Điểm chung của những người chơi tiền ảo là gì?
Đâu là điểm chung của cộng đồng tiền ảo? Có phải đó là những người không tin tưởng vào tiền fiat? Khảo sát mới đây của nhóm nhà nghiên cứu ở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đưa ra đáp án cho câu hỏi này.
Những nhà đầu tư tiền số có đặc điểm nhân khẩu học riêng
Các nhà nghiên cứu của BIS tổ chức cuộc khảo sát về “Lựa chọn thanh toán của người tiêu dùng Mỹ” với 3.273 người tham gia, yêu cầu họ đánh giá mức độ an toàn và tiện lợi của tiền mặt, thanh toán ngân hàng và thanh toán trực tuyến trên thang điểm 5.
Kết quả cho thấy phần lớn người Mỹ được khảo sát đều tin vào tiền mặt, ngân hàng và các ứng dụng thanh toán trực tuyến. Họ đánh giá độ an toàn và tin cậy của chúng với số điểm dao động từ 2,7 – 4/5.
Trong cuộc khảo sát này, những người chấm điểm thấp cho ngân hàng truyền thống có xu hướng tìm hiểu về tiền mã hóa, nhưng họ không phải người đầu tư vào loại tài sản này. Như vậy, khảo sát mới của BIS đã bác bỏ giả thuyết nhiều người tìm đến tiền mã hóa vì không tin tưởng tiền do nhà nước ban hành.
Vậy nhóm đối tượng nào có xu hướng đầu tư vào tiền mã hóa?
Cũng từ khảo sát trên, các nhà phân tích BIS tiếp tục rút ra một số đặc điểm nhân khẩu học của những nhà đầu tư tiền số ở Mỹ. Họ đều là nam giới, có học vấn và thường xuyên trải nghiệm công nghệ tài chính ( Fintech). Vấn đề chủng tộc hầu như không ảnh hưởng đến khả năng đầu tư tiền số.
Video đang HOT
Nam giới ở Mỹ có 2 – 2,2% khả năng sẽ sở hữu tiền mã hóa. Dù thời đại công nghệ mở ra cơ hội cho mọi người tiếp cận thông tin về tiền mã hóa, thế nhưng vẫn có sự chênh lệch giới tính tồn tại trong lĩnh vực này.
Nam giới cũng có xu hướng dùng các sản phẩm Fintech nhiều hơn. Khảo sát chỉ ra rằng người dùng PayPal có 2% khả năng sở hữu tiền mã hóa, con số này ở nhóm người dùng ứng dụng thanh toán di động là 3,5% và đối với nhóm sở hữu thẻ ghi nợ là 1,9%.
Ở Mỹ, số người được trải nghiệm Fintech rất đông, có 4/5 người được khảo sát có thẻ ghi nợ, 1/4 đã dùng ứng dụng thanh toán, gần 40% dùng PayPal trong năm qua. Trải nghiệm và hiểu biết về Fintech giúp những người này dễ dàng tìm hiểu tiền mã hóa mà không gặp trở ngại.
Nói về học vấn, những người sở hữu Ether và XRP thường có trình độ học vấn cao, kế đó là người sở hữu Bitcoin Cash và Bitcoin, cuối cùng là nhóm người nắm giữ Litecoin.
Người chơi tiền ảo đang trải qua những ngày sợ hãi tột độ
Chỉ số nỗi sợ và sự tham lam của thị trường tiền ảo (FGI) đã chạm ngưỡng cực cao, ngang ngửa với giai đoạn khủng hoảng tiền ảo hồi cuối năm 2017.
Cho đến giờ, giới tiền ảo vẫn nhắc về ngày mùa đông năm 2017 như một khoảng ký ức tồi tệ không thể nào quên. Bitcoin khi đó đã lập đỉnh 19.000 USD trước khi quay đầu lao dốc trong suốt cả năm 2018. Đó là những ngày giá rét dài nhất trong cuộc đời của bất kỳ nhà đầu tư tiền số nào.
Giờ đây, ngày đó lại đang đến rất gần. Theo trang thống kê Chỉ số nỗi sợ và sự tham lam (Fear and Greed Index - FGI), chỉ số sợ hãi đã xuống mức 12 điểm vào cuối tuần trước và đang ở mức 10 điểm, tức sợ hãi tột độ.
Bitcoin đang trải qua những ngày tháng sợ hãi khi chỉ số này giảm xuống mức cực kỳ nguy hiểm.
