phải phẫu thuật u tuyến giáp mà có thể điều trị nội khoa.
PGS.TS.BS Tạ Văn Bình cũng cho biết hiện nay thực tế nhiều cơ sở y tế đang lạm dụng phẫu thuật u tuyến giáp và điều trị hooc môn. Điều này biến người lành lặn thành "thương binh". Việc sử dụng hooc môn tuyến giáp nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch vô cùng lớn.
Người Mỹ ngày xưa đã mổ nhiều nhưng sau đó họ thấy "lợi bất cập hại" và từ năm 1990 lại đây họ không còn mổ nhiều như trước. Ở Việt Nam, khoảng 5-7 năm gần đây người ta mổ vô tội vạ, bệnh viện huyện, tỉnh cứ thấy bướu cổ là mổ. Hàng ngày, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân có những bệnh nhân đã phẫu thuật tới 3 lần u vẫn tái phát khiến bác sĩ xót xa cho bệnh nhân.
Nguyên Giám đốc Bệnh viện ung bướu Trung ương cho rằng bất cứ ai bị bướu cổ cũng phẫu thuật cắt bướu là việc điều trị không khoa học. Khi phát hiện u tuyến giáp, bệnh nhân chỉ cần sinh thiết, nếu lành tính thì không cần phẫu thuật mà cần theo dõi, điều trị nội khoa.
Theo info.net
Bệnh nhân bị bướu cổ có nên mổ? BS.CK1. Trương Đức An cho biết, nhiều bệnh nhân bị bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp đôi khi chưa được tham vấn kỹ đã vội vàng quyết định mổ. BS. An khuyến cáo bệnh nhân nếu có bướu cổ thì nên đến thăm khám tại các phòng khám Nội tiết, vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa nội tiết mới có...