Chỉ số FGI được thống kê dựa trên biên độ dao động giá của Bitcoin, khối lượng giao dịch, tin tức từ truyền thông và mạng xã hội cùng mức độ thống trị vốn hóa của đồng tiền này. Theo đó, điểm càng thấp càng cho thấy mức độ sợ hãi của nhà đầu tư và ngược lại điểm càng cao càng chứng tỏ sự háo hức của nhà đầu tư trong việc nhảy vào thị trường tiền mã hóa.
Cho đến nay, FGI đã ghi nhận một vài lần chỉ số sợ hãi Bitcoin xuống dưới ngưỡng cực kỳ nguy hiểm.
Bitcoin giá 6.852 USD vào ngày 6/2/2018 - 8 điểm
Đây là thời điểm Bitcoin lao dốc liên tục kể từ khi lập đỉnh 19.000 USD vào cuối tháng 12. Đà giảm khiến Bitcoin mất 65% giá trị với vốn hóa toàn thị trường đã bốc hơi gần 500 tỷ USD xuống còn chỉ dưới 300 tỷ USD vào hôm 6/2/2018.
Bitcoin giá 3.895 USD vào ngày 25/12/2018 - 9 điểm
Bitcoin giữ được mức giá trên 6.000 USD trong gần như suốt cả năm 2018. Đến cuối tháng 11, cuộc chiến nổi tiếng giữa Bitcoin Cash và Bitcoin SV nổ ra đã kéo đồng tiền ảo Bitcoin đi xuống, có thời điểm chạm đáy 1.300 USD khi nhà đầu tư lo sợ ảnh hưởng đến tổng sức mạnh khai thác (hashrate) của chuỗi khối Bitcoin.
Vốn hóa toàn thị trường khi đó chỉ còn lại dưới 150 tỷ USD và kéo dài cho đến tận tháng 4/2019.
Ngày 22/8/2019 được ghi nhận là ngày tận cùng của sự sợ hãi, mức độ cao nhất trong lịch sự ở thị trường tiền mã hóa.
Bitcoin giá 10.124 USD vào ngày 22/8/2019 - 5 điểm
Giá của Bitcoin được kéo từ 3.000 USD lên 10.000 USD vào tháng 8/2019. Nhưng nỗi sợ của thương chiến Mỹ - Trung kéo dài và tác động của nó khiến Bitcoin bắt đầu phải đón nhận một đợt giảm giá kéo dài cho tới tận đầu năm sau.
Bitcoin giá 5.142 USD ngày 13/3/2020 - 10 điểm
Nỗi sợ hãi về đại dịch Covid-19 bắt đầu bao phủ khắp thế giới một lần nữa kéo vốn hóa toàn thị trường tiền ảo xuống dưới 200 tỷ USD còn Bitcoin đã có lúc chạm đáy dưới 5.000 USD. Nhưng từ giữa năm, dịch bệnh làm giãn cách xã hội trên diện rộng khiến người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi để đầu tư vào thị trường tiền mã hóa, tạo ra một thời kỳ tăng giá (uptrend) kéo dài sang tới tận năm 2021.
Bitcoin giá 32.250 USD ngày 24/5/2021 - 10 điểm
Đợt sụt giá mới nhất của Bitcoin liên quan đến những tin tức tiêu cực liên tục ập đến trong vòng hai tuần qua. Đầu tiên, CEO Elon Musk khởi đầu bằng cách dội gáo nước lạnh vào thị trường khi Tesla không chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Kế đó là những tin tức bủa vây về việc Trung Quốc cấm giao dịch và đào tiền mã hóa được truyền thông phương Tây loan tin. Theo sau là Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) yêu cầu giám sát hoạt động giao dịch và Hồng Kông (Trung Quốc) đưa ra dự thảo đề xuất siết chặt hoạt động của sàn giao dịch và nhà đầu tư cá nhân.
Hiện tại, tính đến sáng ngày 25/5, Bitcoin đang hồi phục lại mức giá 39.000 USD với vốn hóa toàn thị trường là hơn 1.700 tỷ USD.
Hành trình từ trò đùa thành tiền ảo giá cao của Dogecoin Đồng tiền ra đời như một trò đùa đã tăng giá trị 13.000% kể từ đầu năm nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Dogecoin là đồng tiền lấy ý tưởng từ meme Doge - hình một con chó shiba với khuôn mặt ngơ ngác, được tạo bởi kỹ sư máy tính Billy Markus và chuyên gia marketing của Adobe Jackson...